Phật Học Online

Đạt tới phúc lạc là đạt tới Niết Bàn

Phúc lạc là không phụ thuộc, là không tách rời; nó là chính bản thể bạn, nó là chính bản tính của bạn. Đạt tới nó là đạt tới Thượng đế, tới niết bàn.

Thưa Thầy kính yêu,
Hạnh phúc là gì?

Jayananda, điều đó còn tuỳ. Nó tuỳ vào bạn, vào trạng thái có ý thức hay vô ý thức của bạn, liệu bạn ngủ hay thức.
Có câu châm ngôn nổi tiếng của Murphy. Ông ấy nói có hai kiểu người: Một kiểu là những người bao giờ cũng phân chia nhân loại thành hai kiểu, và kiểu kia, những người không phân chia nhân loại chút nào.

Tôi thuộc vào kiểu thứ nhất.... Nhân loại có thể được chia thành hai kiểu: người ngủ và người thức - và tất nhiên, có phần nhỏ ở giữa.

Hạnh phúc sẽ tuỳ thuộc vào chỗ bạn ở trong tâm thức của bạn. Nếu bạn ngủ, thế thì hoan lạc là hạnh phúc. Hoan lạc nghĩa là cảm giác, cố gắng đạt tới cái gì đó qua thân thể điều không thể đạt tới được qua thân thể, buộc thân thể đạt tới cái gì đó mà nó không có khả năng. Mọi người đều cố, theo mọi cách có thể, để đạt tới hạnh phúc qua thân thể.

Thân thể có thể cho bạn chỉ hoan lạc tạm thời, và từng hoan lạc đều được cân bằng bởi đau đớn theo cùng khối lượng, theo cùng mức độ. Từng hoan lạc đều được tiếp nối bởi cái đối lập của nó bởi vì thân thể tồn tại trong thế giới nhị nguyên, cũng như ngày được tiếp nối bởi đêm và chết được tiếp nối bởi sống và sống được tiếp nối bởi chết. Nó là cái vòng luẩn quẩn. Hoan lạc của bạn sẽ được tiếp nối bởi đau đớn, đau đớn của bạn sẽ được tiếp nối bởi hoan lạc. 

Nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy thoải mái. Khi bạn trong trạng thái hoan lạc, bạn sẽ sợ rằng bạn sắp làm mất nó, và nỗi sợ đó sẽ đầu độc nó. Và khi bạn mất trong đau đớn, tất nhiên, bạn sẽ khổ, và bạn sẽ cố gắng mọi khả năng để thoát ra khỏi nó - chỉ để rơi trở lại trong nó.

Phật gọi đây là bánh xe sinh tử. Chúng ta cứ đi trong bánh xe này, níu bám lấy bánh xe... và bánh xe cứ chuyển động. Thỉnh thoảng vui thú tới và thỉnh toảng đau đớn tới, nhưng chúng ta bị nghiền nát giữa hai tảng đá này.

Nhưng người ngủ chẳng biết gì khác. Người đó chỉ biết vài cảm giác của thân thể - thức ăn, dục. Đây là thế giới của người đó; người đó cứ chuyển động giữa hai điều này. Đây là hai đầu của thân thể người đó: thức ăn và dục. Nếu người đó kìm nén dục người đó trở nên nghiện thức ăn: nếu người đó kìm nén thức ăn người đó trở nên nghiện dục. Năng lượng cứ chuyển động như con lắc.

Và bất kì cái gì bạn gọi là hoan hoạc, thì nhiều nhất nó chỉ là giảm nhẹ trạng thái căng thẳng. Năng lượng dục tích tụ, tích luỹ; bạn trở nên căng thẳng và nặng nề và bạn muốn xả nó ra.

Người đang ngủ, dâm dục của người đó không là gì ngoài sự giảm nhẹ, giống như hắt hơi mạnh. Nó không cho bạn cái gì ngoài sự giảm nhẹ nào đó. Căng thẳng có đó, bây giờ nó không còn đó; nhưng nó sẽ tích luỹ lại. Thức ăn cho bạn chỉ chút ít mùi vị trên lưỡi; nó không nhiều để sống. Nhưng nhiều người đang sống chỉ để ăn; có rất ít người ăn để sống.

Câu chuyện về Columbus là nổi tiếng. Đó là cuộc hành trình dài. Trong ba tháng họ chẳng nhìn thấy gì ngoài nước. Thế rồi một hôm Columbus nhìn ra chân trời và thấy cây. Và nếu bạn nghĩ Columbus hạnh phúc thấy cây, bạn phải đã thấy con chó của ông ấy!

Đó là lí do tại sao chó Siberi là ở xa nhất trên thế giới: bởi vì cây cũng xa thế.

Nhưng đây là thế giới của hoan lạc. Chó có thể được tha thứ, nhưng bạn không thể được tha thứ.

Trong ngày hẹn đầu tiên, anh thanh niên, tìm đường để có thời gian thoải mái, hỏi người đàn bà trẻ liệu cô ấy có thích đi chơi bowling không. Cô ấy đáp rằng cô ấy chẳng quan tâm tới đi chơi bowling. Thế rồi anh ấy gợi ý đi xem phim, nhưng cô ấy đáp là cô ấy không quan tâm tới phim. Trong khi cố gắng nghĩ về cái gì đó khác anh ta mời cô ấy điếu thuốc là mà cô ấy khước từ. Rồi anh ta lại hỏi liệu cô ấy có muốn đi nhảy và đi uống ở tiệm nhảy disco mới không. Cô ấy lại khước từ bằng việc nói rằng cô ấy không quan tâm tới những thứ đó.

Trong thất vọng anh ta hỏi cô ấy có tới căn hộ của anh ta để làm tình qua đêm không. Với sự ngạc nhiên của anh ta cô ấy đồng ý một cách sung sướng, hôn anh ta một cách nồng nàn và nói, "Anh thấy đấy, anh chẳng cần những thứ kia làm gì để có thời gian thoải mái!"

Điều có thể được gọi là hạnh phúc tuỳ thuộc vào mọi người. Với người ngủ, cảm giác hoan lạc là hạnh phúc. Người đó sống từ hoan lạc này sang hoan lạc khác. Người đó chỉ chạy xô từ cảm giác này sang cảm giác khác. Người đó sống với những xúc động nhỏ. Cuộc sống của người đó rất hời hợt; nó không có chiều sâu, nó không có phẩm chất. Người đó sống trong thế giới của số lượng.

Thế rồi có những người ở giữa, người không ngủ không thức, người ở trạng thái lấp lửng, chút ít ngủ, chút ít thức. Bạn đôi khi cũng có kinh nghiệm đó vào buổi sáng sớm: vẫn còn ngủ, nhưng bạn không thể nói bạn ngủ được bởi vì bạn có thể nghe tiếng động trong nhà, vợ bạn chuẩn bị trà, tiếng của ấm đun nước và tiếng người đưa sữa ngoài cổng hay trẻ con dậy đi học.

Bạn có thể nghe thấy những điều này, nhưng dầu vậy bạn vẫn không thức. Mơ hồ, lờ mờ những tiếng động này vọng tới bạn, cứ dường như có khoảng cách lớn giữa bạn và tất cả những điều đang xảy ra quanh bạn. Bạn cảm thấy cứ dường như nó vẫn là một phần của giấc mơ. Nó không phải là một phần của giấc mơ, nhưng bạn đang trong trạng thái ở giữa.

Cùng điều đó xảy ra khi bạn bắt đầu thiền. Thiền nhân bắt đầu đi xa khỏi giấc ngủ của mình hướng tới thức tỉnh. Ông ấy đang trong trạng thái dịch chuyển.

Hạnh phúc là tận hưởng...

Thế thì hạnh phúc có nghĩa hoàn toàn khác: nó trở nên nhiều phẩm chất hơn, ít số lượng hơn; nó nhiều tâm lí hơn, ít sinh lí hơn. Người đó tận hưởng âm nhạc nhiều hơn, người đó tận hưởng thơ ca nhiều hơn, người đó tận hưởng sáng tạo ra cái gì đó. Người đó tận hưởng tự nhiên, cái đẹp của nó. Người đó tận hưởng im lặng. Người đó tận hưởng điều người đó chưa bao giờ tận hưởng trước đây, và điều này kéo dài lâu hơn nhiều. Cho dù âm nhạc dừng lại, cái gì đó vẫn cứ nấn ná bên trong bạn. Và nó không phải là việc giảm nhẹ.

Sự khác biệt giữa hoan lạc và hạnh phúc này là: nó không phải là việc giảm nhẹ, nó là việc làm giàu thêm. Bạn trở nên đầy tràn, bạn trở nên tràn ngập đôi chút. Nghe âm nhạc hay, cái gì đó được lẩy cò bên trong bản thể bạn, hài hoà nảy sinh trong bạn - bạn trở thành âm nhạc. Hay múa, bỗng nhiên bạn quên mất bản thân mình; thân thể bạn trở thành vô trọng lượng. Nắm giữ của sức hút trên bạn bị mất. Bỗng nhiên bạn ở trong không gian khác: bản ngã không còn cứng nhắc thế, vũ công tan chảy và hội nhập vào trong điệu vũ. Điều này còn cao hơn nhiều, sâu hơn nhiều so với niềm vui bạn có được từ thức ăn hay dục. Điều này có chiều sâu. Nhưng điều này cũng không phải là điều tối thượng.

Điều tối thượng xảy ra chỉ khi bạn thức đầy đủ, khi bạn là vị phật, khi mọi giấc ngủ đều đã qua và mọi việc mơ đều đã qua, khi toàn thể bản thể bạn đầy ánh sáng, khi không có bóng tối trong bạn. Mọi bóng tối đều đã biến mất và cùng với bóng tối đó, bản ngã cũng mất đi. Mọi căng thẳng đã biến mất, mọi nỗi buồn, lo âu. Bạn ở trong trạng thái mãn nguyện toàn bộ. Bạn sống trong hiện tại; không quá khứ, không tương lai nào nữa. Bạn hoàn toàn ở đây bây giờ.

Khoảnh khắc này là tất cả. Bây giờ là thời gian duy nhất và ở đây là không gian duy nhất. Và thế thì bỗng nhiên toàn thể bầu trời rơi vào trong bạn. Đây là phúc lạc. Đây là hạnh phúc thực.

Tìm kiếm phúc lạc đi, Jayananda; nó là quyền tập ấn của bạn. Đừng vẫn còn bị mất hút trong rừng rậm của hoan lạc; vươn lên cao hơn một chút đi. Đạt tới hạnh phúc và rồi tới phúc lạc.

Hoan lạc có tính con vật, hạnh phúc có tính người, phúc lạc có tính thiêng liêng. Hoan lạc trói buộc bạn, nó là cảnh tù túng, nó xiềng xích bạn. Hạnh phúc cho bạn chút ít trói buộc hơn, chút ít của tự do, nhưng chỉ chút ít thôi. Phúc lạc là tự do tuyệt đối. Bạn bắt đầu đi lên; nó cho bạn đôi cánh. Bạn không còn là một phần của đất thô; bạn trở thành một phần của bầu trời. Bạn trở thành nhẹ, bạn có thể vui vẻ.

Hoan lạc là phụ thuộc vào người khác. Hạnh phúc không phụ thuộc vào người khác, nhưng dầu vậy nó vẫn tách rời khỏi bạn. Phúc lạc là không phụ thuộc, là không tách rời; nó là chính bản thể bạn, nó là chính bản tính của bạn. Đạt tới nó là đạt tới Thượng đế, tới niết bàn.

Trích từ "Dhammapada: Con đường của Phật - Tập 10"

Osho (Tuần Việt Nam)


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage