Phật Học Online

Hiển Tông và Mật Tông (Phần 2 - cuối)
Kiêm Đạt

Đại  Nhật là bộ kinh quan trọng  nhất của Mật Tôn. Đại  Nhật được dịch từ chữ "Đại  Tỳ Lô Giá Na" (Mahavairocana), nguyên  nghĩa là "đại  giải thoát" hay "đại giác ngộ".  Đại Nhật  cũng được gọi  là "ánh sáng  mặt trời". Đây  là sự sáng  chói do công  năng tu hành đạt được.


Kinh Đại Nhật (Mahavairocana Sutra)

Đại  Nhật là bộ kinh quan trọng  nhất của Mật Tôn. Đại  Nhật được dịch từ chữ "Đại  Tỳ Lô Giá Na" (Mahavairocana), nguyên  nghĩa là "đại  giải thoát" hay "đại giác ngộ".  Đại Nhật  cũng được gọi  là "ánh sáng  mặt trời". Đây  là sự sáng  chói do công  năng tu hành đạt được.  Màn vô minh sẽ bị  đẩy lùi, sức sáng trí tuệ lan toả. Toàn bộ kinh hướng về trọng tâm nầy.Kinh điển Nhật Bản gọi là "đạo  bồ đề"; Kinh điển Trung Hoa  dịch là "đại chứng quả".  Những ý niệm nầy  có điểm tương đồng về mục đích  cuối cùng của tu chứng.

Bộ kinh nầy  dày đến 14 cuốn, được phân  chia làm 123 chương, đại  cương trình bày 2 vấn đề chính: vấn đề lý thuyết (50 chương đầu) và vấn đề thực hành (73 chương). Tuy nhiên hai phần bổ sung cho nhau và vấn đề nghiên cứu phải đi từ đầu. 

Những vấn đề căn  bản của kinh Đại Nhật:  Nghiên cứu những  vấn đề chính trong kinh Đại  Nhật,  phải đi từng phẩm một. Những phẩm nầy có những liên hệ với nhau. Hành giả phải tiến theo từng bước.  Có theo trình tự, mới quán  triệt ý nghĩa. Không thể tách từng phần để hiểu ngang và điều nầy là chướng ngại trong học đạo và tu trì.  

Những phẩm chính là:- Pháp Tam mật- Chưng ba kiếp- Sáu Vô úy- Đàn pháp Mạn Đà La. Mỗi phẩm lại còn chia thành nhiều  vấn đề nhỏ. Đại Phật Kinh kiến  giải  bằng mật  ngôn, nên  gây trở  ngại không  ít về dịch thuật.  Thành thử nhiều tác giả đã hiểu sai lầm hay sơ sót, thiếu nghĩa.  Ngài Long  Thọ, vị Bồ  Tát đã được  truyền thụ đầu  tiên và nhiếpđịnh kinh nầy đã nhận thức rằng:  " Hành giả! Đại Nhật Kinh vốn  là vua trong Đại Thừa; trong giáolý Mật Tông, đây là những lời Tối Mật".  Thành thử  trong những bản văn  nghiên cứu Kinh Đại  Nhật ở Trung Hoa và Nhật Bản, vì hiểu được tánh chất của Mật ngôn, thường khởi đầu bằng câu  "Có thể hiểu như vầy",  để tỏ rõ sự hiểu  biết giới hạn  về từng câu kinh của Đại Nhật.

Pháp Tam mật: Tam  mật gồm có Thân mật, Ngữ mật  và Tâm mật. Phàm người tu hành theo kinh điển nầy  phải dùng đến 3 phương tiện tối mật  nầy để  tạo thanh  tịnh cho  3 Nghiệp  là Thân  Nghiệp, Khẩu Nghiệp và Ý Nghiệp.  Nhờ đến cố gắng để bảo vệ  3 Nghiệp, sẽ nhận được sự gia trì do Tam mật  của đức Như Lai. Thành tựu được phápmôn nầy sẽ được đắc quả Giải  thoát, Giác Ngộ, không phải trải quanhiều kiếp sống để tu tập cho đủ các hạnh khác. 

 Chứng ba kiếp: Bên cạnh pháp môn Tam mật, Giáo lý về ba kiếp,là phần  quan trọng trong  bộ Kinh nầy.  Trong Kim Cang  Thừa, tu Thiền Định có thể vượt qua những vọng chấp, thoát khỏi 160 Tâm và  các loại phiền não, tức là vượt qua được A Tăng Kỳ Kiếp thứ nhất.  Sau đó  hành giả vượt qua  vọng chấp vi tế  của 160 Tâm: đó  là ATăng Kỳ Kiếp thứ 2. Sau cùng, nhờ công năng tu hành, vượt qua được  những vọng chấp còn lại, vứt bỏ được 160 Tâm, gạt được phiền não, để đạt được Sở Tâm của Trí  Tuệ Phật. Nhờ Thiền định, hành giả có thể đẩy xa các phiền não đen tối,  các u ám vây quanh, đạt đến sự  sáng suốt của Tâm Bồ Đề.

6 Vô Úy: gồm có Thiện Vô Úy, Thần Vô Úy, Vô Ngã Vô Úy, Pháp Vô Úy,  Pháp Ngã Vô Úy và Nhất Thiết  Pháp Tự Tánh Bình Đẳng Vô Úy. Trong  Thiện  Vô Úy,  phải giữ  vững Ngũ  giới, làm  10 điều  lành (Thập  Thiện), sẽ  tránh được những khổ  não trong ba cõi  ác (Địa ngục,  Ngạ quỷ, Súc  sanh). Khi thực hành Thân Vô  Úy, thì suy tưởng đến sự dơ bẩn  của thân, vứt bỏ hết cái  Ngã thường tình, trần tục,  không còn chấp  trước đến cái ngã của mình  nữa.

Thực hành Vô Ngã  Vô Úy tức là  quán tưởng thân xác của mình là chẳng qua là  sự kết hợp của Ngũ  Uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Thực tập Thiền định để quán tưởng về  tự tánh của Tâm,  thoát tham, sân, si,  tâm không phiền não, thân không kiêu căng, con người vốn chỉ do tứ đại hợp thành.   Pháp Vô Úy tức là quán đến ngũ uẩn đều là không, các pháp uẩn đều trống rỗng, các  hình tướng đều không có thực.  Pháp Vô Ngã Vô Úy là quán về  ba cõi do Tâm tạo  nên. Ngoài Tâm ta ra,  thì không có pháp; khi đó  chính Tâm ta cũng rỗng không.  Nhờ quán tưởng đến lý vô thường nầy, hành giả sẽ đắc quả Bồ Tát.

Nhờ Thiền định, có thể thấy rõ  bản chất của  Tâm, đạt được  "cái dụng tự  tại" của Tâm. Nhất Thiết  Pháp Tự Tánh Bình  Đẳng Vô Úy giúp  ta hiểu rằng: các pháp đều do nhân quả tuần hoàn lưu chuyển mà sanh ra, không hề có tự tánh.  Các tánh đều  có chung một  tự tánh: đó  là Không tánh.   Phàm những người  tu theo hạnh Chơn Ngôn (trì tụng Thần Chú), sẽ  đạt được trạng thái thật của Bồ Đề Tâm, vạn vật đều là như huyễn.

Đàn pháp Mạn Đà la trong kinh Đại Nhật Kinh Đại Nhật còn chỉ rõ những nhận định cần thiết trong việc lập Đàn pháp Mạn Đà La. Mạn Đà  La được thực hiện trong Lễ Quán Đảnh, là hình tượng  cao nhất để biểu hiện sự  Giác Ngộ, Giải Thoát của chư Phật. Khi  thực hiện Mạn Đà La,  chỉ có những vị Kim  Cang Sưmới đủ khả năng và đạo hạnh để thực hiện. Không thể tùy tiện sáng chế ra Mạn Đà La.Trong lễ Quán Đảnh,  dựng Mạn Đà La lên, phải chọn  đất và làm lễ Trí Địa  (Earth Healing). Lễ Trí Địa  nhằm mục đích "thanh  tịnh hóa"  vùng đất  đó trước khi tổ  chức Lễ Quán Đảnh.  Nhờ vậy, tăng thêm  phần uy  nghi của cuộc lễ.  Sau việc chọn đất  là chọn ngày lành.  Việc nầy phải lễ kính đến các Địa Thần phù trì.

Như thế việc chọn lấy thời gian và  không gian để  tổ chức lễ  Quán Đảnh, thực  hiện đàn pháp Mạn Đà La rất quan trọng.   Những vị  Đạo sư chủ  lễ Quán Đảnh  tập trung Thiền  định và quán tưởng đến 5 vị Thiền Na Phật (Djinas). Đó là chư vị: Đức Đại Nhật  Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) ngự ở  trung tâm, đức A Súc Bất Động Như Lai (Aksobhya), ngự ở phương Đông, đức Bảo Sanh  Nhật Lai (Ratsa Sambhava) ngự ở phương Nam, đức Vô  Lượng Quang A Di Đà Như Lai  (Amitabha) ngự ở phương Tây và đức Bất Không Thành Tựu (Amoghasidhi)  ngự ở phương Bắc.

Trong đàn pháp nầy thường có rất  nhiều loại Mạn Đà La khác nhau,   như: Đại Mạn Đà  La, Tam Muội Gia Mạn Đà La,  Pháp Đại Mạn Đà La,Yết Ma Mạn Đà La. Những Mạn Đà La có thể vẽ bằng những hạt cát có nhuộm màu; có loại được vẽ bằng  sơn màu. Những giới tử trong buổi lễ thường được  vị Kim Cang Sư chủ  lễ trao cho sợi chỉ  Kim Cang màu đỏ hay màu  vàng. Có người được đón nhận lấy cây  xỉ mộc hay đóa  hoa khô..    Sợi chỉ màu tượng trưng cho  5 vị Thiền Na Phật. Cây xỉ mộc   và đoá hoa khô được gieo vào nơi  hành lễ của giới tử. Khi cây xỉ mộc hay đoá hoa khô rơi vào 1 trong 5 phương hướng nào, tương ứng  với 5 vị Thiền Na Phật kể trên, thì giới tử đó sẽ nhận vị Thiền na Phật đó làm Bổn Tôn. Sau nầy sẽ  thờ cúng và trì tụng vị Thiền Na Phật đó.  

Buổi lễ Quán Đảnh được kết thúc bằng  lễ Hộ Ma. Hộ Ma có nghĩa là  giải trừ các chướng ngại, khai mở Trí Tuệ Thậm Thâm.

Đạo sư Kim Cang hay Kim Cang Sư

Trong Kim Cang  Thừa, vị Đạo sư Kim Cang  có chức năng quan trọng nhất trong  việc truyền thừa. Cũng  như Pháp môn Thiền  định, bao giờ cũng cần đến vị chân sư chỉ  dẫn để khỏi sai lầm ngay từ đầu,  trong Mật Tông cũng vậy.Vị  Đạo sư  Kim Cang  lúc nào  cũng tích  cực, bình  tĩnh và quán  triệt mọi việc trong việc giáo huấn  đồ đệ mình. Hình ảnh sâu sắc nhất của vị  Đạo sư là tay phải cầm  "cây cờ lịnh". Biểu tượng  của cây  cờ lịnh nầy cũng  giống như chày Kim  Cang hay "lưỡi tầm sét". Công năng của "lưỡi tầm sét"  là phóng ra những tia tầm séttừ trong tay  của mình với đối tượng trước  mắt.

