Khác với người Hà Nội chỉ làm cơm, đốt vàng mã gửi người thân khuất
bóng với lời cầu nguyện một năm mới an lành, người Sài thành chọn chùa
là nơi làm lễ hóa vàng (còn gọi là lễ cúng đưa) sau khi tổ chức cúng tại
nhà.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Yến, quận 4, chia sẻ: “Năm nào mình cũng lên chùa
Phước Hải dâng lễ với thần Phật đã gia hộ cho gia đình một năm sung túc
vừa qua. Đồng thời đốt ít vàng mã cho ông bà được gửi ở chùa và những
vị thần đã phù trợ cho cuộc sống gia đình, cầu mong mọi điều an lành
trong một năm sắp đến”.
Để tiễn ông bà, các gia đình thường sắm đồ mới đồ vàng mã kèm theo ít
tiền vàng làm "lộ phí". Người Việt tin rằng, những thứ này sau khi
đốt, người cõi âm sẽ nhận được. Do đó mới có tục hóa vàng.
Trong ngày này, những ngôi chùa lớn ở thành phố như chùa Bà Ấn Độ
(quận 1), chùa Vĩnh Nghiêm (quận Phú Nhuận), chùa Bà Tuệ Thành Hội Quán
(quận 5), chùa Phước Hải (quận Bình Thạnh) tấp nập Phật tử đến thắp
hương và hóa vàng. Những mặt hàng được người đi lễ mua để cúng nhiều
nhất là hương, giấy hồng, giấy đỏ có viết chữ bằng mực Tàu hoặc in hoa
văn, chim phóng sinh…
Việc cúng đưa thường diễn ra từ mùng 3 đến mùng 10 Tết. Những gia
đình nào bận việc thì cúng sớm, nhà nào còn vui chơi muốn ông bà ở lại
lâu thì cúng trễ hơn. Người Việt tin rằng, ngày Tết người thân đã khuất
thường về vui chung với con cháu, vì thế cần có những thủ tục đón và
tiễn đưa.
Chen chân dâng hương tại chùa Phước Hải
Đến
chùa Vĩnh Nghiêm cầu an lành và cúng hóa vàng ngày mùng 3 Tết
Gửi những tiếng chuông đến người thân đã khuất
Mong cho con khỏe mạnh cả năm
Cúng đưa ông bà tại chùa Phước Hải
Phóng sinh cầu bình an