Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
( 3 lần)
Như vậy, tôi nghe một lúc đức Phật Thích
Ca Mâu Ni Như Lai ở tại thành Vương Xá trong núi Kỳ Ðà Quật,
cùng chúng đại Tỳ kheo, một ngàn hai trăm năm mươi người
câu hội.
Chúng Bồ tát có ba vạn hai ngàn, Văn Thù Sư
Lợi Pháp Vương Tử đại Bồ tát làm thượng thủ.
Lúc bấy giờ thành Vương Xá có một Thái Tử
tên là A Xà Thế, thuận theo lời bảo của ác hữu Ðiều Ðạt,
bắt Vua cha Tần Bà Sa La nhốt trong nhà tối bảy từng cửa,
cấm các quan không một ai được vào.
Quốc Thái phu nhơn tên là Vi Ðề Hi cung kính
Ðại Vương, tắm gội sạch sẽ, lấy tô và mật nhồi mì sợi
rồi trét lên thân, trong hột chuỗi ngọc đeo đựng nước
nho, đi vào ngục thăm Ðại Vương kín đáo dâng lên.
Ðại Vương Tần Bà Sa La ăn mì, uống nước
nho, rồi xin nước súc miệng. Súc miệng xong, Ðại Vương chắp
tay cung kính hướng về núi Kỳ Xà Quật vói đảnh lễ Thế
Tôn mà bạch rằng: " Tôn giả Ðại Mục Kiền Liên là
thân hữu của tôi, nguyện hưng từ bi truyền thọ giới Bát
Quan Trai cho tôi".
Liền đó Tôn Giả Ðại Mục Kiền Liên, như
chim ưng, bay mau đến chỗ Vua, truyền giới Bát Quan Trai cho
Vua. Ngày ngày đều như vậy, đến truyền giới cho Vua. Ðức
Thế Tôn cũng sai Tôn giả Phú Lâu Na đến vì Vua mà thuyết
pháp.
Thời gian như vậy trải qua hai mươi mốt ngày,
Ðại Vương Tần Bà Sa La ăn mì mật, uống nước nho, lại
được thọ giới Bát Quan Trai, được nghe thuyết pháp nên
nhan sắc Vua hòa vui.
A Xà Thế hỏi người giữ cửa ngục rằng:"
Hôm nay Phụ Vương ta vẫn còn sống ư ? ".
Người giữ cửa ngục tâu rằng:" Tâu Ðại
Vương! Quốc Thái phu nhơn trên thân trét mì mật, trong chuỗi
ngọc đựng nước nho, đem dâng lên Vua. Còn có Sa môn Ðại Mục
Kiền Liên và Phú Lâu Na đi từ trên hư không đến vì Vua
thuyết pháp, chẳng thế cấm cản được".
A Xà Thế nghe lời ấy giận Mẹ mình rằng:"
Mẹ ta là giặc làm bạn với giặc. Sa Môn ác nhơn huyễn hoặc
chú thuật khiến ác vương ấy nhiều ngày mà chẳng chết".
A Xà Thế liền cầm gươm bén muốn giết mẹ.
Lúc ấy có một đại thần tên là Nguyệt
Quang, thông minh nhiều trí, cùng với Kỳ Bà đến lễ Vua A Xà
Thế mà tâu rằng:" Tâu Ðại Vương! Chúng Thần nghe Tỳ
Ðà Luận kinh nói từ kiếp sơ đến nay có các ác vương, vì
tham ngôi Vua mà giết hại cha mình, đến số một vạn tám
ngàn. Chưa từng nghe nói có kẻ vô đạo hại mẹ. Nay Ðại Vương
làm sự sát nghịch này làm ô uế dòng Sát Ðế Lợi. Chúng
thần chẳng nở nghe. Ðây là Chiên Ðà La. Chúng tôi chẳng
nên còn ở lại nơi đây". Hai vị thần tâu rồi lấy tay
vỗ lên gươm đi lui mà ra.
A Xà Thế kinh sợ, hãi hùng bảo Kỳ Bà rằng:"
Còn anh cũng chẳng vì ta chăng?". Kỳ Bà tâu rằng:"
Ðại Vương cẩn thận chớ có hại mẹ".
A Xà Thế nghe lời ấy, sám hối cầu cứu, liền
bỏ gươm, thôi không hại mẹ, truyền lịnh cho nội quan nhốt
mẹ vào thâm cung chẳng cho ra nữa.
Vi Ðề Hi bị giam nhốt rồi, sầu lo tiều tụy,
vói hướng về núi Kỳ Xà Quật lạy Phật mà nói rằng:"
Ngày trước Ðức Như Lai Thế Tôn thường hay sai Tôn giả A
Nan đến thăm hỏi tôi. Nay tôi sầu lo, đức Thế Tôn oai trọng
không sao được thấy. Duy nguyện đức Thế Tôn sai các Tôn
giả Ðại Mục Kiền Liên và A Nan đến cho tôi được thấy.
Nói xong, Vi Ðề Hi buồn khóc, lệ rơi như mưa, vói hướng lạy
Phật, trong khoảng thời gian chưa cất đầu lên.
Ðức Thế Tôn ở núi Kỳ Xà Quật biết tâm
niệm của Vi Ðề Hi, liền bảo Ðại Mục Kiền Liên và A Nan
đi từ trên hư không. Ðức Phật từ núi Kỳ Xà Quật ẩn mất,
hiện ra nơi Vương cung.
Vi Ðề Hi lạy rồi ngước đầu lên, thấy Thế
Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật, thân màu tử kim, ngồi trên hoa sen
trăm báu, Tôn giả Ðại Mục Kiền Liên hầu bên tả, Tôn giả
A Nan hầu bên hữu. Trong hư không hàng Phạm Vương, Ðế
Thích, Hộ Thế Tứ Vương mưa hoa trời khắp nơi để cúng dường.
Vi Ðề Hi thấy Phật Thế Tôn, liền tự bứt
chuỗi ngọc, cả thân mình gieo xuống đất kêu khóc hướng
Phật mà bạch rằng:" Bạch đức Thế Tôn! Xưa tôi tội
gì mà sanh đứa ác tử ấy. Ðức Thế Tôn lại có nhơn duyên
gì mà cùng làm quyến thuộc với Ðề Bà Ðạt Ða. Duy nguyện
đức Thế Tôn vì tôi mà nói rộng những xứ không có lo khổ
tôi sẽ vãng sanh, tôi không còn thích cõi Diêm phù Ðề trược
ác thế nầy.Xứ trược ác nầy đầy những địa ngục, ngạ
quỷ, súc sanh, nhiều khối bất thiện. Nguyện tôi đời vị
lai chẳng nghe danh từ ác, chẳng thấy người ác. Nay tôi hướng
về Thế Tôn, năm vóc gieo xuống đất, cầu thương cho tôi
sám hối. Duy nguyện Phật Nhựt dạy tôi quán nơi xứ nghiệp
hành thanh tịnh".
Ðức Thế Tôn phóng ánh sáng giữa hai mày,
ánh sáng ấy màu chơn kim, chiếu khắp mười phương vô lượng
thế giới, trở về trụ tại đỉnh đầu Phật, hóa làm đài
chơn kim lớn như núi Tu Di, bao nhiêu quốc độ thanh tịnh vi
diệu của mười phương chư Phật đều hiện rõ trong đài
vàng ấy.
Hoặc có quốc độ thất bửu hiệp thành. Hoặc
có quốc độ thuần là liên hoa. Lại có quốc độ như tự tại
Thiên cung. Lại có quốc độ như gương pha lê. Có vô lượng
quốc độ chư Phật như vậy trang nghiêm xinh đẹp, khiến Vi
Ðề Hi được thấy.
Vi Ðề Hi bạch Phật rằng:" Bạch đức
Thế Tôn! Dầu các Phật độ ấy đều thanh tịnh đều có
quang minh. Nay tôi thích sanh về Cực Lạc thế giới, chỗ của
đức Phật A Di Ðà. Duy nguyện đức Thế Tôn dạy tôi tư duy,
dạy tôi chánh thọ".
Ðức Thế Tôn liền mĩm cười, có ánh sáng
ngũ sắc từ miệng Phật phóng ra, mỗi mỗi ánh sáng chiếu
đỉnh đầu vua Tần Bà Sa La.
Dầu bị giam cầm ngục tối, tâm nhãn vua
không chướng ngại xa thấy đức Thế Tôn, vua đầu mặt lạy
Phật, tự nhiên tăng tiến đạo lực thành bực A Na Hàm.
Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi:" Nay Thái phu nhơn
có biết chăng? Phật A Di Ðà cách đây chẳng xa, bà nên nhiếp
niệm quán kỹ cõi nước ấy thì tịnh nghiệp được thành.
Nay ta sẽ vì bà mà nói rộng các pháp quán,
cùng khiến đời vị lai tất cả hàng phàm phu, những người
muốn tu tịnh nghiệp được thọ sanh Tây Phương Cực Lạc quốc
độ .
Nầy Vi Ðề Hi! Người muốn sang nước Cực Lạc
ấy nên tu ba phước.
Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư
Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười
nghiệp lành.
Hai là thọ trì Tam Quy y, đầy đủ các cấm
giới và chẳng phạm oai nghi.
Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc
tụng Kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người
tu hành. Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp.
Nầy Vi Ðề Hi! Nay bà có biết chăng? Ba tịnh
nghiệp ấy là chánh nhơn tịnh nghiệp của tam thế chư Phật
quá khứ, vị lai, hiện tại.
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi rằng:"
Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ nhớ kỹ. Nay Như Lai vì tất
cả chúng sanh đời vị lai, những kẽ bị giặc phiền não
nhiễu hại mà nói nghiệp thanh tịnh. Lành thay cho Vi Ðề Hi
khéo hỏi được việc ấy.
Nầy A Nan ! Ông nên thọ trì rộng vì đại chúng
mà tuyên nói lời Phật.
Hôm nay chư Phật vì Vi Ðề Hi và vị lai tất
cả chúng sanh quán nơi Tây Phương Cực Lạc quốc độ, do
nguyện lực Phật nên sẽ được quốc độ thanh tịnh ấy,
như cầm gương sáng tự thấy hình tượng mặt mình. Thấy những
sự vui cùng cực vi diệu của quốc độ ấy, nên tâm vui mừng
liền được Vô Sanh Pháp Nhẫn.".
Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi:" Bà là phàm
phu, tâm tưởng yếu kém, chưa được thiên nhãn chẳng thể
thấy được xa. Chư Phật Như Lai có phương tiện lạ khiến
bà được thấy".
Vi Ðề Hi bạch Phật rằng:" Bạch đức
Thế Tôn! Như hôm nay tôi nhờ oai lực của đức Phật Thế Tôn
mà được thấy quốc độ Cực Lạc ấy. Nếu sau khi đức Phật
Thế Tôn diệt độ, các chúng sanh trược ác, bất thiện, bị
ngũ khổ bức ngặt, họ làm thế nào có thể được thấy A
Di Ðà Phật Cực Lạc Thế Giới?".
Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi:" Bà và chúng
sanh nên phải chuyên tâm buộc niệm một chỗ, tưởng nơi
phương Tây. Tưởng niệm thế nào?
Tất cả chúng sanh, những người có mắt
sáng mà chẳng phải là kẻ sanh manh, thì đều thấy mặt nhựt
lặn cả.
Phàm người tu tập quán tưởng nên phát khởi
tưởng niệm, ngồi quay thẳng hướng về phía Tây, quán kỹ
chỗ mặt nhựt sắp lặn, khiến tâm niệm trụ vững chuyên tưởng
nhớ chẳng dời. Thấy mặt nhựt sắp lặn, dạng như mặt trống
đồng treo. Ðã thấy mặt nhựt rồi, nhắm mắt mở mắt đều
khiến phải sáng tỏ. Ðây là nhựt tưởng, gọi là pháp
quán ban đầu.
Kế đó quán tưởng nước. Thấy nước đứng
trong, cũng khiến phải sáng tỏ, ý tưởng không phân tán.
Ðã thấy nước rồi, nên quán tưởng băng, thấy băng chói
suốt, tưởng làm lưu ly. Tưởng nầy thành rồi, thấy đất
lưu ly trong ngoài suốt chói, phía dưới có tràng vàng, kim cương,
thất bửu bưng chống đất lưu ly. Kim tràng ấy tám phương
đầy đủ tám cạnh. Mỗi mỗi phương tiện do trăm châu báu
làm thành. Mỗi mỗi bửu châu có ngàn ánh sáng. Mỗi mỗi
ánh sáng có tám vạn bốn ngàn màu chói đất lưu ly, sáng như
ức ngàn mặt nhựt chẳng thể thấy đủ hết được.
Trên đất lưu ly, có dây hoàng kim xen kết lẫn
lộn với thất bửu, giăng phân ranh giới chừng ngằn ngang rộng
phân minh. Trong mỗi mỗi thất bửu ấy có ánh sáng ngũ sắc.
Ánh sáng ấy như đóa hoa, lại có như sao như trăng, lững lờ
trên hư không tạo thành đài ánh sáng. Có ngàn vạn lầu các
do trăm báu hiệp thành. Hai bên đài dều riêng có trăm ức
hoa tràng, với vô lượng nhạc khí, dùng làm trang nghiêm. Tám
thứ gió mát từ ánh sáng phát ra, xao động các nhạc khí ấy,
vang ra tiếng diễn nói khổ, không, vô thường, vô ngã. Ðây
là thủy tưởng gọi là pháp quán thứ hai. Lúc quán tưởng này
đã thành, phải mỗi mỗi sự quán thấy thật rõ ràng, lúc
nhắm mắt, lúc mở mắt chớ để tan mất, chỉ trừ lúc ăn,
thường nhớ sự ấy. Như tưởng quán ấy gọi là thô, thấy
đất Cực Lạc quốc độ. Nếu được tam muội thì thấy đất
cõi nước Cực Lạc tỏ rõ phân minh, chẳng thể nói đủ hết.
Ðây là địa tưởng, gọi là pháp quán thứ ba.
Ðức Phật bảo Tôn giả A Nan:" Nầy A
Nan! Ông thọ trì lời Phật vì đời vị lai tất cả đại chúng,
những người muốn thoát khổ, mà nói pháp quán địa ấy. Nếu
người quán địa ấy thì trừ được tội sanh tử trong tám
mươi ức kiếp, bỏ thân hiện tại, đời khác quyết định
thọ sanh quốc độ thanh tịnh, tâm được không nghi. Quán tưởng
đây gọi là chánh quán. Nếu quán tưởng khác thì gọi là
tà quán".
Ðức Phật bảo Tôn giả A Nan và Vi Ðề Hi
:" Ðịa quán thành rồi, kế tưởng Bửu Thọ.
Người quán cây báu phải quán mỗi mỗi cây.
Tưởng bảy lớp hàng cây báu. Mỗi cây báu cao tám ngàn do tuần.
Các cây báu ấy đều đầy đủ bông lá bảy báu. Mỗi mỗi
bông lá tưởng màu khác lạ. Trong màu lưu ly phóng ánh sáng
màu hoàng kim. Trong màu pha lê phóng ánh sáng màu hồng. Trong
màu mã não phóng ánh sáng màu xa cừ. Trong màu xa cừ phóng
ánh sáng màu lục chơn châu. San hô hổ phách tất cả các
báu dùng làm chói đẹp. Màn lưới diệu chơn châu giăng che
trên cây báu. Trên mỗi mỗi cây báu có bảy lớp màn lưới.
Khoảng mỗi mỗi lưới có năm trăm ức cung điện xinh đẹp,
vi diệu, như cung Trời Phạm Vương, có các thiên đồng tử tự
nhiên ở trong ấy. Mỗi mỗi đồng tử có năm trăm ức châu
ma ni Thích Ca Tỳ lăng già, dùng làm chuỗi đeo. Ánh sáng mỗi
châu ma ni ấy chiếu trăm ức do tuần, dường như hòa hiệp
ánh sáng của trăm ức nhựt nguyệt chẳng thể kể hết. Các
báu xen lẫn màu sắc sáng đẹp nhất trong các màu sắc.
Các cây báu ấy hàng hàng ngay nhau, lá lá kế
nhau. Giữa khoảng các lá sanh những hoa vi diệu. Trên hoa tự
nhiên có quả thất bửu. Mỗi mỗi lá cây ngang rộng đều
hai mươi lăm do tuần. Lá ấy có ngàn màu, trăm thứ lằn vẽ
như chuỗi ngọc Trời. Có những hoa vi diệu màu diêm phù đàn
kim, như vòng lửa xoay chói sáng, uyển chuyển khoảng giửa
lá, vọt sanh những quả như bình báu của Thiên Ðế Thích,
phóng đại quang minh hóa thành tràng phan và vô lượng lọng báu.
Trong lọng báu ấy chói hiện tất cả Phật sự trong toàn
cõi thế giới, thập phương thế giới chư Phật cũng hiện bóng
trong lọng báu ấy.
Thấy Bửu Thọ ấy rồi, cũng phải mỗi mỗi
quán sát thân cây, nhánh lá, bông trái đều phải phân minh.
Ðây là thọ tưởng gọi là pháp quán thứ tư.
Kế nên tưởng nước.
Người muốn tưởng nước nên biết Cực Lạc
thế giới có ao nước bát công đức. Mỗi mỗi ao nước bảy
báu làm thành. Báu ấy nhu nhuyến từ như ý châu vương sanh,
chia làm mười bốn chi, mỗi mỗi chi làm sắc đẹp bảy báu.
Hoàng kim làm lòng ao. Dưới lòng ao có kim cương nhiều màu
làm cát tráng đáy.
Trong nước mỗi mỗi ao báu ấy đều có sáu
mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười
hai do tuần. Nước ma ni chảy rót trong khoảng lá, theo thân
cây sen mà lên xuống, phát ra âm thanh vi diệu diễn nói khổ,
không, vô thường, vô ngã, các Ba La Mật, còn có tiếng tán
thán tướng hảo của chư Phật.
Như ý châu vương phóng ra ánh sáng vi diệu
màu hoàng kim. Ánh sáng ấy hóa ra các giống chim màu trăm báu,
hòa hót êm nhã, thường tán thán niệm Phật, niệm pháp, niệm
Tăng.
Ðây là tưởng nước bát công đức gọi là
pháp quán thứ năm.
Trong quốc độ Cực Lạc diệu bửu ấy, mỗi
mỗi khu vực có năm trăm ức lầu báu. Trong lầu các ấy có
vô lượng chư Thiên trỗi thiên kỷ nhạc. Còn có nhạc khí
treo ở hư không, như bửu tràng cõi Trời, chẳng đánh tự
kêu. Trong các âm thanh ấy đều diễn nói niệm Phật, niệm
pháp, niệm Tỳ Kheo Tăng.
Pháp tưởng này thành rồi, gọi là thô thấy
Cực Lạc thế giới bửu thọ, bửu địa, và bửu trì, đây
là tổng quán tưởng gọi là pháp quán thứ sáu.
Nếu thấy như vậy thì trừ vô lượng ức kiếp
cực trọng ác nghiệp, sau khi mạng chung, quyết định sanh nước
Cực Lạc.
Quán đây gọi là chánh quán, nếu quán khác
thì gọi là tà quán".
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi:" Lắng
nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ nhớ kỷ đó. Ta sẽ vì các ngươi
phân biệt giải thuyết pháp trừ khổ não. Các ngươi ghi nhớ,
thọ trì, rộng vì đại chúng phân biệt giải thuyết".
Lúc đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn nói lời ấy,
Phật Vô Lượng Thọ hiện đứng trên hư không, Quán Thế
AÂm Bồ tát đứng hầu bên tả, Ðại Thế Chí Bồ tát đứng
hầu bên hữu, ánh sáng chói rực chẳng thể thấy rõ hết,
trăm ngàn lần màu vàng diêm phù đàn kim chẳng thể sánh được.
Vi Ðề Hi thấy Phật Vô Lượng Thọ rồi tiếp
tục lễ lạy. Lễ lạy xong, Vi Ðề Hi bạch Phật rằng:"
Bạch Ðức Thế Tôn! Nay tôi nhơn oai lực Phật mà được thấy
Vô Lượng Thọ Như Lai cùng hai Ðại Sĩ Quán Thế AÂm Bồ
tát và Ðại Thế Chí Bồ tát. Ðời vị lai, các chúng sanh sẽ
phải thế nào quán thấy Phật Vô Lượng Thọ và hai Bồ tát
ấy?"
Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi:" Ngươi muốn
quán Phật Vô Lượng Thọ thì nên khởi tưởng niệm: Ở trên
mặt đất thất bửu tưởng có hoa sen, trên mỗi mỗi cánh
hoa tưởng màu bá bửu, có tám vạn bốn ngàn đường gân dường
như bức họa cõi Trời, mỗi đường gân có tám vạn bốn
ngàn ánh sáng tỏ rõ rành rẽ đều được thấy cả. Cánh
hoa nhỏ nhất ngang rộng hai trăm năm mươi do tuần, toàn hoa
sen ấy có đủ tám vạn bốn ngàn cánh. Khoảng mỗi cánh hoa
có trăm ức ma ni châu vương để làm sáng đẹp. Mỗi mỗi châu
ma ni vương ấy phóng ra ngàn ánh sáng, ánh sáng ấy như lọng
bảy báu hiệp thành che khắp mặt đất. Ðài hoa sen ấy bằng
báu thích ca tỳ lăng già, có tám vạn kim cương chân thúc ca
bửu, phạm ma ni bửu và lưới diệu chơn châu, dùng để nghiêm
sức. Ở trên đài ấy, tự nhiên có bốn trụ bửu tràng, mỗi
mỗi bửu tràng cao lớn như trăm ngàn muôn ức núi Tu Di. Trên
bửu tràng có màn báu như Dạ Ma Thiên cung, còn có năm trăm
ức bửu châu có tám vạn bốn ngàn ánh sáng. Mỗi mỗi ánh
sáng làm tám vạn bốn ngàn kim sắc nhiều loại lạ khác nhau.
Mỗi mỗi kim sắc khắp cả cõi nước Cực Lạc, nơi nơi biến
hóa, đều riêng làm những tướng hình khác lạ: hoặc làm đài
kim cương, làm lưới chơn châu, hoặc làm mây nhiều loại hoa,
nơi mười phương diện, tùy ý biến hiện ra làm Phật sự.
Ðây là tưởng tòa ngồi hoa sen, gọi là pháp
quán thứ bảy.
Này A Nan! Hoa sen vi diệu như vậy là do bổn
nguyện lực của pháp Tạng Tỳ Kheo, tiền thân Phật Vô Lượng
Thọ cảm thành. Nếu người muốn niệm đức Phật ấy thì
phải trước tưởng hoa tòa ấy. Lúc quán tưởng chẳng được
tạp quán. Ðều phải quán mỗi mỗi chi tiết, mỗi mỗi cánh
hoa, mỗi mỗi bửu châu, mỗi mỗi ánh sáng, mỗi mỗi đài, mỗi
mỗi tràng đều phải phân minh, như thấy tượng mặt mình hiện
trong gương. Pháp tưởng này thành, diệt trừ trăm muôn ức
kiếp tội sanh tử, tất định sẽ sanh Cực Lạc thế giới.
Quán như vậy gọi là chánh quán, nếu quán khác thì gọi là
tà quán.
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi:" Thấy
hoa tòa rồi kế nên tưởng Phật. Tại sao vậy? Vì chư Phật
Như Lai là thân pháp giới vào khắp trong tâm tưởng của tất
cả chúng sanh, nên lúc các ngươi tâm tưởng Phật, tâm ấy tức
là ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo, tâm ấy làm
Phật, tâm ấy là Phật. Chư Phật Chánh Biến Tri hải từ
tâm tưởng sanh, vì vậy nên nhứt tâm buộc niệm, quán kỹ
đức Phật ấy, đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri.
Người muốn tưởng đức Phật ấy trước nên
tưởng hình tượng. Thấy một bửu tượng màu như vàng diêm
phù đàn ngồi trên hoa tòa kia. Thấy tượng Phật ngồi rồi,
tâm nhãn được khai thông, tỏ rõ phân minh thấy quốc độ Cực
Lạc thất bửu trang nghiêm, đất báu, ao báu, cây báu bày
hàng. Màn lưới báu cõi Trời giăng che phía trên, các màn lưới
báu đầy khắp hư không, thấy sự như vậy khiến rất rõ
ràng, như thấy trong lòng bàn tay. Thấy sự ấy rồi, lại
nên tưởng một hoa sen lớn ở bên tả tượng Phật như trước
không khác. Rồi lại tưởng một hoa sen lớn như trước ở bên
hữu tượng Phật. Rồi tưởng một tượng Quán Thế AÂm Bồ
tát ngồi tòa sen bên tả, cũng kim sắc như trước. Rồi tưởng
tượng Ðại Thế Chí Bồ tát ngồi hoa sen bên hữu. Lúc pháp
tưởng này thành rồi, tượng Phật và tượng Bồ tát đều
phóng ánh sáng. Ánh sáng ấy kim sắc chiếu những bửu thọ.
Dưới mỗi mỗi bửu thọ đều có ba tòa hoa sen, tượng Phật
và hai tượng Bồ tát ngồi trên ấy như vậy khắp cả quốc
độ Cực Lạc.
Lúc pháp tưởng này đã thành, hành giả nên
nghe nước chảy, ánh sáng, các bửu thọ, những chim cưu, nhạn,
uyên ương, đều diễn nói diệu pháp, lúc xuất định, lúc
nhập định luôn nghe diệu pháp. Pháp được nghe trong định,
lúc xuất định nhớ giữ chẳng bỏ, phải khế hiệp với lời
trong Kinh. Nếu chẳng hiệp thì gọi là vọng tưởng. Nếu hiệp
thì gọi là thô tưởng thấy Cực Lạc thế giới.
Ðây là tưởng tượng, gọi là pháp quán thứ
tám. Quán pháp này trừ được vô lượng ức kiếp tội sanh
tử. Nơi thân hiện tại được niệm Phật tam muội”.
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi:" Kế lại,
nên quán Phật Vô Lượng Thọ thân tướng quang minh. A Nan phải
biết Phật Vô Lượng Thọ thân như trăm ngàn muôn ức sắc
vàng diêm phù đàn Trời Dạ Ma, thân Phật cao sáu mươi muôn
ức na do tha hằng hà sa do tuần, bạch hào giữa hai mày xoay
bên hữu, uyển chuyển như năm tòa núi Tu Di, mắt Phật như bốn
đại hải xanh biếc và trắng phân minh. Các lỗ lông nơi thân
Phật phóng ánh sáng ra như núi Tu Di. Viên quang của Phật ấy
như trăm ức Ðại Thiên thế giới. Trong viên quang ấy có trăm
vạn ức na do tha hằng hà sa Hóa Phật. Mỗi mỗi Hóa Phật cũng
có đông nhiều vô số Hóa Bồ Tát làm thị giả. Thân Phật
Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng. Trong mỗi mỗi
tướng đều riêng có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo. Trong
mỗi mỗi hình hảo còn có tám vạn bốn ngàn quang minh, mỗi
mỗi quang minh chiếu khắp thập phương thế giới, nhiếp lấy
chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ sót. Quang minh tướng hảo và
Hóa Phật ấy chẳng thể nói đủ hết, chỉ nên nhớ tưởng
khiến tâm nhãn được thấy. Thấy sự ấy, liền thấy thập
phương chiếu khắp tất cả chư Phật. Vì thấy chư Phật nên
gọi là niệm Phật tam muội.
Quán tưởng đây gọi là quán thân tất cả
Phật, vì quán thân Phật nên cũng thấy tâm Phật. Phật tâm
là đại từ bi tâm, dùng từ vô duyên nhiếp thọ các chúng
sanh.
Người tu quán này, bỏ thân, đời khác sanh
trước chư Phật được Vô Sanh Nhẫn. Vì vậy nên người trí
phải buộc niệm, quán kỹ Vô Lượng Thọ Phật, từ một tướng
hảo mà vào, chỉ quán lông trắng giữa hai mày khiến rất tỏ
rõ. Ðược thấy lông trắng ấy rồi thì tám vạn bốn ngàn
tướng hảo tự nhiên sẽ hiện. Thấy Phật Vô Lượng Thọ,
liền thấy vô lượng chư Phật mười phương. Vì thấy vô lượng
chư Phật nên được chư Phật hiện tiền thọ ký.
Ðây là khắp quán tưởng tất cả sắc thân
Phật gọi là pháp quán thứ chín. Quán như đây gọi là
chánh quán, nếu quán khác gọi là tà quán".
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi:" Ðã
thấy Vô Lượng Thọ Phật tỏ rõ phân minh rồi, kế cũng nên
quán Quán Thế AÂm Bồ Tát.
Bồ Tát này thân cao tám mươi vạn ức na do
tha do tuần, thân màu tử kim, đỉnh có nhục kế, cổ có
viên quang mỗi phương diện đều trăm ngàn do tuần. Trong
viên quang có năm trăm Hóa Phật như Thích Ca Mâu Ni. Mỗi mỗi
Hóa Phật có năm trăm Hóa Bồ Tát và vô lượng chư Thiên
làm thị giả. Trong ánh sáng toàn thân hiện tất cả sắc tướng
của chúng sanh trong ngũ đạo. Trên đỉnh có thiên quang bằng
tỳ lăng già ma ni bửu. Trong thiên quang có một Hóa Phật, đứng
cao hai mươi lăm do tuần. Mặt của Quán Thế AÂm Bồ Tát như
màu vàng diêm phù đàn. Lông trắng giữa hai mày đủ màu thất
bửu, chiếu ra tám vạn bốn ngàn thứ ánh sáng. Mỗi mỗi
ánh sáng có vô lượng vô số trăm ngàn Hóa Phật. Mỗi mỗi
Hóa Phật có vô số Hóa Bồ Tát làm thị giả, biến hiện tự
tại khắp thập phương thế giới. Cánh tay màu như hoa sen hồng
có tám mươi ức ánh sáng vi diệu làm chuỗi đeo. Trong chuỗi
đeo, ánh sáng ấy khắp hiện tất cả sự trang nghiêm. Bàn
tay màu năm trăm ức hoa sen đẹp. Bàn tay mười đầu ngón, mỗi
mỗi đầu ngón có tám vạn bốn ngàn lằn dường như ấn
văn. Mỗi mỗi lằn có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, ánh sáng
ấy mềm dịu chiếu khắp tất cả. Bồ Tát dùng tay báu này
tiếp dẫn chúng sanh. Lúc Bồ Tát cất chân lên, dưới lòng
bàn chân có tướng thiên bức luân tự nhiên hóa thành năm
trăm ức đài quang minh. Lúc để chân xuống, có hoa kim cương
ma ni rải rắc tất cả, không chỗ nào là chẳng đầy khắp.
Các tướng khác nơi thân Bồ Tát đầy đủ những hình hảo
như thân Phật không khác, chỉ có nhục kế trên đỉnh và
vô kiến đảnh tướng chẳng bằng Thế Tôn. Ðây là tướng
sắc thân chơn thiệt của Quán Thế AÂm Bồ Tát, gọi là
pháp quán thứ mười. Nếu người muốn thấy Quán Thế AÂm Bồ
Tát nên tu quán ấy. Tu quán ấy thì chẳng gặp các tai họa,
trừ sạch nghiệp chướng, trừ tội sanh tử trong vô số kiếp.
Quán Thế AÂm Bồ Tát ấy chỉ nghe danh hiệu
còn được phước vô lượng huống là quán kỹ. Nếu người
muốn Quán Thế AÂm Bồ Tát thì trước quán nhục kế, sau
quán thiên quang. Các tướng khác cũng theo thứ tự mà quán kỹ,
đều phải tỏ rõ như nhìn trong bàn tay. Quán như đây gọi
là chán quán, nếu quán khác thì gọi là tà quán.
Kế đó quán Ðại Thế Chí Bồ Tát. Bồ Tát
này thân lượng lớn nhỏ đều đồng như Quán Thế AÂm Bồ
Tát. Viên Quang mỗi mặt đều một trăm hai mươi lăm do tuần,
chiếu hai trăm năm mươi do tuần. Ánh sáng toàn thân chiếu
toàn thân quốc độ màu tử kim. Chúng sanh có duyên thảy đều
được thấy. Chỉ thấy ánh sáng một lỗ lông của Bồ Tát
này liền thấy quang minh tịnh diệu vô lượng chư Phật mười
phương, vì vậy nên đặt hiệu Bồ Tát này là Vô Biên Quang.
Dùng ánh sáng trí huệ chiếu khắp tất cả, khiến lìa tam đồ
được vô thượng lực nên Bồ Tát nầy có tên là Ðại Thế
Chí.
Thiên Quang của Ðại Thế Chí Bồ Tát có năm
trăm hoa báu, mỗi mỗi hoa báu có năm trăm đài báu, trong mỗi
mỗi đài, tướng dài ngắn của quốc độ thanh tịnh vi diệu
chư Phật mười phương đều hiện rõ. Nhục kế trên dỉnh
như hoa bát đầu ma, trên nhục kế có một bình báu đựng các
ánh sáng khắp hiện Phật sự. Các thân tướng khác như Quán
Thế AÂm không khác.
Lúc Ðại Thế Chí Bồ Tát đi, thập phương
thế giới tất cả chấn động. Ðương lúc bất động có năm
trăm ức hoa báu, mỗi mỗi hoa báu trang nghiêm cao rõ như Cực
Lạc thế giới. Lúc Bồ Tát này ngồi, quốc độ thất bửu
đồng thời dao động. Từ Hạ phương Kim Quang Phật thế giới
nhẫn đến Thượng phương Quang Minh Vương Phật thế giới,
trong khoảng giữa ấy, vô lượng vô số phân thân Vô Lượng
Thọ Phật, phân thân Quán Thế AÂm Bồ Tát, phân thân Ðại
Thế Chí Bồ Tát, thảy đều vân tập Cực Lạc thế giới,
chật đầy hư không, ngồi tòa liên hoa, diễn nói diệu pháp
độ khổ chúng sanh. Tu pháp quán này gọi là quán thấy Ðại
Thế Chí Bồ Tát. Ðây là quán thấy tướng sắc thân thiệt
Ðai Thế Chí, gọi là pháp quán thứ mười một. Quán Ðại
Thế Chí Bồ Tát trừ vô số kiếp vô số tội sanh tử. Người
tu quán này chẳng còn ở bào thai, thường du hành quốc độ
thanh tịnh vi diệu chư Phật.
Pháp quán này thành rồi, gọi là đầy đủ
quán Quán Thế AÂm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát.
Lúc thấy sự ấy rồi, nên khởi tự tâm sanh
nơi Tây Phương Cực Lạc thế giới, trong hoa sen ngồi kiết
già, tưởng hoa sen búp lại, tưởng hoa sen nở ra. Lúc hoa sen
nở có ánh sáng năm trăm màu chiếu đến thân. Tưởng mắt mở
ra thấy Phật và Bồ Tát đầy cả hư không, nước, chim, cây,
rừng, cùng chư Phật phát ra âm thanh đều diễn nói diệu
pháp hiệp với mười hai bộ Kinh. Lúc xuất định nhớ giữ
không mất. Thấy sự này rồi, gọi là thấy Vô Lượng Thọ
Phật Cực Lạc thế giới. Ðây là phổ quán tưởng gọi là
pháp quán thứ mười hai. Vô Lượng Thọ Phật hóa thân vô số,
cùng Quán Thế AÂm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát thường
đến chỗ hành nhơn ấy".
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi:" Người
muốn chí tâm sanh Cực Lạc thế giới, trước nên quán tượng
Phật Vô Lượng Thọ cao một trượng sáu xích ở trên mặt nước
ao báu.
Như trước đã nói, Vô Lượng Thọ Phật thân
lượng vô biên chẳng phải tâm lực của phàm phu kịp được.
Nhưng do nguyện lực đời trước của đức Như Lai ấy, nên
ai có tâm nhớ tưởng thì ắt được thành tựu. Chỉ tưởng
tượng Phật, được phước vô lượng, huống là quán đủ
thân tướng của Phật.
A Di Ðà Phật thần thông như ý, nơi mười
phương quốc độ biến hiện tự tại. Hoặc hiện thân lớn
đầy trong hư không, hoặc hiện thân nhỏ một trượng sáu
xích, hoặc là tám xích. Thân hình Phật hiện ra đều màu chơn
kim, viên quang Hóa Phật và hoa sen báu như đã nói ở trên.
Quán Thế AÂm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ tát ở tất cả
xứ, thân đồng với chúng sanh. Chỉ quán tưởng trên đầu,
biết là Quán Thế AÂm hay Ðại Thế Chí. Hai đại Bồ Tát
ấy trợ Phật A Di Ðà khắp hóa độ tất cả. Ðây là tạp
tưởng quán gọi là quán thứ mười ba."
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi:" Người
sanh Cực Lạc thế giới, bậc Thượng Phẩm Thượng Sanh ấy.
Nếu có chúng sanh nguyện sanh Cực Lạc thế giới phát ba thứ
tâm liền được vãng sanh. Những gì là ba tâm?
Một là chí thành tâm, hai là thâm tâm và ba
là hồi hướng phát nguyện tâm. Người đủ ba tâm này ắt
sanh Cực Lạc thế giới.
Còn có ba hạng chúng sanh sẽ được vãng sanh.
Những gì là ba hạng?
Một là từ tâm bất sát, đủ các giới hạnh.
Hai là đọc tụng kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa. Ba là
tu hành Lục Niệm, hồi hướng phát nguyện, nguyện sanh Cực
Lạc.
Người đủ các công đức này từ một ngày
đến bảy ngày liền được vãng sanh. Lúc sanh về nước ấy,
vì người này tinh tiến dũng mãnh, nên A Di Ðà Như Lai cùng
Quán Thế AÂm, Ðại Thế Chí, vô số Hóa Phật, trăm ngàn Tỳ
Kheo Thanh Văn đại chúng, vô lượng chư Thiên, cung điện bảy
báu. Quán Thế AÂm Bồ tát cầm đài kim cương cùng Ðại Thế
Chí Bồ tát đến trước hành nhơn. A Di Ðà Phật phóng đại
quang minh chiếu thân hành giả, cùng các Bồ Tát trao tay nghinh
tiếp. Quán Thế AÂm, Ðại Thế Chí, cùng vô số Bồ Tát,
tán thán hành giả, khuyến khích, sách tiến tâm hành giả.
Hành giả thấy rồi, hoan hỉ dũng dước, tự thấy thân mình
ngồi đài kim cương, đi theo sau Phật. Như khoảng khảy ngón
tay, vãng sanh nước Cực Lạc. Sanh nước Cực Lạc rồi, thấy
sắc thân Phật A Di Ðà đầy đủ các tướng. Thấy chư Bồ
Tát sắc tướng đầy đủ. Quang minh cây rừng báu diễn nói
diệu pháp. Nghe rồi liền ngộ Vô Sanh Pháp Nhẫn. Trong thời
gian giây lát, đi khắp thập phương thế giới kính thờ chư
Phật. Ở trước chư Phật thứ đệ thọ ký. Trở về bổn
quốc được vô lượng trăm ngàn môn đà la ni. Ðây gọi là
người Thượng Phẩm Thượng Sanh.
Người Thượng Phẩm Trung Sanh ấy, người này
bất tất thọ trì đọc tụng Kinh điển Phương Ðẳng Ðại
Thừa, chỉ khéo hiểu nghĩa thú, nơi Ðệ Nhứt nghĩa tâm chẳng
kinh động, thâm tín nhơn quả, chẳng hủy báng Ðại Thừa.
Ðem công đức ấy hồi hướng, nguyện cầu sanh Cực Lạc thế
giới. Người có công hạnh như vậy, lúc lâm chung, A Di Ðà
Phật cùng Quán Thế AÂm, Ðại Thế Chí, vô lượng đại chúng
vây quanh, cầm đài tử kim đến trước hành giả, khen rằng:
Nầy Pháp tử! Ngươi hành Ðại Thừa, hiểu Ðệ Nhất Nghĩa,
nên nay ta đến nghinh tiếp ngươi. Ðức Phật A Di Ðà cùng
ngàn Hóa Phật đồng thời trao tay. Hành giả ấy tự thấy
mình ngồi đài kim tử, chắp tay xếp cánh tán thán chư Phật.
Như khoảng một niệm, liền sanh Cực Lạc trong ao thất bửu.
Ðài kim tử ấy như hoa sen lớn qua một đêm liền nở. Thân
hành giả màu vàng tử ma, dưới chân cũng có hoa sen bảy báu.
Phật và Bồ Tát đồng thời phóng quang chiếu
thân hành giả mắt liền mở sáng. Nhơn túc tập trước, nên
khắp nghe các âm thanh thuần nói thậm thâm Ðệ Nhất Nghĩa
Ðế. Hành giả ấy liền xuống kim đài lạy Phật, chắp tay
tán thán Thế Tôn, qua bảy ngày liền được chẳng thối chuyển
Vô Thượng Bồ Ðề, liền có thể bay đi đến khắp mười
phương kính thờ chư Phật, ở trước chư Phật tu các tam muội,
qua một tiểu kiếp được Vô Sanh Nhẫn, hiện tiền thọ ký.
Ðây gọi là người Thượng Phẩm Trung Sanh vậy.
Người Thượng Phẩm Hạ sanh ấy. Người này
cũng tin nhơn quả, chẳng hủy báng Ðại Thừa, chỉ phát tâm
Vô Thượng Bồ Ðề. Ðem công đức ấy hồi hướng, nguyện
cầu sanh Cực Lạc thế giới.
Hành giả ấy lúc lâm chung, A Di Ðà Phật
cùng Quán Thế AÂm , Ðại Thế Chí và chư Bồ Tát cầm hoa
sen vàng, hóa làm năm trăm Phật đến rước. Năm trăm hóa Phật
đồng thời trao tay khen rằng: Này Pháp tử, nay ngươi thanh tịnh
phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, ta đến rước ngươi. Hành giả
lúc thấy sự ấy, liền tự thấy thân mình ngồi kim liên hoa.
Ngồi rồi, hoa búp lại, theo sau Phật, liền được vãng sanh
Cực Lạc thế giới trong ao thất bửu. Qua một ngày một đêm
kim liên hoa mới nở. Qua bảy ngày mới được thấy Phật. Dầu
thấy thân Phật mà chẳng thấy tỏ rõ các tướng hảo. Sau
hai mươi mốt ngày mới thấy rõ hết. Nghe các âm thanh đều
diễn diệu pháp, đi khắp mười phương cúng dường chư Phật.
Ở trước chư Phật nghe thậm thâm pháp. Qua ba tiểu kiếp,
được bá pháp minh môn, trụ bực Hoan Hỉ Ðịa. Ðây gọi
là người Thượng Phẩm Hạ Sanh vậy.
Ðây gọi là pháp tưởng hàng Thượng Phẩm vãng
sanh, gọi là pháp quán thứ mười bốn"
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: " Người
Trung Phẩm Thượng Sanh ấy. Nếu có chúng sanh thọ trì ngũ giới,
trì bát giới trai, tu hành các giới, chẳng tạo ngũ nghịch,
không có các tội lỗi. Ðem thiện căn này nguyện cầu sanh Cực
Lạc thế giới. Hành giả lúc lâm chung, A Di Ðà Phật cùng
các Tỳ kheo quyến thuộc vây quanh, phóng ánh sáng kim sắc đến
chỗ hành giả, diễn nói khổ, không, vô thường, vô ngã,
tán thán xuất gia được lìa các sự khổ. Hành giả thấy rồi
lòng rất vui mừng, tự thấy thân mình ngồi đài liên hoa, quỳ
dài chắp tay đảnh lễ Phật, lúc chưa cất đầu lên liền
được vãng sanh Cực Lạc thế giới, liên hoa liền nở. Lúc
hoa sen nở, nghe các âm thanh tán thán Tứ Ðế, liền được A
La Hán đạo, Tam Minh, Lục Thông, đủ Bát giải thoát. Ðây gọi
là người Trung Phẩm Thượng Sanh vậy.
Người Trung Phẩm Trung Sanh ấy. Nếu có chúng
sanh hoặc một ngày đêm trì bát giới trai, hoặc một ngày một
đêm trì giới Sa di, hoặc một ngày một đêm trì Cụ Túc giới,
oai nghi không kém thiếu. Ðem công đức này hồi hướng, nguyện
sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Do giới hương huân tu, hành giả này lúc lâm
chung thấy A Di Ðà Phật cùng các quyến thuộc phóng kim sắc
quang, cầm bửu liên hoa đến trước hành giả. Hành giả tự
nghe hư không có tiếng khen rằng: Này Thiện Nam tử, như
ngươi, hàng thiện nhơn, tùy thuận lời dạy tam thế chư Phật
nên ta đến rước. Hành giả tự thấy thân mình ngồi trên
hoa sen, hoa sen liền búp lại, sanh trong ao báu Tây Phương Cực
Lạc thế giới. Qua bảy ngày liên hoa mới nở. Hoa nở rồi,
mở mắt chắp tay tán thán Thế Tôn, nghe pháp hoan hỉ được
quả Tu Ðà Hoàn. Qua nửa kiếp thành bực A La Hán. Ðây gọi
là người Trung Phẩm Trung Sanh vậy.
Trung Phẩm Hạ Sanh ấy.
Nếu có thiện nam, thiện nữ hiếu dưỡng cha
mẹ, làm việc nhơn từ thế gian. Người này lúc lâm chung, gặp
thiện tri thức vì họ mà nói rộng những sự vui nơi quốc
độ Phật A Di Ðà, cùng nói bốn mươi tám nguyện của Pháp
Tạng Tỳ Kheo, nghe rồi liền chết. Ví như khoảng thời gian
tráng sĩ co duỗi chân tay, liền được vãng sanh Tây Phương Cực
Lạc thế giới. Qua bảy ngày, gặp Quán Thế AÂm và Ðại Thế
Chí Bồ Tát, nghe pháp hoan hỉ được quả Tu Ðà Hoàn. Qua một
tiểu kiếp thành A La Hán. Ðây gọi là người Trung Phẩm Hạ
Sanh vậy.
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: " Người
Hạ Phẩm Thượng Sanh ấy.
Hoặc có chúng sanh tạo những nghiệp ác. Người
ngu như vậy, dầu chẳng hủy báng Kinh điển Phương Ðẳng Ðại
Thừa, mà tạo nhiều việc ác, không có tàm quí. Người này
lúc lâm chung, gặp thiện tri thức vì họ mà nói mười hai bộ
Kinh Ðại Thừa danh tự đầu đề. Do nghe tên các Kinh như vậy,
dứt trừ ngàn kiếp ác nghiệp cực trọng. Trí giả lại bảo
chắp tay xếp cánh, xưng Nam Mô A Di Ðà Phật. Do xưng danh hiệu
Phật nên trừ năm mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc ấy Phật
A Di Ðà liền sai Hóa Phật, hóa Quán Thế AÂm, hóa Ðại Thế
Chí đến trước hành giả, khen rằng: Nầy thiện nam tử !
Vì ngươi xưng danh hiệu Phật, các tội tiêu diệt, ta đến
rước ngươi. Nghe lời nói ấy rồi, hành giả liền thấy
quang minh của Hóa Phật chiếu sáng cả nhà. Thấy rồi hoan hỉ
mạng chung, ngồi bửu liên hoa theo sau Hóa Phật, sanh trong ao
báu Cực Lạc thế giới . Qua bốn mươi chín ngày hoa sen mới
nờ. Ðương lúc hoa nở, Ðại bi Quán Thế AÂm Bồ Tát và Ðại
Thế Chí Bồ Tát phóng đại quang minh đứng trước người
ấy, vì người ấy nói thậm thâm nhị bộ Kinh. Người ấy
nghe rồi tin hiểu phát Vô Thượng đạo tâm. Qua mười tiểu
kiếp, đủ bá pháp minh môn, được nhập bậc Sơ Ðịa. Ðây
gọi là người Hạ Phẩm Thượng Sanh vậy".
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: " Người
Hạ Phẩm Trung Sanh ấy. Hoặc có chúng sanh hủy phạm ngũ giới,
bát giới và cụ túc giới. Người ngu này trộm của vật Tăng
kỳ, trộm của vật hiện tiền Tăng, bất tịnh thuyết pháp,
không có tàm quí, dùng các ác nghiệp để tự trang nghiêm. Người
tội như đây do nghiệp ác phải đọa địa ngục đồng thời
hiện đến. Gặp thiện tri thức, vì lòng đại từ bi, vì người
ấy mà khen nói Thập Lực oai đức của đức Phật A Di Ðà,
rộng khen quang minh thần lực của đức Phật A Di Ðà, cũng tán
dương Giới, Ðịnh, Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến.
Người ấy nghe rồi trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lửa
mạnh địa ngục biến thành gió mát, thổi các thiên hoa bay
đến. Trên hoa đều có Hóa Phật, Hóa Bồ Tát tiếp rước
người ấy. Trong khoảng một niệm liền sanh trong hoa sen nơi
ao báu Cực Lạc thế giới. Qua sáu kiếp hoa sen mới nở.
Quán Thế AÂm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng phạm
âm thanh an úy người ấy, vì người ấy mà nói Kinh điển Ðại
Thừa thậm thâm. Nghe pháp rồi, người ấy liền phát tâm Vô
Thượng Ðạo. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Trung Sanh vậy".
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: " Người
Hạ Phẩm Hạ Sanh ấy.
Hoặc có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện ngũ
nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy,
do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp
thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm chung, gặp thiện
tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo
niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được.
Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia
được, thì ngươi xưng danh hiệu Phật A Di Ðà, như vậy chí
tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng
như vầy: Nam Mô A Di Ðà Phật. Do xưng danh hiệu Phật, nên
trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng
chung, thấy kim liên hoa dường như mặt nhựt trụ trước người
ấy. Như khoảng một niệm, liền được vãng sanh Cực Lạc
thế giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy
mới nở. Quán Thế AÂm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát
dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói thiệt tướng các
pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất
vui mừng liền phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðây gọi là người
Hạ Phẩm Hạ Sanh vậy".
Quốc Thái phu nhơn Vi Ðề Hi cùng năm trăm thị
nữ nghe lời đức Phật nói về mười sáu pháp quán ấy, liền
lúc đó thấy tướng rộng lớn Cực Lạc thế giới. Ðược
thấy sắc thân Phật A Di Ðà và hai Bồ Tát Quán Thế AÂm, Ðại
Thế Chí, lòng rất hoan hỷ khen chưa từng có. Vi Ðề Hi hoát
nhiên đại ngộ được Vô Sanh Nhẫn. Năm trăm thị nữ phát
tâm Vô Thượng Bồ Ðề nguyện sanh Cực Lạc thế giới. Ðức
Thế Tôn thọ ký đều sẽ vãng sanh. Sanh nước Cực Lạc rồi
được chư Phật hiện tiền tam muội. Còn có vô lượng chư
Thiên phát tâm Vô Thượng Ðạo.
Lúc bấy giờ Tôn giả A Nan từ chỗ ngồi đứng
dậy bạch Phật rằng: “ Bạch Ðức Thế Tôn ! Kinh này sẽ
gọi là tên gì? Pháp yếu này sẽ thọ trì như thế nào?".
Ðức Phật nói: " Này A Nan ! Kinh này tên
là Quán Cực Lạc Quốc Ðộ Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế
AÂm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát.
Cũng có tên là Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Sanh
Chư Phật Tiền.
Ông nên thọ trì như vậy chớ để quên mất.
Người hành tam muội này thì thân hiện đời được thấy Vô
Lượng Thọ Phật, Quán Thế AÂm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ
Tát.
Nếu thiện nam, thiện nữ chỉ nghe danh hiệu
Quán Thế AÂm Bồ Tát và Ðại Thế Chí
Bồ Tát thì trừ vô lượng kiếp tội sanh tử,
huống là nhớ niệm.
Nếu là người niệm Phật, nên biết người
ấy là hoa phân đà lợi trong loài người. Quán Thế AÂm và
Ðại Thế Chí Bồ Tát là thắng hữu của người ấy. Người
ấy sẽ ngồi đạo tràng sanh vào nhà chư Phật".
Ðức Phật bảo Tôn giả A Nan: " Này A Nan
! Ngươi phải trì lời này cho tốt. Người trì lời này tức
là trì danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật".
Phật nói Kinh này rồi, Tôn giả Mục Kiền
Liên, Tôn giả A Nan và Vi Ðề Hi, cùng thị nữ quyến thuộc,
nghe lời đức Phật dạy tất cả đều rất vui mừng.
Bấy giờ đức Thế Tôn chân đi trên hư không
trở về núi Kỳ Xà Quật. Tôn giả A Nan vì đại chúng nói rộng
sự ấy. Vô Lượng chư Thiên Long Bát Bộ, nghe lời Phật nói
đều rất vui mừng lạy Phật lui ra.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 lần).
---o0o---