Phật Học Online

Rời bỏ Twitter cho một bình an nội tại

Thầy Haemin nói rằng danh tiếng mang lại sự mất bình tĩnh và Thầy cần thiền định.

Đại đức Haemin, một tu sĩ Phật giáo, tác giả của quyển sách bán chạy nhất “Những việc bạn có thể khám phá khi bạn biết dừng lại” là người nổi tiếng trên cộng đồng mạng Twitter, đang trong quá trình lần đầu tiên thực tập thiền tại chùa Bongam, tỉnh North Gyeongsang. Thông qua sự hướng dẫn của Hòa thượng Jeokmyeong, trụ trì ngôi chùa, Thầy Haeman sống chung với chư Tăng chùa Bangam trong một tháng.

Thầy Haemin bắt đầu cuộc sống xuất gia khi Thầy đang theo học Phật học tại Đại học Princeton và Harvard. Và cuối cùng, Thầy nhận thấy Phật giáo có một triển vọng ở phương Tây. Phóng viên báo JoongAng Ilbo đã gặp Thầy và phỏng vấn về những giá trị mà thiền Phật giáo mang đến cho Thầy.

Leeave.jpg

Đại đức Haemin - Ảnh: KJD

Thầy Haemin cho biết Thầy chọn chùa Bongam bởi vì đây là “Ngôi nhà của trái tim con người”. Từ 3 giờ sáng đến 9 giờ tối, Thầy phải thiền hành 10 tiếng mỗi ngày. Thầy nhận ra rằng khi Thầy ở đó, các nhà sư không sử dụng tiền bạc và chỉ dùng điện thoại dưới 40 phút mỗi tháng.

Khi câu chuyện được tiếp tục, nó trở nên lý thú hơn. Thầy cho biết Hòa thượng Jeokmyeong đã giúp Thầy phân biệt được giữa “hiểu về Phật giáo” và “giác ngộ Phật giáo.” Bằng việc đó, Thầy hầu như hiểu được giá trị bất khả tư nghì của sự giác ngộ, nơi mà không có sự phân chia giữa “tôi” như một chủ thể và “những người khác” như một khách thể. Đó là một phạm trù tâm linh cần nhận thức bởi một thấu hiểu cao hơn là một logic. “Hướng về tỉnh thức tức là nhận biết những đối tượng trước mắt và mặt một người, ‘một vật’ không có sự khác biệt,” Thầy Haemin nói.

Đây lần đầu tiên Thầy học thiền Phật giáo kể từ năm 2008 khi thầy chính thức trở thành tu sĩ Phật giáo ?

Nó thật là như thế. Tôi đã từng dự những khá tu thiền ngắn ngày, nhưng tôi chưa bao giờ sống trọn vẹn trong thiền đường với các nhà sư khác.

Tại sao Thầy tạm nghĩ việc giảng dạy tại trường Cao đẳng Hampshire để dự khá tu thiền này ?

Có nhiều lý do. Bởi vì tôi đã có sự tập trung quá mức vào Twitter và các bài thuyết trình, sự chú tâm của tôi bị phân tán bởi các yếu tố bên ngoài. Tôi cảm thấy những lời khuyên của mình không giá trị với người khác khi chính mình chưa thực sự tốt. Giống như tựa đề của một quyển sách của tôi, tôi cần dừng lại vì tôi cần sự quán sát nội tâm.

Hòa thượng Jeokmyeong là người như thế nào ? Hòa thượng thường được biết đến như một người bí ẩn, không bao giờ biểu lộ ra bên ngoài.

Tôi ấn tượng với hướng dẫn của Hòa thượng. Ngài có một năng lượng to lớn về sự tu tập của mình, nhưng Ngài ý khi hiển thị nó.

Thầy cảm nhận năng lượng tu tập của Hòa thượng Jeokmyeong như thế nào ?

Ngài khá thành thạo trong việc giải thích một cách đơn giản những gì Ngài biết. Ngài nhanh chóng ghi nhận những phát biểu của tôi và trả lời nó mỗi khi tôi tiết lộ rằng mình đang bị dính mắc.

Câu trả lời là gì ?

Bản chất con người nguyên thủy vốn trong lành. Nếu một người nhận thất sự hoàn hảo, người ấy tự nhận biết, đó là bản tánh căn bản. Bản tánh thì vốn vắng lặng, không hình hài. Bản tánh mang tính thường trụ. Nếu đặt vào một con đường khác, điều đó có nghĩa là mọi thứ xuất phát từ tâm con người. Có một sự tồn tại xung quanh, giống như một thung lũng nơi mà dòng nước chảy. Vấn đề của tôi là như thế, có một sự khác biệt trong sự hiểu và tiếp nhận sự thật.

Vậy tư tưởng thiền Hwadu là gì ?

Nó hiển nhiên là một phương thức ngoại vi. Trong thiền Vipassana, có một đối tượng chia vị trí của chủ thể và khách thể. Ngược lại với Ganhwa Seon, việc bắt đầu không từ điểm đầu tiên. Nó giống như việc tìm câu trả lời của một câu hỏi không bằng một câu trả lời. Nó không bao giờ rời bỏ vị trí cơ bản của tất cả từ khi bắt đầu.

Kiểu hướng dẫn thế này không thật sự hiếm ?

Một có thể gặp một nếu một được kéo dài nó quá mức. Hơn nữa, vũ trụ sẽ giải quyết những vấn đề này.

* Câu chuyện có thể kéo dài nữa. "Tôi phải bắt đầu thực tập," Thầy Haemin nói. Thầy còn cho biết cuộc sống như giấc mộng, hoặc như vở kịch, cần biết dừng lại nếu không cứ phải đi mãi.

Bảo Thiên dịch (theo Korea Joongang Daily)

Theo Giác Ngộ


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage