Phật Học Online

Triết lý về Nghiệp
Hòa Thượng Hộ Tông Vansarakkhita Maha Thera In Lần Thứ Nhất Tại Sài Gòn 1974, Tái Bản Tại Hoa Kỳ 1998 Tái Bản Tại Việt Nam 2001

MỤC LỤC

Lời Nói Ðầu

Thiên I

Giải về nghiệp

Thiên II

Chứng cớ hiển nhiên của nghiệp
Phật ngôn về vấn đề nghiệp

Thiên III

Vấn đề nghiệp (tiếp theo)
Nghiệp đen, nghiệp trắng
Năm pháp mà chúng sinh khó được
Pháp tạo bốn nghiệp (Dhammasamadaana)

Thiên IV

Mười hai nghiệp
Loại 1 cho quả theo thời
Loại 2 cho quả theo phận sự của nghiệp
Loại 3 cho quả theo thứ tự

Thiên V

Nghiệp trong Phật giáo

Thiên VI

Sự tạo nghiệp

Thiên VII

Quan niệm về nghiệp trong Sandaka-suutra

Thiên VIII

Người như thế nào cũng do nghiệp

Thiên IX

Đạo pháp về tẩy nghiệp
Thân nghiệp
Khẩu nghiệp
Ý nghiệp

Thiên X

Do nhân nào chúng sinh bị đọa trong khổ đạo và được lên nhàn cảnh

Thiên XI

Phần tạo bốn nghiệp

Thiên XII

Nghiệp theo báo ứng

Thiên XIII

Nghiệp là tín hiệu của si nhân

Thiên XIV

Chánh pháp và bất hợp pháp có quả bất đồng

Thiên XV

Dây xích của nhân quả

Thiên XVI

Dây xích của nhân quả theo ý nghĩa của Vi diệu pháp
Vô minh - Hành - Thức - Danh sắc
Lục nhập - Xúc - Thọ- Ái - Thủ -
Hữu - Sinh - Lão, Tử

Thiên XVII

Tâm sở (Cetasika)

Thiên XVIII

Khu vực tái sinh
Phần kết luận

LỜI NÓI ÐẦU

Triết lý về nghiệp là nền tảng kiên cố làm cho các tôn giáo có những quan điểm[1] dị đồng.

Các tôn giáo khác cho rằng: việc làm ăn của người mà có quả báo, như thế nào đó, là tùy ở "Một cái" có thế lực tối cao cho thực tiễn. Họ gọi "một cái" đó là đấng Tạo hóa hay là đức Phạm thiên.

Nhưng Phật giáo thuyết trái ngược với các tôn giáo khác rằng: người là kẻ tạo nghiệp. Nghiệp là điều qui định tự nhiên của đời. Nó cho quả phải thực thi như thế nầy như thế kia. Nó là điều chỉnh lý[2] bất biến. Sự xoay vần của nó, ví như bánh xe có phận sự xoay tròn vậy.

Chúng ta là người tạo nghiệp, theo ý nghĩa tương phản, nghiệp không làm gì được người. Quả của nó phân hạng chúng sinh khác nhau ấy cũng do chúng sinh tạo nghiệp riêng biệt. "Tạo lành quả cũng lành, tạo dữ quả cũng dữ".

Những nhà khoa học hiện đại, thừa nhận căn bản "Nghiệp" trong Phật giáo vì họ thấy rằng: sự động tác và sức phản ứng hằng có quả ngang nhau và tương phản nhau. Thí dụ: như sự ném quả bóng, ta thấy rằng: ném mạnh thì quả bóng dội lại mạnh, ném nhẹ thì quả bóng dội lại nhẹ. Đây là nghiệp vậy.

Vấn đề "Nghiệp" trong quyển sách nầy dẫn chứng cớ ra để giải thích, làm bằng cho thấy hiển nhiên cho chư quý độc giả dùng để điều tra, ngẫm nghĩ không nên vội bỏ. Ví bằng không để ý đến căn bản "nghiệp" thì Phật giáo không có ý nghĩa và thú vị gì nhiều đến ta và toàn thể nhân loại.

Có kẻ cho rằng: "nghiệp" là một lợi khí của hàng trí tuệ viên dẫn ra để đàn áp và trấn tỉnh lòng người thiển kiến. Như thế là sự hiểu biết sai suyển[3] vô căn cứ. Vì Phật giáo chẳng phải là lợi khí của ai và và cũng chẳng dạy kẻ nào phải co tay rút chân cả.

Mong rằng sự học vấn về "nghiệp" theo căn bản Phật ngôn dạy dầu sao cũng có lợi không nhiều thì ít đến chư quý độc giả và xin nhớ rằng "nghiệp" không làm gì được người, chính người riêng biệt tạo nghiệp. Như nước mát, lửa nóng. Nếu mó vào thì nước cho mát theo phận sự của nó; lửa cũng cho nóng theo phận sự của lửa, chỉ tuỳ người tự mó vào mà thôi.

Chúng tôi xin hồi hướng quả phúc sự phiên dịch quyển kinh nầy đến tất cả Chư Thiên trong sa bà thế giới cùng cha mẹ thầy tổ các bậc ân nhân và hàng Phật tử.

Cầu Chư Thiên hoan hỉ hộ trì tất cả chúng sinh nhất là toàn thể Phật giáo đồ hằng mau đoạt được mục đích cứu cánh giải thoát.

Mong thay!

Vansarakkhita Maha Thera
(Hòa Thượng Hộ Tông)



[1] Quan điểm: căn cứ của kiến thức để nghiên cứu mọi vấn đề.
[2] Chỉnh lý: chỉnh đốn.
[3] Sai suyển: không đúng.

Source: BuddhaSasana


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage