Phật Học Online

Lợi và hại của một số thực phẩm

Mộc nhĩ tươi có độc tố porphyrin làm cho da bị ngứa và niêm mạc miệng bị phồng rộp. Trong quá trình phơi nắng độc tố porphyrin bị phân giải. Mộc nhĩ khô đem ngâm nước, độc tố nếu còn lại sẽ tan vào nước. Chỉ nên ăn mộc nhĩ sau khi đã phơi khô.

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ tươi có độc tố porphyrin làm cho da bị ngứa và niêm mạc miệng bị phồng rộp. Trong quá trình phơi nắng độc tố porphyrin bị phân giải. Mộc nhĩ khô đem ngâm nước, độc tố nếu còn lại sẽ tan vào nước. Chỉ nên ăn mộc nhĩ sau khi đã phơi khô.

Mì ăn liền

Mì ăn liền thường rán bằng dầu cọ. Ở nhiệt độ bình thường, dầu cọ bao bọc quanh sợi mì ở thể đặc. Nếu ăn khô, cơ thể người không tiêu hóa được dầu cọ ở thể đặc nên cũng không tiêu hóa được sợi mì bị dầu cọ phủ bên ngoài. Nước sôi làm cho dầu cọ tan trong nước, sợi mì không còn dầu cọ bao quanh mới tiếp xúc được các men tiêu hóa, biến thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Không nên ăn mì khô.

Nước trà và xác trà

Trà có thể chia thành 6 loại lớn: trà xanh lục, trà đỏ, trà vàng, trà xanh, trà đen, trà trắng. Lá chè có nhiều amino acid cần thiết cho cơ thể; vitamin C, E, K; caroten (bảo đảm sức khỏe cho cơ thể), kiềm purin, kiềm cà phê, kiềm cacao (gây hưng phấn thần kinh và lợi tiểu), 28 loại khoáng chất bao gồm P, K, S, Mg, Mn, F, Al, Na, Fe, Cu, Zn, Se,… Các chất này tan rất ít trong nước, phần lớn còn ở lại trong lá trà. Nhai lá trà sau khi uống hết nước trà sẽ lợi dụng được nhiều chất dinh dưỡng hơn trong lá trà mà còn làm sạch miệng, ngừa sâu răng. Không nên uống trà để cách đêm, xác trà bị oxy hóa biến đổi thành muối nitric rất độc.

Trẻ em không nên dùng trà vì chất kiềm làm cho tim trẻ em đập nhanh, máu tuần hoàn tăng làm hại tim. Kiềm tananh ức chế sự tiết chất dịch vị, cản trở sự hấp thu mở, protein, sắt gây thiếu máu, bất lợi cho việc phát triển lớn lên của trẻ.

Bột ngọt Glutamat Na

Bột ngọt dưới tác dụng của vi khuẩn đường ruột bị phân giải thành amino glutaric acid và amino casein acid là loại chất ngậm Nitơ có tính độc. Nếu nồng độ các chất độc tương đối cao, chúng sẽ được đưa vào máu gây “hội chứng mỹ vị” như là nhức đầu, tim đập nhanh và mạnh, hàm dưới rung… Chỉ cần nằm yên nghỉ ngơi thì hội chứng sẽ qua đi. Tránh cho bột ngọt vào thức ăn ở nhiệt độ >1200C vì sẽ làm cho bột ngọt biên thành chất độc hại. Nên làm tan bột ngọt với nước nóng <900C để trộn vào rau ghém. Bột ngọt về cơ bản không có ích cho cơ thể, không nên cho trẻ nhỏ ăn do có hại các tế bào xương và tế bào tuyến giáp trạng.

Cà rốt sống và chín

Cà rốt nhờ chứa nhiều carotin nên có tác dụng trị liệu chứng thiếu vitamin A. Chất carotin không tan trong nước mà chỉ tan trong dầu. Thí nghiệm cho biết, ăn cà rốt sống, cơ thể hấp thu carotin khoảng 10% - 15%; nếu cho một ít dầu vào xào, tỷ lệ hấp thu lên đến 30% - 40%; nếu đun nấu với đủ lượng dầu mỡ, tỷ lệ hấp thu đến 90%. Dùng dầu xào chín cà rốt, xào càng nhừ, tỷ lệ hấp thu carotin càng cao. Cà rốt trị được bệnh máu trắng. Khi uông bia rượu không nên ăn cà rốt vì carotin gặp rượu sinh ra độc tố gây bệnh về gan. Không được ăn cà rốt với củ cải do vitamin C có rất nhiều trong củ cải bị men trong củ cà rốt phân hủy hết.

Nước giải khát

* Nước giải khát cacbonat như coca cola chứa dioxyt cacbon, chất làm ngọt, chất làm chua, hương liệu, tinh dầu, sắc tố tổng hợp… Uống vào, chất hơi có thể làm các chất trong dạ dày đi ngược lên.

* Nước giải khát dịch rau quả như cam, dâu, dừa, ca rốt… phải cần có chất chống ôi, chất có vị chua, vị ngọt, chất làm quánh… Uống vào, chất có vị chua và chất chống ôi sẽ làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây hại cho gan, thận.

* Nước giải khát thể rắn như bột ngũ cốc, cà phê, bột hoa cúc… cần có thêm chất phụ gia, chất có vị ngọt, vị chua, sắc tố tổng hợp… Uống vào, chất phụ gia có thể làm hỏng răng, còn làm tiêu hao nhiều loại vitamin trong cơ thể, làm thải Ca, Fe, I… ra ngoài và ngăn cản hấp thu Cu. Thiếu Cu ảnh hưởng sự hấp thu Fe gây nên thiếu máu.

* Sữa chua (yaourt) và nước giải khát có khuẩn acid lactic. Khuẩn acid lactic sống có lợi cho sức khỏe con người. Nước giải khát lấy từ sữa tươi tuy có vị chua acid lactic nhưng qua công nghệ diệt khuẩn nên không có khuẩn acid lactic sống nên có giá trị dinh dưỡng thấp, hàm lượng protein cũng thấp hơn sữa chua.

Dụng cụ chứa thức ăn bằng inox

Inox là hợp kim bằng Fe, Cr và một số kim loại vi lượng có thể làm ô nhiễm thực phẩm, do đó không được đựng muối, xì dầu, canh… lâu nhiều giờ; không được dùng inox để nấu thuốc Bắc; không được dùng các chất tẩy rửa như sôđa, hypoclorit natri (nước javel), các hóa chât oxy hóa để chùi rửa xoong nồi bằng chất inox.

Dây, túi nylon đựng thức ăn

Nylon là nhựa polyester bị đun trong nước sôi sẽ phóng thích một số chất độc tan trong nước như dimethyl hydrocacbon ăn vào sẽ trúng độc.

Dùng dây nylon cột bánh chưng, cột khổ qua hầm… là không nên.

Dùng túi nylon đựng thức ăn nóng như cháo, phở… thức ăn cũng bị nhiễm độc.

Không ăn cà chua xanh do có chất độc hại giống như mầm khoai tây.

Rau củ giảm béo: bí đao, dưa chuột, khoai tây, giá đậu xanh, củ cải trắng, nước trà, lá sen, rau hẹ.

Nấm rơm chữa thiếu máu do thiếu sắt.

Bí đỏ phòng chữa bệnh tiểu đường.

Bí đao chữa bệnh phù thũng.

Củ cải trắng trị cao huyết áp, xơ cứng mạch máu, chống nhiễm độc, có lợi cho người già.

PHÚ VĂN QUỚI


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage