Phật Học Online

Một khoảnh khắc đẹp

 Một trải nghiệm gần đây ở sở làm đã khiến tôi thấy rằng tôi vẫn còn nhiều chấp trước về tiền bạc và danh vọng.

Cách đây không lâu, tôi được cấp trên đánh giá cao và được trao tặng nhiều cổ phiếu ngoài việc tăng lương và tiền thưởng như thường lệ. Kết quả là tôi như bay trên “chín tầng mây” và một lần nữa sự tham vọng vào tiền bạc và nổi tiếng của tôi bắt đầu nổi lên; tôi đã tưởng tượng về việc phát triển sự nghiệp và cách dẫn đến thành công. Tuy nhiên tại thời điểm đó, tôi thấy cấp trên không còn đánh giá cao tôi như lúc đầu, mà thay vào đó ông ấy chuyển hướng chú ý tới một vài đồng nghiệp với ít kinh nghiệm hơn và một số việc mà lúc đầu thuộc trách nhiệm của tôi sau đó lại được phân công cho họ. Tôi cảm thấy phiền lòng, mặc dù không nói gì nhưng trong tiềm thức tôi đã bắt đầu có thái độ tiêu cực đối với công việc. Tôi đã nghĩ tình huống này sẽ thay đổi nhanh chóng nhưng đã không có cải thiện gì sau vài tuần, mặc dù tôi đã cố gắng chú ý tới lời nói và thái độ của mình. Chuyện gì đang xảy ra?

Tôi đã phải suy nghĩ về nó từ quan điểm của một người tu luyện. Tôi nhớ lại một lần khi  đang học Pháp và đã hiểu rằng nếu người tu luyện không thể hoà hợp với người thường thì đó là lỗi của họ. Vậy có phải vì tôi có lỗi gì nên cấp trên và các đồng nghiệp đã đối xử với tôi như vậy hay không? Nếu tôi là một nhà tuyển dụng, liệu tôi có nên chỉ ưu ái tới một nhân viên và làm ngơ những người khác tại sở làm? Nếu tôi là một thành viên của một tổ chức, tôi sẽ nghĩ gì nếu một đồng nghiệp nhận được tất cả các cơ hội được ghi công cho tổ chức? Suy nghĩ về những điều này, tôi cảm thấy xấu hổ sâu sắc về việc theo đuổi danh tiếng và lợi ích của mình.

Không có gì sai khi tôi cố gắng chau chuốt lời nói và thái độ của mình để cải thiện mối quan hệ cấp trên-cấp dưới, nhưng tiêu chuẩn của một người tu luyện thì khác biệt so với người thường. Hình thức xã giao sẽ không giúp giải quyết những vấn đề căn bản nếu nó không xuất phát từ thực tâm của một người. Xét cho cùng, xã hội loài người sẽ bị giải thể trong quá trình diệt vong nếu không có Đại Pháp – không có một kiến thức con người hay sự khôn ngoan nào có thể cứu vãn được điều đó. Sư phụ giảng trong bài “Viên mãn công thành” ở Hồng Ngâm rằng: “Tu khứ danh lợi tình, Viên mãn thượng thương khung.” Làm cách nào tôi có thể tinh tấn trong tu luyện khi có quá nhiều chấp trước? Tôi cũng biết rằng phải làm tốt việc cứu chúng sinh. Nhưng ngay cả khi sếp đã đối xử tốt với tôi, tôi vẫn chưa hài lòng và muốn nhiều hơn thế nữa, và điều này khác xa so với lúc ban đầu khi tôi bắt đầu tu luyện cũng như khác xa so với tiêu chuẩn của một đệ tử Đại Pháp.

Trong khi học Pháp nhóm vào buổi tối, tôi vẫn suy nghĩ về điều đó và rất lo lắng về việc tại sao tôi vẫn bị như vậy sau hơn 10 năm tu luyện. Chúng tôi đã chụp ảnh nhóm sau khi học Pháp đế chúc mừng năm mới Sư phụ. Nhìn các bạn đồng tu xếp hàng, tôi chợt nhận ra tất cả thành kiến của mình về họ đã biến mất. Tôi cảm thấy tất cả học viên thật đáng yêu và đáng kính. Tại thời điểm này khi tất cả mọi người nói, “Chúc mừng năm mới, Sư phụ,” tôi cảm thấy trái tim của tất cả mọi người đều rất thánh khiết và tốt đẹp. Sau đó, tôi nhận ra rằng người ta không nên lo lắng khi có thiếu sót trong tu luyện. Miễn là có Pháp trong tâm, chúng ta có thể mở rộng trái tim, duy trì vẻ đẹp và sự tinh khiết, như vậy chúng ta mới có thể đồng hoá với Pháp, tịnh hóa bản thân vào mọi lúc, và cứu độ chúng sinh.

nguồn: chanhkien.org


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage