Trong người sẵn dao, sẵn kiếm
PV: Thời gian gần đây, Thầy có nghe những chuyện xôn xao ngoài đời?
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Tôi đã được nghe trên
tivi, trên đài về những vụ xô xát nhau ngoài đời, kể cả những vụ đâm,
chém nhau. Tôi thấy rõ ràng vấn đề đạo đức đang xuống cấp trầm trọng,
con người với con người sống với nhau đã không còn yêu thương nhau.
Cách đây mấy thập kỷ trước, khi người ta ra đường rồi dẫn đến xô xát
nhau, họ chỉ xin lỗi là xong. Đáng tuổi ông thì xưng ông, tuổi cha thì
xưng cha… có tôn trọng, có đạo đức.
|
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch thường trực hội đồng trị sự giáo hội Phật Giáo Việt Nam |
Nhưng bây giờ không còn được như trước
nữa. Khi chúng ta bước vào thời kỳ đổi mới, văn hóa ngoại nhập, con
người sống theo kiểu “thượng võ”. Chỉ cần xô xát nhau, bất kể nguyên do,
trong người đã đeo sẵn dao, kiếm trong người sẵn sàng ta tay với nhau
bất cứ lúc nào.
Như con vật, đầu tiên chúng mới đến tiếp xúc với nhau thì rất hung hăng,
nhưng ở với nhau lâu thì chúng lại rất tình cảm với nhau. Nhưng con
người càng sống với nhau càng có mâu thuẫn, thấy người đáng tuổi cha
chú, đi trên đường cảm thấy không được hài lòng liền buồn những lời lẽ
thiếu tế nhị, tục tằn.
Tôi nghĩ những người đó không phải là không có học, mà là những người có
học đó chứ. Nhưng bây giờ họ coi tính mạng con người không ra cái gì
cả.
Cái quan trọng nhất là làm sao con người sống cần phải có đạo đức. Trong
đạo Phật nói con người sống phải có nhân quả, nếu trồng nhân tốt thì
mình sẽ có trái ngọt, nếu nhân giống không tốt thì sẽ gặt được trái
đắng.
PV: Nhà Phật nhìn những chuyện này như thế nào?
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu:
Con người sống ở trên đời cần phải có tình người, con người với con
người sống để thương yêu nhau. Đạo Phật nói là sống lục hòa. Sống phải
cùng ăn, cùng ở, lợi dưỡng thì chia đều, nếu thiếu sót thì phải góp ý
cho nhau.
Ở ngoài đời đã xuống cấp về góc độ đạo đức nên mới xảy ra những sự vụ như vậy.
PV: Làm sao để hóa giải, để hết khổ đau, báo oán?
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Căn nguyên của những vụ
việc như vậy chính là do lòng tham. Đạo Phật gọi là tham do ham muốn
nhiều. Khi mình ăn chơi, không có tiền của, nảy sinh những mưu mô, muốn
cướp của. Thấy người đi ngoài đường muốn cướp của, thành ra đánh nhau,
xô xát rồi gây ra án mạng…
Để hóa giải những điều đó, cần phải dạy dỗ con cháu từ trong gia đình,
đến trường lớp, cơ quan để con người có ý thức, có đạo đức và tôn
trọng nhau.
Ngay trong gia đình, nếu bố mẹ dạy dỗ con cái không tốt, từ đó nảy sinh
những ý định xấu như lấy tiền của của gia đình để bỏ đi…Bố mẹ không cho
con cái sẵn sàng giết chính cha mẹ của mình. Cho thấy sự xuống cấp
trầm trọng của đạo đức con người.
Những người làm thầy muốn dạy người “học võ” phải trước hết người thầy
đó phải có đạo đức. Sau đến phải chọn người “học võ” phải có nhân tính,
có nhân cách con người, sống phải chan hòa, yêu thương nhau.
Đạp Phật dạy sống là có nhân quả. Phải dạy cho con người ta biết về nhân
– quả. Nếu vi phạm pháp luật thì sẽ bị bắt, bị tòa xét xử đúng người
đúng tội. Đó là báo ứng hiện tiền. Tức là mình giết người thì mình sẽ
đền mạng.
Nguồn gốc của những mặt trái trong xã
hội là gì, thưa thầy là do lòng tham của con người. Nếu không có tham
thì không có sân, có si.
Con người sống với nhau, khi nổi lòng tham thì gây sự, muốn đánh nhau
với người ta. Đó là hành vi trái với đạo đức không hiểu phải – trái thế
nào cả.
Lê Văn Luyện cướp vàng vì...
PV: Thầy có nghe tới cái tên Lê Văn Luyện chưa đủ
18 tuổi, được cho là ngoan, hiền nhưng bất ngờ trở thành kẻ sát nhân,
gây chấn động dư luận xã hội?
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu : Tôi cũng đã được nghe tới vụ án này.
|
Lê Văn Luyện tại phiên tòa ngày 10/1/2012 |
PV: Dưới góc nhìn của Đạo Phật, chúng ta hiểu những hiện tượng này như thế nào?
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Người này chưa đủ tuổi thành niên, trông điển trai nhưng lại có hành vi giết người, cướp của như vậy.
Khi lòng tham nổi lên, người đó đã chưa đủ để hiểu rằng nếu cướp tiền
vàng như thế, giết người như thế thì ngay tính mạng của mình cũng không
tồn tại được. Đó là cái sân, cái si, không hiểu biết, không biết phải –
trái.
Lòng tham đó có thể do đột xuất khởi nên, chứ không phải con người khi
sinh ra đã ác như thế. Khi nhìn thấy tiền, vàng nhiều như vậy, lòng
tham khởi từ tâm. Chứ không có “kiến cảnh sinh tâm” mà khởi nên lòng
tham.
Không chỉ riêng vụ án của Lê Văn Luyện mà bao nhiêu vụ xô xát nhau ngoài đời cũng như vậy.
PV: Luật pháp và tâm pháp cái nào cần thiết trong trường hợp này?
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Người Trung Quốc có câu:
“sát nhân giả tử”. Khi ai đó giết người thì họ phải thay thế bằng chính
tính mạng của mình. Nhưng đối với Việt Nam, trong luật hình hự mà Nhà
nước ban hành quy định những người chưa đủ tuổi thành niên, hình phạt
cao nhất là 18 năm tù.
Tôi nghĩ nếu như thế thì không công bằng. Bởi giết một người cũng phải
trả giá như thế, nhưng đằng này có tới 3 mạng người. Ngay chính gia
đình bị hại họ cũng không hài lòng với chuyện đó. Nhưng đây là do luật
của mình đã quy định như vậy thì phải theo luật thôi.
PV: Trong trường hợp của Lê Văn Luyện, bản án nào là xứng đáng với hành vi mà con người này gây ra?
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Xét về bản án đơn thuần thì giết người phải đền mạng.
Khi con người ra tay tàn độc với chính đồng loại của mình thì tính người
đã không còn nữa mà phải nói là tính thúc. Vì không có tính người thì
mới dùng những thủ đoạn giết người như vậy. Nhưng Đạo Phật là đạo từ
bi. Đại hùng, đại từ bi. Từ bi với người từ bi.
Với những người ngỗ ngược, hung hãn, đánh nhau với mình thì mình cũng
phải có quyền được bảo vệ chứ. Nhưng luật pháp đã quy định như vậy, thì
chúng ta phải theo. Nên luật pháp mình cũng có thể phải sửa đối chẳng
hạn để cho nó phù hợp.
Suy cho cùng đây là một bi kịch. Bi kịch đối với con người Luyện, bi
kịch trong gia đình Luyện và đối với xã hội. Vì hành vi của con người đó
đã làm phiền tới cha mẹ, tới anh em làng xóm, làm tổn thương tới gia
đình người khác.
Nhà chùa khuyên con người không nên làm những điều ác, mà nên làm điều
lành. Thiên kinh vạn quyền, dạy con người chỉ làm những điều lành, nếu
thấy điều ác thì gạt bỏ đi. Làm cái gì có lợi cho mọi người, cho mình
thì nên làm, cái gì hại cho mọi người có lợi cho mình thì ko nên làm.
Là con người thì phải biết ăn năn, hối lỗi. Đã làm những sự vụ như thế
rồi thì phải biết sám hối, những điều tốt để chuộc lại những lỗi lầm mà
mình đã gây ra.
Xin cảm ơn thầy!
Theo: phunutoday.vn