Quan hệ giữa Đạo sư Kim  Cang với giới  tử rất quan  trọng; nếu tương  quan nầykhông thích hợp hay thiếu chặt chẻ,  có tác dụng thì vị Đạo sư sẽ điều chỉnh  lại sao cho  thích hợp.  Vị  Đạo sư trong   Mật Tông là người trung gian giữa giới tử với cảnh giới bên kia. Trong trường hợp nầy,  có thể ví  Đạo sư như  thầy phù thủy.  Thầy phù thủy có liên hệ với  cảnh giới bên kia và  có khả năng tiếp cận  với cảnh giới ấy với khả  năng của mình. Tuy nhiên tiếp  cận có nghĩa là tìm hiểu, chứ không thể nào biến đổi. Nhiều người đã hiểu sai điều đó rồi khuếch đại lên về tài "hô phong hoán vũ". Đó là điều sai lầm.    

Nhưng vị Đạo sư của Mật Tông chỉ là người vận dụng những thần lực  (Pháp Nhãn) để  tiếp cận, chứ không phải là  vị phù thủy được xem  là có những tài năng đặc dị thay đổi cảnh giới.  

Thông thường, vị Đạo sư thường tiếp xúc với giới tử bằng cách đưabàn tay chạm vào vai, vào tay,  đồng thời theo dõi từng nhịp tim của giới tử, để truyền đạt những năng lực của mình; cũng  có khi hai người đụng nhẹ đầu  vào nhau, cũng trong ý nghĩa trên. Tuy nhiên việc  tạo năng lực của giới  tử là khả năng vốn  có của mình, chứ không lệ thuộc hoàn toàn vào kẻ khác. Hiểu sai, là nhận định lệch lạc ngay từ bước đầu. 

Sự tiếp cận và cảm nhận  nói trên thường được gọi là "Abhisheka",đôi khi  được gọi là  "Lễ Điểm  Đạo".  Dịch theo ý  nầy không đượcchính xác cho lắm. Theo nghĩa của tiếng Sanskrit, thì "Abhisheka"có nghĩa là "sự gột rửa". Nó  thường được biểu tượng bằng lối gột rửa trong nước Thánh, thứ nước đã  được những vị Đạo sư Kim Cang đã làm cho tinh khiết. "Ashisheka"  không phải là một buổi Điểm Đạo, hay một lễ Tiếp Nhận.  Nó hoàn toàn khác hẳn lễ đó.

 Đạo sư Kim Cang "chiếm  giữ" phần hồn các giới tử và các giới  tử đã đón nhận uy quyền; uy quyền nầy mạnh hay yếu  thuộc về khả năng của bản thân giới tử đó và vị Đạo sư.Vị Đạo sư  nắm giữ chúng ta, để  đua chúng ta vào một  cảnh giới khác. Vai trò của  vị Đạo sư Kim Cang chẳng khác  nào một cột thu lôi để truyền năng lượng của vũ  trụ sang chúng ta. Việc thu nhận nầy có hai hệ quả khác nhau:  có thể tạo nên một cơn "sốc"; cũng có thể sử dụng làm điện lượng tốt. Người thọ giới cũng thường gặp hai hiện tượng nầy.

 Khả năng tu học theo Mật Tông  là làm sao thu nhập được  điện lực tốt,  tránh cơn "sốc"  trong tư tưởng  của mình.  Trong Giáo lý của Kim  Cang Thừa, thuờng nói đến tương quan trực tiếp của Đạo sư với đồ đệ không thể thiếu được. Con đường đi vào Mật Tông không  dễ dàng, nếu chỉ hiểu qua loa  một số giáo lý nhà Phật hay một  số kinh điển nào đó.

Người đệ  tử không thể nào thực hành một phép tu Mật Giáo  một cách thực thụ mà không có sự quan hệ với vị Đạo sư. Một vị  Đạo sư như thế không phải là nhân vật tưởng tượng, nhân vật trong quá khứ hiểu qua sách sử, mà phải là vị Đạo sư đang hiện hữu và đã từng trải qua quá trình hành trìvề Tantra.   Lạt Ma Choegyam  Trungpa trong những tác phẩm  nổi tiếng của mìnhvề "Thực  hành Kim Cang  Thừa" thường hay  cảnh cáo: "Nếu  không thể hiểu biết rõ ràng cách nhập môn Kim Cang Thừa với vị Đạo sư hướng dẫn, thì thà rằng đừng bước vào. Đi vào với những sai lầm, sẽ gây nhiều phiền phức và nguy hiểm..."    Đạt đến  vị thế của  một Đạo sư  trong Mật Tông  là bài học của kiên trì, cương quyết, tin tưởng và dũng mãnh.   

Những vị  Đạo sư của Mật  Tông Tây Tạng trên  con đường tìm hiểu đạo pháp  thường trải qua muôn  ngàn khó khăn. Việc  tu chứng của Mật Tông đòi hỏi  nhiều công phu, và nếu không có  vị Chân sư dìu dắt sẽ rơi vào nhiều nguy hiểm.   Trong Kim  Cang Thừa, vị chân  sư là tối quan  trọng và không thể thiếu được. Trên  nghiệm lý, người thầy hay vị  Đạo sư Kim Cang   chính là bản thân của sự truyền thừa năng lượng.    Không có  những vị nầy,  giới tử không  thể nào tiếp  cận với thế giới hiện hữu một cách quán triệt thấu đáo được.Theo  Ngài  Bạch  Liên  (Padma  Karpo)  thì "Thực hành Mật Tông  (Tantra) chẳng khác nào là "cỡi  trên con dao". Người hành giả sẽ  chọn một trong 2 con đường: Hoặc tuột theo con dao, hoặc ngồichết dính trên đó, tức là không tiến hành được chút nào. Tuy nhiên,  nếu như giới tử biết được phương thức nào để có thể tuột trên con  dao đó,  thực hành dễ  dàng thì sẽ  thành công. Nhưng  nếu khôngchịu tìm hiểu tường  tận, lại muốn tỏ ta đây là  kẻ tài giỏi, thìngười đó sẽ bị lưỡi dao cắt làm 2 mảnh".   Việc học và thực chứng Mật Tôn  cũng giống như người nằm trên con  dao đó.

Nhiều vị chân sư Mật Tông khuyên rằng: Càng có những lời cảnh cáo  nầy trên  đường tu hành  thì càng tốt.  Vì như thế  sẽ thận trọng từng bước để kiên trì và nghiêm tu. Nhưng nếu vị chân sư đã không cảnh cáo  giới tử đúng  lúc và đúng  cách, giới tử  không thể vào được con đường của Mật Tông, vì chính họ đã không thấy nguy hiểm   "khi trượt tên lưỡi dao".  Khủng hoảng là nguồn gốc của sự  cởi mở và của những nghi vấn trên  con đường  tu tập. Hồi hộp,  nghi vấn là nguồn  gốc của sự phơi bày tâm  và phơi bày cảnh  giới. Tâm và cảnh  giới phải hoà hợp làm một.

Trong lịch sử truyền thừa Mật Tông có nhiều huyền thoại về vấn đề  tìm  học. Những  vị tổ   Mật Tông  như Marpa,  Milarepa, Tilopa,Naropa là gương sáng.

Trong  cuốn Mystiques  et Magiciens  du Tibet,  bà Alexandra David  Neel có kể lại việc cầu đạo của vị tổ Tipola như sau:   Tipola là  một trong những  vị khai sáng  Mật Tông Tây  Tạng, tuy nhiên ông ở  tại Ấn Độ và chưa  hề đặt chân lên đất  Tây Tạng bao  giờ. Ông từng trải qua nhiều  Giáo phái Mật Tông như Giáo phái Kaguy Pa (phái áo vải) phái Sakya Pa (phái đất xám) phái Geluk Pa (mũ vàng)... Ông từng tham dự  nhiều cuộc hội thoại và tranh luận về tôn giáo  tại Ấn Độ và lần  nào cũng bẻ gãy tất  cả những lập luận của đối phương.   Một buổi  chiều nọ, ông  đang nghiền ngẫm  một cuốn luận  thuyết quan trọng thì có một bà lão  rách rưới ngang qua. Trông thấy ông đăm chiêu suy  nghĩ, bà lão nhổ toẹt vào  cuốn sách rồi phì cười:  "Chỉ là thứ từ chương vô dụng. Có gì đáng quan trọng".

Tipola nổi  giận nhưng ngay  sau đó dường như bị một  thứ quyền lực siêu hình nào, khiến ông ta nguôi giận ngay, nhìn bà lão rồi cố theo bà ta.   Lần đầu tiên, ông cảm thấy bất  ổn trong việc tu học do chính câunói của bà lão.  Thế là ông quyết chí đuổi theo  tìm cho được bà lão đó. Cũng trải qua hơn ba  năm dong ruỗi, ông đã tìm được bóng dáng của bà lão trong một khu  rừng. Ông tìm đến trò chuyện, nhân đó đem hết  sở học ra thao thao  bất tuyệt.  Nhưng bất cứ  lý giải nào cũng bị bà  lão bẻ gãy ngay từ đầu. Một  vị học giả nổi tiếng  như ông mà lại lúng túng như một  đứa trẻ. Đến đây thì ông mới vỡ lẽ: những  thứ kiến thức  đó chỉ nhìn  phiá bên ngoài,  không thể giải thích được những huyền bí.  Cuối cùng ông chịu phục và xin bái bà lão làm thầy.

Bà lão nói:  "Những điều mà ta hiễu biết không  chứa đựng trong sách vở. Sách vở  chỉ chứa  những điều hữu hạn  cuả thế gian, đều  là từ chương, chỉ hiểu được hiện tượng mà không đi đến bản chất của sự vật.  Ta thấy  người thu thập  được khá nhiều kiến thức có  ích thật, tuy nhiên,  muốn quán triệt được  Giáo lý thượng thừa, phải  đi vào cảnh giới  cao hơn.  Cảnh giới đó được  gọi tên là "Đạo  giới của các Thiên thần Daikini".

Cũng có gọi danh xưng nào tương  tự như thế. Cuộc  hành trình nầy đầy gian khổ.  Hàng trăm hàng ngàn thử thách giăng  mắc. Phải vượt  qua những thách đố nầy và  khắc phục chúng. Nhưng nếu nhà  ngươi đã nhất  quyết theo con  đường ta học,  thì có thể truyền thụ  cho nhà người bí  quyết nầy: Hoàn toàn  làm chủ Thân, Khẩu, Ý qua  niệm chú, bắt ấn quyết, chuyên  tâm nhập định. Phảinhớ điều nầy trong suốt cuộc hành trình dài. Ghi nhớ rằng 3 điều nầy:  - Nhờ giữ ấn quyết, thân nghiệp được thanh tịnh.  - Nhờ niệm Chân Ngôn (Thần chú), khẩu nghiệp được tịnh.   - Nhờ quán tưởng vào Tam Ma địa, ý nghiệp được tịnh".   Theo truyền  thuyết Phật Giáo  Tây Tạng, bà  lão kia chính  là hoá  thân của Bồ Tát Dorji Chang. Bà  biến mất sau khi đó.

Từ đó, vâng theo những  lời chỉ dạy, Naropa  lên đường tìm đến  cảnh giới các  thiên thần Daikini.  Cảnh giới  nầy có thật  hay chỉ là  ảo tượng? Có  người cho rằng:Cảnh giới đó có  thật. Nơi toạ lạc của nó ở  vùng đất vô cùng hẻo  lánh tại Bắc Ấn, gần biên  giới giáp Afghanistan. Những theo đa số  đây là cảnh  giới giả tượng. Marpa thực hành  theo 3 điều căn bản đó suốt hành trình trên đường tu tập.  Tipola gặp vô  vàng thử thách trên chặng đường  nầy. Ông ta phải  vượt suối, băng ngàn, vượt qua  những sa mạc hoang vu, nóng bỏng,  qua nhiều núi rừng thâm u, lạnh  lẽo nhưng với thân xác Kim Cương Bất Hoại, ông đã tìm đến được.  Đây là cung điện oai nghiêm,  tráng lệ, khác cõi trần. Nhưng điều  chính quyết  là sau những  thử thách, nhất  là với cách  tu luyện  nầy, Marpa đắc quả.Trong tu  trì, điều căn bản  để chuyển hoá tâm  tính và tinh thần  chính là giới luật. 

Đức Phật dạy:- "Có 10 điều trọng giới và 48 điều khinh giới. Nếu người thọ giới Bồ Tát mà  không tụng những giới răn cấm  nầy, thì người ấy khôn gphải là  Bồ Tát, không  phải là Phật  Tử. Chính ta  cũng tụng như  vậy.  Tất cả Bồ Tát đã học, sẽ học và đang học. Đã lược giảng xong tướng tạng của giới Bồ Tát, thì  cần nên học, hết lòng kính trọng phụng trì giới luật".

Những giới luật của những người tu  tập và hành trì theo Đại Thừa và Kim Cang Thừa bao gồm có 10 giới trọng (nặng) và 48 giới khinh (nhẹ).10 giới trọng là:   1- Không được dâm dục 2- Không được sát sanh 3- Không được trộm cướp 4- Không được vọng ngữ  5- Không được nói lời tứ chúng6- Không được bán rượu  7- Không được khen mình, chê người  8- Không được bỏn xẻn  9- Không được giận hờn mãi không nguôi   10- Không được tà kiến phỉ báng tam bảo 48 giới khinh là: 1- Giới không kính thầy bạn 2- Giới không uống rượu 3- Giới ăn thịt  4- Giới ăn ngũ tân  5- Giới không dạy người sám hối   6- Giới không kính dường thỉnh pháp  7- Giới không đi nghe pháp  8- Giới cố tâm trái bỏ đại thừa  9- Giới không khán bệnh 10- Giới chứa khí cụ sát sanh  11- Giới đi sứ 12- Giới buôn bán phi pháp  13- Giới hủy báng 14- Giới phóng hỏa 15- Giới dạy giáo lý ngoài Đại thừa 16- Giới vì lợi mà giảng pháp lộn lạo17- Giới cậy thế lực quyền thế 18- Giới không thông hiểu mà làm thầy truyền giới 19- Giới lưỡng thiệt 20- Giới không phóng sanh 21- Giới đem sân báo sân, đem đánh trả đánh 22- Giối kiêu mạng không thỉnh pháp 23- Giới khinh đạo không tận tâm dạy 24- Giới không tập học Đại thừa 25- Giới tri chúng vụng về 26- Giới riêng thọ lợi dưỡng 27- Giới thọ biệt thỉnh 28- Giới biệt thỉnh tăng 29- Giới tà mạng nuôi sống 30- Giới quản lý cho bạch y  31- Giới không mua chuộc  32- Giới gây tổn hại chúng sanh  33- Giới tà nghiệp giác quán34- Giới tạm bỏ Bồ đề Tâm  35- Giới không phát nguyện 36- Giới không phát thệ   37- Giới vào chỗ hiểm nạn 38- Giới trái tôn ty trật tự  39- Giới không tu phước huệ 40- Giới không bình đẳng truyền giới 41- Giới vì lợi mà làm thầy 42- Giới vì người ác giảng nói 43- Giới cố móng tâm phạm giới 44- Giới không cúng dường Kinh Luật 45- Giới không giáo hoá chúng sanh 46- Giới pháp không đúng pháp 47- Giới chế hạn phi pháp 48- Giới phá diệt Phật pháp.

Sách tham khảo:

The Four Essential Doctrine of Buddhism – Colombo – 1948

Buddhism: Its Essence and Development – Bruon Cassier – Oxford – 1951

Tibet Yoga and  Secret Doctrines – W.V. Evans Wentz – London – 1935

Two Vajrayana Works – B. Bhattacharya – Baroda – 1929

Theo: PTVN


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage