Phật Học Online

Thiền là đưa thân tâm về với nhau

Thiền không phải chỉ là ngồi. Thiền là một nếp sống để bạn tập luyện đưa tâm trở về với thân. Tâm bạn thường đi rong ruỗi khắp mọi nơi. Thân ở đây mà tâm suy nghĩ đến chuyện khác. Ngoài ra, bạn thường có khuynh hướng nghe nhạc, xem phim hoặc đánh mất mình trong những trò chơi giải trí khác để tự quên lãng đời mình hay khỏa lấp những vấn đề, khổ đau trong cuộc sống. Thiền là đưa tâm về với thân, và bạn thấy mình là một con người toàn vẹn. Bạn cảm nhận được sự sống linh động trong giây phút hiện tại. Bạn biết rõ về suy nghĩ, cảm thọ, cảm xúc, khổ đau...đang xảy ra trong thân tâm. Tóm lại, sống từng giây từng phút trong ý thức sáng tỏ là thiền.

9c9dd66a20479be3ec73524cf88f2ddc-ngoi-thien.jpg


Kevin Reed phỏng vấn thầy Chân Pháp Đăng,

Key Peninsula News, Bang washington, Hoa Kỳ

Về phía Nam của trung tâm Key Center có một bản tên gọi là Tu Viện Cát Tường, có những khúc gỗ cây poplars xây chung quanh thùng thơ thật nên thơ, có một ngôi nhà gỗ nằm trong cánh trừng xanh mát. Cái hiên thật lớn cho thiền khách cởi giầy trước khi bước vào thiền đường. Tu viện có hai phòng lớn với sàng gỗ thơm tho, sạch sẽ, bao bọc xung quanh nhà bếp nhỏ. Cái phòng lớn nhất là nơi thiền sinh ngồi thiền. Ở một góc phòng có những chiếc tọa cụ màu nâu. Tấm thảm hoa văn thanh nhã  trang điểm ngay giữa thiền đường. Ở cuối thiền phòng có một bàn nhỏ, nơi có thờ tượng Đức Thế Tôn với những cây đèn nến nghệ thuật. Thiền phòng trống trãi, có ánh sáng nhẹ, không khí an lành.

Người tiếp đón thiền sinh là thầy Thích Chân Pháp Đăng, gọi là thầy Đăng. Thầy tu theo phương pháp thiền định, chánh niệm và trí tuệ. Thầy Đăng là tu sĩ Phật giáo phát xuất từ Huế, Việt Nam, đã tới Hoa Kỳ đầu năm 1980. Thầy học thiền tại Làng Mai nước Pháp với một vị thầy nổi tiếng là Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh hơn hai mươi năm. Thầy mặc chiếc áo tràng nâu trong lúc ngồi thiền. Nó biểu trưng cho sự tự do và lòng thảnh thơi. Mỗi ngày, tu viện mở của thiền tập từ 6 g đến 7 g tối. Trong thời  gian ấy, không ai nói năng gì cả mà chỉ hành thiền. Tối thứ Ba, thiền tập bắt đầu tứ 7g đến 9g mở cửa cho tất cả mọi người, đặc biệt cho người trẻ. Các khóa thiền hoàn toàn miễn phí. Thầy hướng dẫn kỹ càng, rõ ràng các phương thiền tập như thế ngồi, thở, mỉm cười, quán chiếu... Với những người sơ cơ, sự hướng dẫn này rất là quan trọng. Nếu bạn muốn ngồi thiền, mà không có sự hướng dẫn thì bạn dễ cảm thấy mệt mỏi và chán nãn trong lúc hành thiền, bởi vì bạn không biết bạn đang làm gì.

Thầy nói:
Thiền không phải chỉ là ngồi. Thiền là một nếp sống để bạn tập luyện đưa tâm trở về với thân. Tâm bạn thường đi rong ruỗi khắp mọi nơi. Thân ở đây mà tâm suy nghĩ đến chuyện khác. Ngoài ra, bạn thường có khuynh hướng nghe nhạc, xem phim hoặc đánh mất mình trong những trò chơi giải trí khác để tự quên lãng đời mình hay khỏa lấp những vấn đề, khổ đau trong cuộc sống. Thiền là đưa tâm về với thân, và bạn thấy mình là một con người toàn vẹn. Bạn cảm nhận được sự sống linh động trong giây phút hiện tại. Bạn biết rõ về suy nghĩ, cảm thọ, cảm xúc, khổ đau...đang xảy ra trong thân tâm. Tóm lại, sống từng giây từng phút trong ý thức sáng tỏ là thiền.
Thầy nói tiếp:

Chúng ta thường hay bị khống chế bởi tham dục, ham muốn, cô đơn, căng thẳng, lo âu. Thiền giúp bạn đối phó và chuyển hóa những tâm hành bất thiện này trong tâm để bạn vẫn còn là bạn. Và, sự sống sẽ biểu hiện rõ ràng hơn.

Cát Tường nghĩa là điềm lành và hạnh phúc. Tuy bản tên là Tu Viện Cát Tường nhưng thầy thích tên Cát Tường Thiền Viện, vì tu viện có ấn tượng không đẹp với mọi người ở Tây Phương. Thầy ở tại tu viện để chăm sóc tu viện và hướng dẫn thiền tập cho ai muốn đến tu tập. Ngoài sân tu viện có nhiều câu thiền ngữ như:

Về đâu cuối phố? Về đâu cuối trời? Xa xăm tôi nhìn, tôi tìm lại tôi..." Tìm lại mình là thiền. Bạn muốn đi về đâu? Khi chết, bạn có mang theo được cái gì đâu mà cứ bôn ba hoài như thế. Sao bạn không dừng lại để thưởng thức sự sống tuyệt vời này.

Mục đích của thầy là thực tập thiền và chia sẻ nếp sống này cho mọi người. Thầy phát tâm xuất gia, trước hết là tu tập chuyển hóa khổ đau, ràng buộc tự thân, đạt được thảnh thơi, hạnh phúc. Sau là giúp mọi người tu tập để họ cũng được thoát khỏi mọi khổ đau.

Đức Phật tên là Tất Đạt Đa, là bậc thầy vĩ đại, người đã từng hướng dẫn cho mọi người. Lời dạy của Ngài được kết tập thành nhiều cuốn kinh. Mỗi thế hệ tiếp tục học hỏi, chú giải, sáng tác.

Phật nói: "Không ai làm chủ sự thật. Sự thật thuộc về mọi người." Cho nên bạn có quyền khám phá ra sự thật ấy bằng con đường thiền định và trí tuệ. Bạn có thể sáng tạo ra những phương pháp thực tập có thể đáp ứng với con người trong mỗi thời đại. Nhờ thế, cây Phật Pháp mới sống còn, lớn lên, lớn mãi, lớn mạnh. Nhờ thế, đạo Phật mới có thể cúng hiến cho nền văn minh loài người một kho tàng giáo lý và nếp sống tâm linh vĩ đại chưa từng có trong lịch sử loài người.

 

 
Người dịch Tuyết Sơn


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage