Phật Học Online

Myanmar - xứ sở huyền bí

Khép kín với thế giới trong một thời gian dài, quốc gia nằm trong vịnh Baingan giữ được những nét nguyên sơ, cổ kính cùng hàng nghìn ngôi chùa dát vàng chứa đựng niềm tin tâm linh sâu sắc.

Shwedagon, ngôi chùa được coi là niềm kiêu hãnh của Myanmar. Cao trên 100m, tọa lạc trên đồi cây xanh ở Yangon, được đánh giá là một trong những kiệt tác của thế giới, xây dựng cách đây hơn 2.500 năm, Shwedagon lộng lẫy với ngọn tháp chính cao 99m. Chùa có mái dát vàng nên được gọi là chùa Vàng. Đỉnh của Shwedagon gồm 1.600 viên hồng ngọc, tầng 2 và tầng 3 có 89.994 viên hồng, lam ngọc.
Một góc của Shwedagon khi đêm về. Ánh sáng vàng rực rỡ của ngôi chùa khiến cả thủ đô Yangon trở nên kỳ ảo.
Đây cũng được coi là chốn linh thiêng của đất nước Myanmar. Những người dân cầu nguyện bên ngoài nhà chùa mong giũ được bệnh tật.
Nổi tiếng sau Shwedagon là chùa Chauk Htat Gyi, với bức tượng Phật nằm khổng lồ được tạc năm 1906, trùng tu năm 1957, dài 72m, cao 16m.
Trên hành trình tới Myanmar, du khách thường ghé thăm cố đô Bagan, với hơn hai nghìn ngôi chùa và đền đài được xây dựng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Ở Bagan, ngôi đền lớn và được bảo tồn nguyên vẹn nhất phải nói đến đền Anada, xây dựng năm 1105 được xem là kiệt tác về kiến trúc đền đài. Trong đền có 4 tượng Phật bằng gỗ, cao hơn 9m, trang trí nhiều vàng lá, quay về 4 hướng khác nhau. Trong ảnh là bức tượng phía Bắc.
Trên tường của ngôi đền này có rất nhiều các tượng phật nhỏ.
Khắp các ngôi chùa ở Myanmar, những bức tượng Phật lớn nhỏ được dát vàng. Theo tiếng Myanmar, “vàng” đồng nghĩa với “mỹ miều”. Để có số vàng khổng lồ dát chùa, dân chúng Myanmar đã đồng tâm đóng góp. Với những người dân nơi đây, vàng không có ý nghĩa về giá trị vật chất mà thường được xem là đồ cúng tế. Mỗi người dân dù nghèo khổ cũng dành dụm tiền, mua những lá vàng mỏng tiến vào nhà chùa.

Ở Myanmar, Phật trở thành quốc giáo, chứa đựng niềm tin tâm linh huyền bí.
Những ngôi chùa cổ ở Myanmar rộng thênh thang và được đánh giá là kiệt tác đền đài của thế giới.
Người dân Myanmar đi đâu cũng về với Phật. Mọi người coi chùa như nhà mình bởi đó là nơi mang đến cho họ sự thanh thản nhất.
Những người dân sáng sáng lên chùa mỗi khi đi làm và chiều chiều vào chùa cầu nguyện cảm ơn Đức phật đã ban cho họ một ngày yên bình.
Trẻ con 5 tuổi xuất gia được coi như niềm hãnh diện của cha mẹ. Sáng sáng, các chú tiểu đi khất thực từ 4h sáng, chỉ được ăn hai bữa lúc 7 và 11h.
Những thứ mà dân chúng dâng lên chùa chủ yếu là hoa quả. Đàn ông và phụ nữ đều quấn váy. Trang phục truyền thống này của Myanmar gọi là long y.
Hướng dẫn viên du lịch đang dạy du khách cách quấn long y. Cô cho biết, một ngày đàn ông Myanmar quấn lại long y tầm 30 lần.

Về phát triển kinh tế, Myanmar thua Việt Nam chừng 20 năm. Cuộc sống của dân chúng còn khổ cực. Người phụ nữ này hàng ngày đứng hút tẩu ngoài chợ, tạo dáng cho du khách chụp ảnh để xin tiền.
Tuy nhiên, người dân ở đây rất hiền hòa, dễ mến.
Các món ăn của Myanmar mang phong cách Thái, Ấn và Trung Hoa.

Ngoài trang sức vàng bạc và đá quý, Miến Điện còn nổi tiếng với đồ sơn mài.
10% dân số Myanmar sống bằng nghề làm sơn mài.

Ảnh: Ngọc Trần (Ngôi Sao)


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage