Trong những năm gần đây ngày càng trở nên rõ ràng rằng chúng ta đang
trãi qua một mức độ rộng lớn về những vấn đề của môi trường địa cầu – ô
nhiễm chất độc trong dây chuyền thực phẩm, sự khai thác nhanh chóng và
sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và tác động của trái đất ấm lên.
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)
Chúng ta phớt lờ một cách có hệ
thống những giải pháp cho những khủng hoảng này của trái đất, trong
thiên hướng về sự phát triển kinh tế cao hơn và sự phát triển kinh tế
nhanh chóng. Bởi Phật Pháp và trách nhiệm sinh thái học được định nghĩa
là những khái niệm để phân biệt và những liên hệ thiêng liêng giữa con
người và môi trường của chúng. Một cuộc thảo luận như thế hướng tới làm
nổi bật và ảnh hưởng đến thái độ xã hội, bằng sự khuyến khích đạo đức
và trách nhiệm phổ quát đối với mọi loài chúng sinh, và đối với những
thế hệ tương lai.
Chúng ta cần khám phá những phương pháp truyền thống của Đạo Phật
có thể cống hiến đến sự thực hành tỉnh thức về môi trường và cung cách
sống. Trong Đạo Phật, chúng ta có nguyên tắc tương duyên phụ thuộc – sự
liên kết của toàn bộ sự sống, mạng lưới không thể thoát mà trong ấy
không thứ gì có thể đổ vấy cho một sự tồn tại riêng rẻ hay không thay
đổi. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà trong ấy bất cứ hành động
nào ảnh hưởng một phần riêng biệt của hệ thống, có thể được tiên đoán
sẽ có ảnh hưởng trên toàn thể những phần khác của cả hệ thống. Do thế,
chúng ta nên tôn trọng thiên nhiên những sự sống của các chúng sinh
khác. Chính sự tồn tại của mọi sự sống trên trái đất này đã bao hàm
sự tương duyên phụ thuộc. Quan điểm rằng thế giới chỉ thuộc về con
người là ngu ngơ và dại dột. Chúng ta nên hạn chế thay đổi thiên nhiên
và dòng chảy tuần hoàn của sự sống.
Trong Đạo Phật chúng ta tin tưởng trong nguyên tắc vô thường.
Những giáo huấn của Đức Phật là về sự thay đổi và vô thường của thế giới
tự nhiên. Chúng ta được dạy để chấp nhận sự dòng chảy liên tục của sự
sống trong sinh quyển, vòng tuần hoàn của sinh và chết, sự vô thường của
tất cả mọi loài chúng sinh. Tuy thế, những xu hướng thiết lập bởi sự
hợp tác toàn cầu đặt căn cứ trên sự phủ nhận tính vô thường trong thiên
nhiên mà Đức Phật đã quán chiếu. Bây giờ chúng ta có sự khai thác ồ ạt
tài nguyên thiên nhiên, sự vận động thương trường của vật chất di truyền
qua kỷ thuật sinh học và sự sản xuất dư thừa hàng hóa chỉ đơn thuần để
làm giải khuây cho sự thoãi mái của con người. Những hiện tượng này
không tương hợp với dòng chảy tự nhiên của sự sống với những tiến trình
của tự nhiên. Đúng hơn, họ là những biểu thị của thế giới quan tìm kiếm
sự thống trị thiên nhiên, và giả vờ hay có tham vọng rằng sự sống có
thể kiểm soát để thích ứng và thõa mãn ‘nhu cầu’ của con người. Nhưng
con người có ‘nhu cầu’ vô tận và vô giới hạn. Một ý nghĩa chân thật của
toại nguyện, trái lại, có thể được chuyển hóa từ Phật Pháp.
Phật Pháp khuyến khích chúng ta hãy từ ái, bi mẫn và bất bạo động,
với chính chúng ta cũng như với những người khác. Nhiều người trong
chúng ta tránh một sự thẩm tra chân thật về đời sống của chúng ta, vì sợ
phơi bày ra sự góp phần của chúng ta đến những vấn nạn của địa cầu.
Tuy nhiên, khi chúng ta nhận ra những hành động tập họp vô trách nhiệm
của chúng ta là cội rể của sự đổ vở sinh thái học phổ quát, Phật Pháp
có thể giúp chúng ta hợp lý hơn và đúng đắn hơn đối với môi trường của
chúng ta. Giáo thuyết Phật Pháp khuyến khích một sự thông hiểu về nhiều
phương pháp phức tạp mà chúng ta ảnh hưởng đến người khác và môi trường
của chúng ta. Chỉ bằng việc nhận ra chúng ta là toàn bộ hệ thống này
như thế nào là chúng ta có thể làm việc một cách năng động với nhau. Vì
thế, chúng ta có thể thoát ra những cấu trúc phủ nhận sự sống mà chúng
ta đã từng theo đuổi cho ‘tiện nghi’, và nhân danh sự ‘phát triển.’
Giáo thuyết Đạo Phật về nghiệp báo là căn cứ trên nhân quả về hành
động của một người. Trong những hình thức có thể hiểu biết giản dị, nếu
chúng ta khăng khăng với sự tàn phá môi trường, chúng ta sẽ làm cho thế
giới này một nơi để sống vô cùng tệ hại hơn bao giờ hết. Chúng ta sẽ
để lại cho những thế hệ tương lai, một di sản của những hành vi vô trách
nhiệm của con người. Chúng ta cần thấu hiểu những sự liên kết này và
tập trung trên những nguyên nhân nền tảng nhằm để khắc phục khủng hoảng
môi trường một cách có hiệu quả. Như trong quá khứ, Phật Pháp có thể
đóng một vai trò nồng cốt trong sự gieo những hạt giống tỉnh thức và
trách nhiệm đối với Bà Mẹ Thiên Nhiên.
Gyana Vajra Rinpoche và phu nhân Dagmo Sonam Palkyi
Gyana Vajra Rinpoche sinh năm 1979 tại Dehradun, U.A, Ấn Độ. Ông
là con trai thứ hai của Kyabje Sakya Trizin, thủ tọa trường phái Sakya
của Phật giáo Tây Tạng. Khi là một cậu bé, ông đã học tập nhiều kinh
luận Phật Pháp cổ điển dưới sự giáo thọ của Lạt Ma Rinchen Zangpo. Ông
đã học tất cả những nghi thức và cầu nguyện trong vài năm và sau đấy học
triết lý Phật giáo chiều sâu trong năm năm. Ông đã tiếp nhận vô số lễ
khai tâm và những giáo huấn đặc biệt trong nhiều thập niên rèn luyện
nghiêm khắc với Kyabje Sakya Trizin, Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chogye Trichen
Rinpoche, Luding Khen Rinpoche, và Khenchen Appey Rinpoche. Ông đã
thiết lập Học viện Sakya để bảo tồn và phổ biến những giáo huấn của Đức
Phật và những cống hiến đặc thù của những đạo sư dòng Sakya. Chương
trình cho phép những tu sĩ trẻ học hỏi những môn học phổ thông, cung cấp
cho họ một nền giáo dục hiện đại liên hệ với thế giới bên ngoài, và bảo
đảm sự rèn luyện Phật Pháp thích ứng một cách hoàn toàn.
Tác giả: Khondung
Gyana Vajra Rinpoche
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 26/02/2010
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)Dharma & Ecological
Responsibility
http://www.ecobuddhism.org/index.php/wisdom/interviews/khondung_gyana/