Sau 2 năm miệt mài tìm kiếm, cuối
năm 2010 Hội đá quý Hà Nội cũng tìm được 6 khối đá đặc biệt quý ở Quỳ
Hợp, Nghệ An. Được sự tùy thuận hứa khả của thầy trụ trì, Hội đá quý Hà
Nội đã chuyển số đá trên về Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và tiến hành chế tác hết sức công phu, kỳ công.
Nghệ nhân Ngọc Châu, Phó Chủ tịch Hội đá quý Hà Nội cho biết, các nhà
khoa học đã kiểm nghiệm và kết luận: 6 khối đá trên thuộc loại coridon,
có 80-90% là sapphire – loại đá có độ quý chỉ sau kim cương. Do độ cứng
đặc biệt, pho tượng Phật phải nhờ đến 3 nhóm thợ (2 của Hà Nội và 1
nhóm từ Đà Nẵng) tập trung chế tác gần một năm mới hoàn tất dưới dạng
phù điêu.
Thỉnh giáo trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Đại đức Thích Kiến
Nguyệt, phóng viên được biết một pho tượng Phật làm từ đá Việt, do bàn
tay người Việt tác thành thì tự thân đã là bảo vật quốc gia. “Thật là
duyên lành lớn cho Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Một pho tượng Phật
bằng sapphire cao 3,45m, nặng 31 tấn, ở thời điểm này là pho tượng Phật
ngọc lớn nhất cả nước. Pho tượng mang linh khí Việt Nam, nghệ thuật và
tâm hồn người Việt Nam, gần gũi với thiên nhiên, bình dị như con người
Việt Nam, bởi bản thân tượng còn mang phần đá nguyên sơ từ đất mẹ”, Đại
đức Thích Kiến Nguyệt chỉ giáo.
Cũng trong sáng nay, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên còn khánh thành
tượng đài Quan Âm. Theo giải thích của thầy trụ trì, tinh thần tầm thinh
cứu khổ chúng sinh với hình ảnh Bồ Tát Quan Âm tay cầm cam lộ, tay cầm
nhành liễu, mặt xoay về phía trước, lưng xoay vào chùa. Tượng Bồ Tát
Quan Âm của Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên có hai mặt, qua đó thể hiện
tinh thần hạnh nguyên của hàng Bồ Tát thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng
sinh.
Nghi thức cử hành Lễ khánh thành
Đại đức Thích Kiến Nguyệt chứng kiến lễ cắt băng khánh thành tượng Phật ngọc lớn nhất Việt Nam
Tượng Phật ngọc có chiều cao 3m, nặng 31 tấn
Lễ cắt băng khánh thành Tượng đài Quan âm
Lễ khánh thành tại Trúc Lâm Thiền Viện đã thu hút hàng nghìn tăng ni, phật tử khắp mọi miền Tổ quốc
Theo Tùng Kiên
Petrotimes