Sự hiện hữu đột
biến phản diện của một đóa mai, đã đánh lay tâm thức của người đọc một cách bất
ngờ, tạo ra một mối nghi tình cho hành giả, trong hai câu song thất kết thúc
của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho những người đi sau, nhân lúc cáo
bệnh thị chúng của ngài, chúng vẫn còn tiếp tục chảy không biết bao nhiêu bút
mực để nói về sự hiện hữu của chúng…
Chớ bảo xuân tàn hoa
rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một nhành mai.
Sự
hiện hữu đột biến phản diện của một đóa mai, đã đánh lay tâm thức của người đọc
một cách bất ngờ, tạo ra một mối nghi tình cho hành giả, trong hai câu song
thất kết thúc của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho những người đi sau,
nhân lúc cáo bệnh thị chúng của ngài, chúng vẫn còn tiếp tục chảy không biết bao
nhiêu bút mực để nói về sự hiện hữu của chúng. Vì ở đây, chúng ta mỗi người
phàm tình, đang sống với cảm giác cảm tính chứ không phải trí giác của trực
giác lý tính, do đó mỗi người có mỗi cái nhìn lệ thuộc vào cảm tính tình cảm
thiên kiến của mỗi cá nhân. Vì vậy mọi cái nhìn đều lệ thuộc vào chủ quan tính,
để nói lên cái ngã tính của mình thể hiện. Ở đây, mọi người đều có quyền thể
hiện, nhưng sự thể hiện đó, chúng được đánh giá như thế nào còn tuỳ thuộc vào
tính phổ quát được mọi người chấp nhận và đồng tình hay không, đó là điều đáng
nói; còn chuyện muốn vượt qua khỏi mức độ cho phép, thì đó là một chuyện khác,
hãy để dành cho đức Phật Di Lặc (hay những vị đạt Đạo) sau này ra đời giải
quyết nghi!
Ẩn
dụ của một đóa mai theo ngôn ngữ luận lý tương đối, chúng ta có thể có khả năng
tháo gỡ bóc vỏ để chúng hiện hữu như chính chúng, trong việc phân tích bằng vào
ngôn ngữ mà mọi người có thể chấp nhận được thì trước hết, chúng ta phải biết
qua xuất xứ của bài kệ này, để từ đó đánh giá đúng hơn về tư tưởng ẩn dụ này
qua bài kệ, sau nữa là người viết và người đọc phải tham dự vào, tiến trình
động não phân tích qua pháp phủ định những nguyên tắc, tưởng chừng như là một
chân lý khó phá vỡ vượt qua, do kinh nghiệm thói quen tập quán mang lại trên
mặt hiện tượng.
Trước
khi thị tịch ngài có để lại cho chúng ta một bài kệ nhân khi ngài cáo bệnh dạy
chúng:
“Xuân
đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Việc đời qua trước mắt,
Già đến trên đầu rồí!
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một đóa mai”.
(Thiền
Uyển tập anh).
Qua
xuất xứ bài kệ dạy chúng trước khi người thị tịch và nội dung của chúng, đã kết
hợp đủ để chúng ta có một cái nhìn tổng quát về mặt hiện tượng (tướng-dụng) và
ẩn dụ (thể).
Đứng
về mặt hiện tướng là một vị thiền sư, ngài nói lên cái chức năng của một người
dẫn đường trước khi mình qua đời, để cảnh tỉnh những người còn lại sau này qua
việc sống-chết. Cho dù bằng vào những kinh nghiệm sống, những thói quen tập
quán, mà con người đã rút ra được những chân lý mang tính phổ quát được mọi
người chấp nhận đi nữa, thì đó cũng chỉ là một thứ chân lý của tương đối thôi .
Vì sao? Vì việc đến đi của mùa xuân chúng tùy thuộc vào vô thường, nếu không có
vô thường thì sẽ không có đến-đi, và không có đến-đi thì sẽ không có mùa xuân.
Do đó, việc: ” Xuân đi trăm hoa rụng, xuân đến trăm hoa cười.” chỉ là hiện
tượng biến dịch (vô thường) THƯỜNG chứ không gì khác. Ở đây, chúng biểu trưng
cho việc sống chết của con người mà lý vô thường luôn được hiện hữu một cách
thường xuyên, để thể hiện luật tắc Duyên khởi trong hiện tướng
(trongThành-trụ-hoại-không) của các pháp. Chỉ vì chúng ta không nhìn ra được
cái lý ẩn của: ” Việc đời qua trước mắt, Già đến trên đầu rồi”, nên từ sự vô
thường bất toàn của các pháp, con người đâm ra ham sống sợ chết, sống vui chết
buồn, và cũng từ đó mọi sự sợ hãi được hình thành, ám ảnh con người, để rồi các
thứ bệnh tà kiến phân biệt chấp trước đua nhau xuất hiện trong cái lòng tin mù
quán của mọi người. Đây cũng là điều mà chính đức Phật đã dạy trong kinh
Kamala: ” Đừng vội tin tưởng vào bất cứ điều gì mà chúng ta thường nghe nhắc đi
nhắc lại luôn luôn. Đừng vội tin tưởng vào điều gì mà điều đó được coi như là
một tập tục từ ngàn xưa để lại. Đừng tin tưởng vào những sáo ngữ mà người ta
thường đề cập đến luôn. Đừng tin tưởng bất cứ điều gì dù đó là bút tích của
thánh nhơn. Đừng tin tưởng vào điều gì dù là thói quen từ lâu, khiến ta nhận là
điều ấy đúng. Đừng tin tưởng một điều gì do ta tưởng tượng ra mà lại nghĩ rằng
do một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng vào bất cứ điều gì mà điều
đó chỉ dựa vào uy tín của các thầy dạy cho các người. Nhưng chỉ tin tưởng vào
cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận cho là đúng, có lợi
cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con
người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ nam cho mình”. Chính vì sự sợ
hãi trước cuộc sống-chết của chính mình, qua những biến động đổi thay của vô
thường luôn luôn hiện hữu bên cạnh, nên lòng mê tín dị đoan của chúng ta nổi
dậy tin chấp tà kiến vào những thế lực bên ngoài, để rồi bị chúng cuốn hút
luôn, không làm chủ được mình. Do đó, Thiền sư Mãn Giác mới cảnh giác chúng của
ông và những người đi sau như chúng ta, qua pháp phủ định những xác định mà
người đời đã coi chúng như là một thứ chân lý, qua hai câu song thất của bài
kệ:
Chớ
bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một đóa mai.
Qua
pháp phủ định này, trước hết đứng về mặt biểu hiện, thì sự hiện hữu của một đóa
mai, không bị lệ thuộc vào việc xuân đến hay là xuân đi như chúng thường được
chấp nhận một cách tự nhiên, được coi như là một thứ chân lý xưa nay theo kinh
nghiệm: ” Xuân đi trăm hoa rụng, xuân đến trăm hoa cười.” theo tiến trình thời
gian, phân bố điều trong một năm qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông. Như vậy có nghĩa
là chúng sẽ hiện hữu vào bất cứ lúc nào, khi những điều kiện duyên cùng hoàn
cảnh môi trường chung quanh, đủ cho phép để hiện khởi thì chúng hiện hữu. Đó là
chỉ nói đến một sự hiện hữu chưa được xác định qua phủ định, nhưng ở đây chúng
ta được thiền sư tự xác định thời gian và nơi chốn hiện hữu của chúng qua câu
hai: ” Ngoài sân đêm trước một đóa mai”. Vậy ở đây, đêm trước là đêm nào? và
chúng thuộc vào mùa nào trong năm? điều này cũng dễ thôi nếu chúng ta biết liên
hệ đến thời gian cáo bệnh để dạy chúng của người . Theo tiểu sử thì ngài nói ra
bài kệ này cùng ngày trước khi ngài thị tịch, như vậy ngày ngài qua đời là ngày
30 tháng 11 năm Hội phong thứ 5 (1096). Qua đây chúng ta đã xác định được ngày
tháng năm và nơi chốn đóa mai hiện hữu. Chính sự hiện hữu của đóa mai này đã
nói lên được: thứ nhất sự phủ định của ngài đã đánh đổ đi được những lệ thuộc
ước lệ thời gian từ ngàn xưa để lại, mà mọi người trong chúng ta đã từng chấp
nhận như là một chân lý. thứ hai sự hiện hữu của đóa mai có thể là bất cứ lúc
nào, bất cứ nơi nào miễn có đầy đủ mọi duyên cùng hoàn cảnh môi trường chung
quanh cho phép thì chúng sẽ hiện hữu. Mai nở vào mùa đông có gì không phải ?
Hiện tại khoa học dư sức để tạo môi trưòng về việc này, ngay đến việc tác tạo
ra thai nhi trong ống nghiệm họ còn làm được, qua việc trích ly tinh trùng và
noãn sào của người đàn ông và đàn bà phối hợp với nhau, cùng tạo môi trường
dinh dưỡng đầy đủ v.v… thì thai nhi hiện hữu và lớn lên. Cũng vì việc tác tạo
thai nhi trong ống nghiệm của các nhà khoa học, mà họ đã từng bị một số tôn
giáo phản đói . Nhưng đó là việc của tôn giáo, còn khao học vẫn là khao học,
khoa học không phải vì thế mà chúng mất đi giá trị chân lý của chúng. Chân lý
vẫn là chân lý khi khao học là biểu tượng cho những thành tựu chân lý của chính
nó, trong khi tư tưởng phản khoa học chúng là vật cản đường để đi đến chân lý,
những thứ nọc độc cặn bã này rồi cũng sẽ bị thời gian đào thải mà thôi. Qua đây
đủ nói lên tính ưu việt của thuyết nhân duyên sanh khởi của đạo Phật, mà qua đó
khoa học càng ngày càng nhận thấy, những kết quả thực nghiệm của họ khám phá ra
trong hiện tại, luôn luôn tương ứng và khế hợp với những lời dạy của đức Phật
cách đây hơn hai ngàn năm.
Đứng
về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau
đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái
“Bản lai diện mục” của các loài hữu tình nói riêng, và vạn vật vô tình nói
chung. Chúng luôn luôn tồn tại và biến dịch trong từng sát na một, chúng luôn
tùy thuộc vào các duyên đủ để hiện khởi, và biến khác đi nhờ lý vô thường tác
động để hình thành luật tắc ” vô thường tức thị thường”. Ở đây, trong tất cả
những duyên đủ để hình thành sự hiện hữu của một vật, thì các loài hữu tình chỉ
khác với loài vô tình về nghiệp lực qua năm uẩn (Về vật chất (sắc): đất, nước,
gió, lửa, không. Về tinh thần (tâm): thọ, tưởng, hành, thức) mà thôi.
Như
chúng ta biết tiến trình sinh hóa của vũ trụ vạn vật chúng luôn tùy thuộc vào
các duyên đủ để hiện khởi, do đó việc đóng khung vào những hiện tượng bên ngoài
theo kinh nghiệm, để phân chia cắt xén thời gian và, áp đặt lên nó một nhãn
hiệu nào đó theo đạo Phật điều đó là một việc làm sai lầm. Cũng đứng trên quan
điểm này thiền sư Mãn Giác dùng “đóa mai” làm ẩn dụ cho “Bản lai diện mục” của
mỗi chúng ta. Bản lai diện mục này không những chỉ hiện hữu trong kiếp này để
rồi biến mất sau khi chết đâu, mà chúng hiện hữu bất cứ lúc nào và bất cứ nơi
đâu trong ba cõi sáu đường luân hồi này nếu đủ duyên, việc đủ duyên ở đây chúng
tôi muốn nói đến y báo và chánh báo của nghiệp. Như vậy vấn đề sống-chết hay
sinh-diệt của các pháp ở đây chúng tôi chỉ mới nói đến Phân đoạn sanh-tử chứ
chưa đề cập đến vấn đề Biến dịch sanh-tử. Cũng như đóa mai chúng sẽ nở ra bất
cứ mùa nào trong năm cho dù là mùa đông nếu hội đủ các điều kiện của mùa xuân
thì chúng hiện hữu.
Qua
pháp ẩn dụ này tuy chúng ta đã được thiền sư Mãn Giác hướng dẫn cho chúng ta
một cách nhìn đúng về sự hiện hữu và biến dịch của của cái Bản lai diện mục
chính mỗi người qua pháp phủ định, và chúng sẽ hiện hữu – biến dịch vào bất cứ
lúc nào và bất cứ nơi đâu trong ba cõi sáu đường. Nhưng ở đây có một điều quan
trọng là chúng ta chưa thấy được bộ mặt thật của cái Bản lai diện mục của chúng
ta như thế nào? Điều này là một vấn đề cần thiết cấp bách dành cho việc nổ lực
thực hành.của mỗi chúng ta, mà thiền sư Mãn Giác cần nơi chúng ta tự giải quyết
nghi.
Đại
Lãn