Trong lịch sử nghiên cứu, tìm hiểu
và tu tập về Phật giáo, xuất phát từ những hệ thống tư tưởng, quan
điểm khác nhau, người ta đã gán cho Phật giáo nhiều "nhãn hiệu"
và danh xưng khác nhau. Câu hỏi đã được đặt ra từ rất lâu: "Phật
giáo chủ yếu là một hệ thống tư tưởng triết học hay chỉ là truyền
thống tôn giáo như những tôn giáo khác?", hay nói rộng hơn: "Phật
giáo là gì?", cho đến nay, vẫn được đặt ra như một thắc mắc chính
đáng về bản chất thực sự của Phật giáo, nhất là đối với những
ngừơi mới bắt đầu làm quen với giáo lý của đức Phật. Với người
này, Phật giáo là một tôn giáo vô thần, hoặc một hệ thống triết lý
có tính chất bất khả tri và bi quan về cuộc đời; với người khác,
Phật
giáo là một con đường thực nghiệm tâm linh để đạt đến mục đích tối
hậu là giải thoát, hoặc như một kinh nghiệm sống trực tiếp của bản
thân, và đức Phật không ai khác hơn là một vị thầy thuốc chữa bệnh
cho con người (médecin de I'être)...
Thật ra, danh xưng hay tên gọi, đều
không quan trọng. Điều thực sự quan trọng và có ý nghĩa là ở chỗ
con
người có khả năng vượt qua những giới hạn chật hẹp của ngôn từ để
thể nhập bản tánh như thật của vạn vật hay không, và sự thể hiện
Phật tánh nơi thời đại mà chúng ta đang sống có khả năng sáng mãi
như
một ngọn đuốc tâm linh, soi sáng cho nhân loại đi vào thiên niên
kỷ thứ
ba hhay không...
Chưa bao giờ, "những vấn đề
toàn cầu" hay "những vấn đề của thời đại" lại được
đặt ra một cách khẩn thiết như hiện nay. Nhiều tiếng chuông báo
động
đã được dóng lên từ các tổ chức, các bậc thức giả và các chuyên
gia ở nhiều nơi trên thế giới, đưa ra những bằng chứng không thể
chối
cãi được về sự khủng hoảng và những sự mất cân bằng trầm trọng
của thế giới hiện nay. Sự khủng hoảng và mất cân bằng này không
chỉ
diễn ra trên bình diện quốc gia, thế giới, mà còn diễn ra ngay
trong phạm
vi cá nhân và gia đình vốn là những tế bào vững chắc của xã hội.
Ít
nhất có bốn sự mất cân bằng đã được nhận diện như sau: mất cân
bằng
giữa thiên nhiên với con người (khủng hoảng môi trường, sinh
thái), mất
cân bằng giữa các nước giàu và các nước nghèo (khủng hoảng kinh tế
-
chính trị), mất cân bằng giữa người giàu và người nghèo trong cùng
một
xã hội, quốc gia (khủng hoảng kinh tế - xã hội) mất cân bằng ngay
chính trong nội bộ của từng gia đình cá nhân (khủng hoảng đạo đức,
văn hóa, nhân cách...) Dường như thế giới càng phát triển nhanh
chừng
nào thì những cuộc khủng hoảng này lại càng trở nên sâu sắc chừng
nấy,
và mỗi cuộc khủng hoảng này vừa là nhân vừa là quả của cuộc khủng
hoảng kia. Tất cả tạo nên một vòng lẩn quẩn của những cuộc khủng
hoảng thường xuyên, làm cho tiếng kêu trầm thống của nhân loại
ngày
càng trở nêm ray rứt hơn. Nếu những cuộc khủng hoảng này không
được
giải quyết một cách có hiệu quả từ ngay chính tận gốc rễ của nó
và nếu mọi xã hội cứ tiếp tục tồn tại và phát triển một cách mù
quáng như hiện nay, thì nguy cơ nhân loại tự hủy diệt không phải
là một
điều quá xa vời. Đây không chỉ là một loại báo động mà còn là một
sự thật, và nói theo ngôn ngữ của Tứ diệu đế, có thể xem đây là
một
thứ "khủng đế" của thời đại hiện nay, một sự thật mà con
người cần phải nhìn thẳng vào để tìm ra nguyên nhân và cách giải
quyết.
Trên bình diện cảm giác của cá nhân và cộng đồng, sự khủng hoảng
này
được biểu lộ rất rõ qua các "căn bệnh thời đại" như stress,
xao xuyến, suy nhược, dự cảm về "ngày tận thế" cùng những
hành động kỳ dị có tính chất hư vô chủ nghĩa khác... Có người gọi
đó là "nổi buồn chán của thế kỷ 20" (20th century blues).
Phải giải thích hiện tượng khủng
hoảng trên như thế nào? Đi tìm nguyên nhân những cuộc khủng hoảng
của
nhân loại quả không phải là một việc dễ dàng, nhất là khi những
cuộc
khủng hoảng ấy là hậu quả tổng hợp của hàng loạt các nội kết đã
tích lũy lâu dài trong quá trình tiến hóa của lịch sử. Tất cả liên
kết,
nối mạng và đan chéo vào nhau tạo thành một "bức tranh tiến
hóa" hết sức phức tạp. Điều đó làm cho việc giải thích khủng hoảng
không chỉ dừng lại ở một hay vài nguyên nhân rời rạc, mà phải tìm
ra
một hệ thống các nguyên nhân, từ những nguyên nhân bên trong cho
đến những
nguyên nhân bên ngoài, từ những nguyên nhân cơ bản nhất cho đến
những
nguyên nhân thứ yếu.
Gần đây, để giải thích những
"cảm giác khủng hoảng" của con người hiện đại đầy bế tắc,
đặc biệt ở Tây phương, nơi mà nền văn minh vật chất đã phát triển
đến cực độ, một số các học giả, chủ yếu là các nhà tâm lý học
tiến hóa, đã đề cập đến một lý thuyết khoa học mới gọi là
"lý thuyết bất tương xứng" (mismatch theory); theo đó, nguồn gốc
của sự khủng hoảng tâm lý đang đè nặng lên con người có thể tìm
thấy
ở sự bất tương hợp giữa những thay đổi nhanh chóng của thế giới
hiện
đại và hệ cấu tạo gien có tính chất bất biến (so với thời nguyên
thuỷ thì hệ cấu tạo gien của con người hiện nay cũng không khác gì
mấy).
Những "căn bệnh thời đại" như nói ở trên cùng với những
hành vi "lệch chuẩn" như tự sát, giết người hàng loạt đều bắt
nguồn từ sự tương phản giữa "môi trường nguyên thủy" (với
đại diện là hệ gien) với môi trường hiện đại"...
Sự khủng hoảng trong các hình
thái của nền văn minh nhân loại, từ các hình thái tinh thần cho
đến các
hình thái vật chất, xét cho cùng, chỉ là biểu hiện của một cuộc
khủng
hoảng có tính chất nền tảng và sâu xa hơn; đó là sự khủng hoảng
tâm
thức ngay từ ở bên trong con người, và chính sự khủng hoảng này,
sau
khi thị lãnh những nhân tố khách quan tác động từ bên ngoài, đã
tác động
trở lại đối với môi trường của con người.
Tất nhiên, để giải quyết có hiệu
quả các vấn đề xã hội, môi trường, kinh tế cần phải áp dụng các
biện pháp có giá trị khoa học khách quan; song nếu muốn giải quyết
vấn
đề một cách nền tảng và căn cơ nhất, thì cần phải trở về với những
"giải pháp" không ở đâu xa mà nằm ngay chính bên trong con người,
và với ý nghĩa đó, Phật giáo có thể đem đến cho thời đại một
"giải pháp" cần thiết để góp phần vào việc giải quyết những
mâu thuẫn và khủng hoảng trầm trọng của thế giới hiện nay: đó là
tinh thần Vô Ngã.
Trong các thập niên cuối cùng của
TK 20 này, có một sự kiện văn hóa-tôn giáo rất có ý nghĩa: đó là
sự
thâm nhập của Phật giáo vào những xã hội vốn được xem là những
mãnh đất của chủ nghĩa vật chất và cá nhân, của tinh thần phân
tích
duy lý khoa học đã được đẩy lên đến mức cao nhất của nó. Sự kiện
này càng được đáng chú ý hơn khi sự lan truyền Phật giáo tại những
quốc gia này không phải là sự cưỡng bách từ bên ngoài vào, trái
lại,
đã được đón nhận một cách tự nguyện từ chính các thành viên ở
bên trong, thông qua một sự nhận thức đầy xác tín và nhất là bằng
những
kinh nghiệm sống thực (expérience vécu) của chính bản thân họ, chứ
không phải là bằng những hệ thống khái niệm có tính chất triết lý
tư
biện như thường thâ1y trong tư tưởng phương Tây. Mặc dù hạt giống
tư
tưởng của Phật giáo đã được gieo vào châu Âu từ những thế kỷ trước
(từ TK 18, Samuel Beale đã dịch tác phẩm của Mã Minh Bồ Tát sang
tiếng
Anh và tiếp theo sau đó, trong thế kỷ 19, Phật giáo đã trở thành
một niềm
say mê của một số các thức giả châu Âu như Michelet, Eugène
Burnouf, A.de
Vigny, Schipenhauer... Chính triết gia Nietzsche là người đã tiên
đoán Phật
giáo sẽ bành trướng châu Âu trong thế kỷ 20 này...) nhưng phải đợi
đến
các thập kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ thứ 2 này người ta mới
chứng
kiến một hiện tượng co1 một không hai trong lịch sử châu Âu: sự
song
hành của làn sóng Phật giáo và làn sóng văn minh thứ ba ngay tại
những
quốc gia được xem là tiêu biểu nhất của nền văn minh hiện đại.
Điều
này tất phải có lý do nội tại của nó. Có thể nói, mảnh đất phương
Tây ngày nay đã hội đủ những yếu tố và điều kiện để cho cây Phật
giáo cắm rễ vào và bắt đầu đơm bông kết quả.
Sự kiện nói trên cho thấy, với
quá trình hiện đại hóa hoặc hậu hiện đại hóa của thế giới ngày
nay, Phật giáo không những không mất đi ý nghĩa nguyên tính của
nó, trái
lại, đã trở nên có tính chất "hiện đại" hơn bao giờ hết (chữ
"hiện đại" ở đây được dùng với ý nghĩa Phật giáo hoàn
toàn có khả năng khế cơ với hiện đại). Nói như Michel Hulin, một
triết
gia, đồng thời một giáo sư giảng dạy bộ môn triết học tỷ giảo tại
Đại học Sorbonne, thì Phật giáo chính là một thứ triết lý sống của
thời đại chúng ta hiện nay. Hay nói như bác sĩ tâm thần Jean -
Claude
Zandman, người đã thực tập Thiền định Phật giáo trong 10 năm, Phật
giáo
là một toa thuốc chữa bệnh đau khổ và vô minh của con người, và
đức
Phật còn có "mục đích lớn lao" hơn cả Freud: trong khi Freud chỉ
nhắm đến việc làm giảm bớt nổi khổ đau và giải phóng con người ra
khỏi áp lực của các chứng bệnh thần kinh, thì đức Phật lại chỉ ra
cho nhân loại con đường (Bát chánh đạo) để tự giải phóng mình ra
khỏi
tất cả mọi nổi khổ đau, một sự giải phóng có tính chất triệt để
nhất. Có thể nói rằng ở đâu có khổ đau, khủng hoảng, ở đó có Phật
giáo, và tất cả vấn đề là nắm ở chỗ chúng ta có đầy đủ trí tuệ
và lòng bi mẫn để tiếp nhận một cách đầy đủ và sống thực với những
gì mà đức Phật đã đưa ra cách đây hơn 2500 năm? Cho đến tận ngày
nay, thông điệp của đức Phật vẫn còn có một ý nghĩa thời đại hết
sức lớn lao.