TIN VUI CHO THẾ GIAN
Theo lịch sử, đức Phật Thích Ca Mâu hiện thân thành Phật
nơi cõi đời này, là một con người lịch sử thật sự. Ngài đản sinh nơi
vườn Lâm-tì-ni (hiện ở xứ Né pal) chả là vua T-ịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu
Ma-da. Điểm nổi bật trong buối sáng hôm ấy là, Ngài đi bảy bước, một
tay chỉ trờ, một tay chỉ đất, nói to lên như tuyên bố với thế gian :
Thiên thượng
thiện hạ Trên trời dưới đất
Duy ngã độc tôn Chỉ
ta tôn nhất
Ngài muốn ngầm nói gì trong đó ? Tức muốn nhắn nhủ thế
gian, dù ở trên cõi trời hay dưới nhân gian này đều không có gì đáng
quý, đáng tôn; chỉ phải trở về đời sống chân thật ngay chính mình, đó
mới là chỗ tôn quý nhất, không gì hơn. Bởi tất cả thế gian, nói chúng là
ba cõi trời, người, quỷ thú... đều sống trong nhà lửa vô thường không
có chỗ nào an ổn. Đúng như Kinh Pháp Hoa, Phật đã nói:“Tam giới vô an,
du như hỏa trạch”, nghĩa là ba cõi đều không an ổn, giống như ngôi nhà
lửa thôi.
Ngày xưa, lúc Phật ở Tinh xá Trúc Lâm, thành Vương Xá, có
bốn anh em Phạm Chí đã tu hành chứng được năm thần thông, tự biết mình
bảy ngày nữa sẽ chết. Họ cùng bàn với nhau: - Sức thần thông của chúng
ta có thể làm nghiệng lệch trời đất, nắm giữ mặt trời, mặt trăng, dời
núi cao, ngưng sông chảy... Không việc nào không làm được, lẽ nào tránh
không khỏi cái chết sao ?
Người thứ nhất bèn nói: - Tôi sẽ lặn xuống biển, ở trên
không xuất hiện, ở dưới thì không đến đáy, ở giữa lưng chừng biển thì
quỷ vô thường làm sao biết chỗ mà tìm ?
Người thứ hai nói: - Tôi sẽ chui vào giữa núi Tu-di, rồi
khép lại bao xung quanh thì quỷ vô thường biết đâu mà kiếm ?
Người thứ ba nói: - Tôi sẽ ẩn nấp giữa hư không, quỷ vô
thường làm sao biết được ?
Người thứ tư nói: - Tối sẽ lẫn vào chợ, quỷ vô thường đến
bắt một người nào đó thôi, cần gì phải bắt tôi ? Bàn xong, bốn người đến
gặp vua Ba-tư-nặc và từ giã nói:
- Thọ mạng chúng tôi còn bảy ngày nữa, nay chúng tôi muốn
trốn vô thường, mong rằng sẽ thoát được và trở về thăm vua.
Bốn người làm theo ý đã bàn tính. Tới ngày thứ bảy, người
trong chợ thì nằm chết giữa chợ, trên không thì rớt xuống, dưới biển thì
nổi lên, trong núi thị lộ ra, tất cả đều chết không ai thoát được. Cho
nên Phật có nói bài kệ Pháp cú:
Dù trốn giữa hư không
Hay biển khơi, núi rộng.
Không một nơi nào cả
Tránh khỏi được tử vong.
Đây cho thấy, dù tu chứng được thần thông, có những khả
năng người thường không thể làm được, nhưng cuối cùng đến khi tuổi thọ
hết, cũng không thoát khỏi cái chết, không trốn đi đâu để được an ổn.
Câu chuyện thứ hai là ông Phạm Chí Hắc Thị, cũng tu chứng
được năm thần thông, thuyết pháp rất hay, đến trời Đế Thích còn xuống
nghe pháp. Nhưng một hôm nghe vị ấy giảng xong, trời Đế Thích bỗng tỏ vẻ
buồn bã rơi lệ. Phạm Chí thấy lạ bèn hỏi:
- Ngài vì sao buồn khóc như thế ?
Trời Đế Thích nói:
- Tôi nghe ngài giảng pháp rất hay, song tôi biết rõ tuổi
thọ của ngài chỉ còn bảy ngày nữa thôi.
Phạm Chí nghe xong hoảng hồn, xin trời Đế Thích cứu cho.
Trời Đế Thích từ chối, chỉ ông đến với Phật. Phạm Chí vội dúng thần
thông bay đến chỗ Phật, trên đường thấy hai cây ngô đồng đang trổ hoa
bèn nhổ cả hai bưng trên tay đến cúng Phật. Phật gọi Phạm Chí bảo:
- Hãy buông đi !
Ông buông cây bên trái.
Phật lại bảo:
- Buông đi !
Ông buông tiếp cây bên phải.
Phật bảo tiếp:
- Buông đi !
Ông thưa :
- Bạch Thế Tôn! Hai tay con đều trống cả rồi. Ngài còn bảo
con buồn cái gì ?
Phật bảo:
- Ta chẳng phải bảo ông buông gốc hoa đó, mà chính là bảo
ông buông sáu trần bên ngoài, sáu căn bên trong và sáu thức ở giữa kia
kìa. Tất cả một lúc buông sạch hết, không còn chỗ nào để buông nữa, ngay
đó chính là chỗ ông thoát khỏi sinh tử.
Phạm Chí ngay đó liền tỏ ngộ phép vô sinh, lễ tạ Phật.
Ông Phạm Chí Hắc Thị này cũng được thần thông, cũng biết
thuyết phép, nhưng vẫn chưa được an ổn đối với sinh tử, vẫn chưa có lỗi
thoát, phải tìm đền Phật pháp. Chỉ “bà cái buông” của Phật dạy đó, mới
là con đường an ổn thật sự trong thế gian này.
- Đối với bên ngoài, buông hết các trần, không để tâm
duyên theo, phóng ra, là cắt đứt duyên ngoài.
- Đối với bên trong buông các căn, không bám vào chỗ thấy
biết nơi căn khiến các trần đi vào, làm chỗ tiếp xúc với duyên ngoài, là
cắt đứt duyên trong.
- Buông thức, là không sinh tâm phân biệt yêu ghét trên
căn trần, thì sinh tử sẽ đến ở chỗ nào ? Pháp vô sinh là đó!
Chúng ta vì bám chặt nơi căn, duổi theo trần, sinh tâm
phân biệt lăng xăng nên dẫn mình chạy mãi trong luân hổi sinh tử.
Mắt thấy sắc liền đuổi theo sắc, khởi phân biệt đẹp xấu,
sinh yêu ghét, thành có phiền não, quên mất thật. Trong bài sám hối sáu
căn của vua Trần Thái Tông lời sám hối về căn mắt, vua nói: “Nhân ác xem
kỹ, nghiệp thiện coi khinh. Lầm nhận hoa giả, quên ngắm trăng thật”.
Tức là, với những cái nhân ác, nhân đưa mình vào đau khổ lại xem kẽ, lại
đuổi theo tạo tác; còn nghiệp thiện, nghiệp an vui lại coi thườngm bỏ
qua. Sống lầm lẫn thật nơi chính mình. Cần phảo sám hối để tỉnh trở lại.
Tai thì nghe tiếng, rồi chạy theo tiếng, phân biệt dở hay,
cũng sinh yêu ghét, dẫn đi vào sinh tử. “Ghét nghe chính pháp, thích
nghe lời tà. Mê mất gốc chân, đuổi theo ngoại vọng”. Chánh pháp giúp
mình mở sáng tâm tính lại không thích nghe, thành chạy theo cái hư vọng
giả dối bên ngoài, quên mất gốc chân thật sáng ngời nơi mình. Sống như
thế gọi là sống mất mình, sống bị vật chuyển, mất tự chủ, Phật gọi là
mê.
Mũi đuổi theo mùi, phân biệt thơm thối, cũng lại đi vào
sinh tử vô thường. :Thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt ngào. Chẳng thích
chân hương, năm phần thanh tịch”. Tức theo mùi hương của duyên trần bên
ngoài, còn hương chân thật là năm phần pháp thân hương: hương giới,
hương định, hương tuệ, hương giải thoát, hương giải thoát trí kiến giúp
mình mở sáng trí tuệ, giải thoát khổ đau thì không quan tâm...
Lưỡi, thân, ý cũng như vậy, cứ đuổi theo vị trần, xúc
trần, pháp trần mà quay lăn trong vòng sinh tử vô thường, quên mất cội
nguồn tâm tính chân thật xưa nay.
Vua Trần Thái Tông nhắc mình hằng sám hối nơi sáu căn, là
khiến mình buông xả, không đắm mê theo sáu trần, tức trở về ông Phật của
chính mình. Đây là một pháp sám hối rất có nhiều ý nghĩa sâu xa và thực
tế. Chúng ta sám thực sự và hành theo đúng đắn thì bảo đảm tâm thanh
tịnh, tội không sinh, là chuyển mình từ trong thế gian mê lầm trở về
tính giác, liền gặp Phật.
Trong các kinh A Hàm, Phật thường gọi sắc là thức ăn của
mắt, tiếng là thức ăn của tai, mùi là thức ăn của mũi...Mắt thiếu sắc là
nó đói, tai thiếu tiếng là nó đói, phải chạy đi tìm để ăn, suốt ngày
luôn chạy tìm không dừng, chẳng mấy lúc được yên. Ngồi một mình thiếu
sắc, thiếu tiếng thì cảm thấy buồn, phải mở nhạc, xem ti-vi cho vui. Đó
là sống theo chiều của cái tôi hư dối, cái tôi sinh diệt vô thường,
không phải cái độc tôn mà Phật muốn nhắc. Ý Phật muốn nhắc mỗi người,
phải vượt ra cái tôi sinh diệt này, phát minh ra cái chân thật nơi chính
mình, làm chủ trở lại sinh tử, đó mới chính là Phật, là độc tôn, không
có gì ở thế gian có thể sánh kịp. Đức Phật xuất hiện ở thế gian chính vì
điểm trọng yếu này.
Trong kinh A Hàm, khi đản sinh, ngài đã nói đủ bài kệ bốn
câu như sau:
Thiên thượng
thiên hạ Trên trời dưới đất
Duy ngã độc tôn.
Chỉ ta tôn nhất.
Nhất thiết thế
gian Tất cả thế gian
Sinh lão bệnh tử
Sinh già bệnh chết.
Ý nghĩa trong đây rất rõ, tất cả chúng sinh ở thế gian,
gồm suốt cả ba cõi đều phải chịu chung sự vô thường sinh tử. Dù là các
vị trời có phước báo, có thần thông, sống vui sướng thời gian lâu, cuối
cùng vẫn không thoát khỏi vô thường. Còn Phật, Ngài đã vượt qua, thân
này là thân chói của Ngài, ý nghĩa “độc tôn” là ở chỗ đó, không phải ở
cái ngã mấy chục ki-lô này. Chính đây là:“ MỘT THÔNG ĐIỆP MUÔN
THUỞ CHO THẾ GIAN “. Nhắc cho thế gian phải tỉnh lại, chớ đắm
mê mãi trong cuộc sinh tử vô thường này.
II. THỂ HIỆN NGAY BẢN THÂN
Đức Phật Thính Ca với hiện thân thái tử Tất Đạt Đa, tức
một con người lịch sử như bao nhiêu con người, nhưng sau khi dạo bốn cửa
thành, thấy các cảnh người già, người bênh, người chết... khiến Ngài tự
cảm thấy cuộc đời này là bất an và quyết tìm cách để giải quyết, thoát
ra, không chấp nhận cúi đầu theo nó. Và Ngài đã vượt thành xuất gia tìm
đạo, sẵn sàng hy sinh mọi cái vui nơi cung vàng điện ngọc, với Ngài đó
cũng chỉ là những cái vui tạm bợ thôi, phải giải quyết vấn đề sinh tử
mới có cái vui thật sự.
Qua thời gian tìm học với các vị tiên, Ngài thấy cũng chưa
giải quyết được vấn đề bất an này. Cuối cùng Ngài từ giã hết, đến dưới
cội cây Tất-bát-la ngồi thiền định bốn mưới chín ngày đêm và tự giác ngộ
vào đếm thứ bốn mưới chín. Trong bài kinh Đại Thích Ca Mâu Ni Cù Đàm
của Tương Ưng bộ, Phật đã thuật lại rõ, chính Ngài đã phăng tìm cội gốc
tất cả. Do vô minh tạo nghiệp mà dẫn chúng sinh đi trong luân hồi sinh
tử, chịu mãi cái khổ vô thường từ vô lượng kiếp đến giờ.
Nhưng vô minh là gì mà nguy hiểm thế? Tức là mê mờ không
sáng tỏ, lầm lẫn cái giả với cái thật. Cụ thể là, lầm chấp thân tâm giả
dối sinh diệt này cho là mình. Một niệm này khởi lên là quên mất tính
chất, hẳn phải đi vào cuộc vô thường sinh tử.
Trong ánh sáng giác ngộ thì thân này do bồn đại hợp thành,
tức bồn chất đất, nước, gió, lửa chung hợp, không phảo một thực thể độc
lập... Bốn chất này lại là vật vô tri ấy bảo là ta được? Ta là đất, là
nước, là gióm là lửa vô tri ấy sao? Lẽ thực như thế mà không nhận ra nên
gọi là vô minh.
Về tâm thì có tâm thiện, tâm tà, tâm buồn, tâm vui, tâm
mừng, tâm giận, tâm thương, tâm ghét... Không biết bao nhiêu thứ và một
ngày thay đổi cũng không lường hết được, vậy thì nhận định cái nào là
ta? Nếu tâm vui là ta thì tâm buồn là ai? Tâm giận là ta thì tâm mừng là
ai? Chẳng lẽ cái nào cũng là ta, thì một ngày ta có trăm nhàn cái ta
sao? Vậy đó là cái ta hồn tạp, đâu chắc thật! Nó là cái vô thường mà
nhận là mình, trách gì không trôi lăn theo nó mà luân hồi, mà sinh tử!
Thấy nó không phải ta thì dừng, không theo nó, ngừng tạo nghiệp, liền
phá vô minh, liền giải thoát.
Nói rõ hơn, do ÁI NGÃ, tức yêu mến cái ta hư dối này,
chính đó là gốc luân hồi sinh tử. Bởi yêu mến nó... luyến ái nó nên bám
chặt vào nó, không chịu buông. Sống thì tạo tác bao nhiêu thứ nghiệp để
thỏa mãn cho nó. Đến khi chết, mất thì tìm cái khác thay vào, dòng luân
hồi nối tiếp mãi từ đó!
Song thân này có thật đáng để yêu mến, để luyến ái nó
chăng? Vua Trần Thái Tông từng nói về nó trong bài NÓI RỘNG VỀ SẮC THÂN
như sau:
“ Đầu sọ khô cài hoa giắt ngọc
Túi da hôi ướp dạ xông hương
Cắt lụa là che đãy máy tanh
Giồi son phần át thùng phân thối
Trang sức như thế, trọn là gốc nhớp
Không thể nơi đây tự thẹn, Lại hướng trong ấy mến yêu”.
Một ông vua, sống giữa cảnh quyền uy sang cả, đầy đủ các
thú vui vật chất mà có cái nhìn chân thật như thế. Chính lời của một ông
vua nói ra, càng làm sáng tỏ lẽ thực ấy nó là như vậy, không phải Phật
cố tình nói để khiến người chán đời.
Đó là bản chất thật của thân khi sống, còn khi chết thì ra
sao ? Cũng vua Trần Thái Tông, Ngài bảo:
“Chẳng luận là giàu hay nghèo, đồng vào cõi chết . Hoặc để
trong nhà thì giòi đục, tửa sinh. Hoặc ném ra đường thì lấy chiếu cuốn
giấu. Nhặt thu hài cốt, chôn cất thịt xương. Quan quách phó cho đám lửa
ma trơi nơi đồng vắng. Mà mồ giao cho muôn dặm núi sông”.
Bản chất thực của thân này rõ ràng là như thế. Nếu không
có ánh sáng giác ngộ của Phật soi sáng cho thì không bao giờ chúng ta
biết được.
III. TỰ MỞ TRÍ VÔ SƯ
Điều trọng yếu nhất là phải mở trí vô sư, tức trí tuệ nơi
mình không do thầy dạy. Đây là cái quý nhất trên đời, giải quyết được
tân gốc nỗi khổ của kiếp người. Như Thái tử Tất Đạt Đa, sau khi vượt
thành xuất gia, tìm học vị thầy này, vị thầy nọ, nhưng cuối cùng đành
buông hết, từ giã hết, ngồi thiền định soi sáng lại mình, rồi tự phát
minh ra, tự giác ngộ không ai dạy cho, không do ai đem đến. Đây là một
lẽ thật, ai là người có thực hành và chứng nghiệm đều cảm nhận được.
Bởi do thiền định tâm lặng lẽ, trí sáng hiện bày, cái này
ai dạy cho? Sách vở nào ghi chép được “tri giác ngộ này“ ? Dù máy điện
tử hiện đại cũng không ghi được. Đó mới thực là trí tuệ của chính mình.
Mở được trí tuệ này, sẽ có cái nhìn thấu suốt bình đẳng. Phật khi thành
đạo Ngài liền than :" Lạ thay! Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có
đầy đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà
không thể chứng được. Nếu lìa vọng tưởng thì trí thanh tịnh, trí tự
nhiên, trí vô sư hiện tiền”. Khi mở ánh sáng này, đức Phật thấy
rõ ai ai cũng có đủ trí tuệ Như Lai đó, không phải chỉ cuộc hạn riêng
mình, chỉ mình Ngài mới có. Mà dù người đạo Phật hay không phải đạo
Phật, người phương Đông hay phương Tây, người Kinh hay người Dân tộc,
người nam hay nữ, ngu hay trí... đều có đủ, rất là bình đẳng sáng ngời,
không có thành kiến riêng tư.
Từ trí tuệ giác ngộ đó, Ngài đã đi thuyết pháp giáo hóa
quần sinh, lập thành tăng đoàn và có đạo Phật. Vậy đạo Phật có từ ánh
sáng giác ngộ, nên học Phật là học đạo giác ngộ, là đi theo con đường
trí tuệ sáng suốt. Đúng ý nghĩa là như thế.
Và lẽ thực đức Phật đã giác ngộ ngay khi Ngài còn mang
thân này, còn hiện sống trên đời, không phải đợi sau khi chết, không
phải chuyện mơ hồ khó chứng nghiệm. Điều này được các hàng đệ tử của
Ngài, các Tổ sư sau này tiếp nối chứng nghiệm. Vua Trần Nhâ Tông bỏ ngau
vàng, quyền uy sang cả đi tu, cũng để phát minh lẽ thực này, và Ngài đã
thực sự ngộ ngay khi còn sống, chứng mình cho một chân lý sán ngời giữa
thế gian này. Như trong bài thơ XUÂN VÃN tức cuối xuân, Ngài đã thổi
lộ.
Niên thiếu hà
tằng liễu sắc không
Nhất xuân sự
bách hoa trung
Như kim khám phá
Đông hoàng diện,
Thiền bản bồ
đoàn khán trụy hông.
Nghĩa:
Thuở bé đâu
từng rõ sắc không,
Xuân về rộn
rã nức trong lòng.
Chúa Xuân
nay bị ta khám phá,
Ngồi lặng
nhìn xem rụng cánh hồng.
Tức là ngày xưa khi chưa rõ đạo thì mỗi lần xuân về, tâm
Ngài cũng rộn rã theo, cũng quên mình theo cảnh như mọi người. Nhưng giờ
đây, Ngài đã mở con mắt đạo, đã khám phá ra ông chủ chân thật nơi mình,
là chúa xuân đó rồi, nê đối trước cảnh tự làm chỉ trở lại, không còn bị
chi phối nữa, chỉ ngồi lặng lẽ trên bồ đoàn thản nhiên nhìn cảnh hồng
rụng, không có gì quan trọng. Đây là một kinh nghiệm sống thiền rất sâu,
không phải dễ dàng lý luận mà được.
IV. TÓM KẾT:
Phật ra đời đánh thức cho mỗi người: thế gian là vô thường
biến đổi, là quán trọ không phải chỗ ở lâu.
Thân này không phải ta thật, nó là thứ sinh diệt, cung nằm
trong vô thường, không phải chỗ mình nương tựa vĩnh viễn, mà phải từ
trong đó vươn lên, khéo nhận ra một sức sống CHÂN THẬT, tức là ông PHẬT
NƠI CHÍNH MÌNH. Lấy đó làm nguồn sống, mới thật sự có giá trị trên hết,
không gì ở thế gian có thể sánh kịp.
Đức Phật được tôn xưng là bậc Y vương tức là vua thầy
thuốc, nghĩa là Ngài cho thuốc trị lành bệnh sinh tử cho chúng sinh,
giúp cho chúng sinh nhận ra và sống lại trong sức sống CHÂN THẬT KHÔNG
TUỔI THỌ. Do đó, dù Ngài có nói đến vô thường, tạm bợ, nhưng không dừng ở
đó, khiến người ta bi quan chán đời, mà ở trong đó, Ngài còn chỉ ra MỘT
NGUỒN SỐNG VÔ BIÊN mà cả thế gian không hay biết. PHẬT BẢO là thế,
không phải nói suông trên danh từ chữ nghĩa.
Mong rằng nhiều người sẽ cảm nhận được "THÔNG ĐIỆP
PHẬT RA ĐỜI" của Đức Thế Tôn mà bớt lầm chấp vào thân tâm vô
thường, tự tiến lên con đường giác ngộ sáng suốt, an vui hạnh phúc vĩnh
hằng. Nhất là mở con mắt tâm, rõ được lẽ ngay chính mình, liền đó gặp
Phật lại ra đời. Thật vui thay!
nguồn: thuongchieu.net