Bản Hán Văn:
“Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.
Bản dịch:
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.
Bài thơ phú trên đây của Thượng Hoàng Điều Ngự Trần Nhân
Tông một Hoàng Đế của triều đại nhà Trần thế kỷ 13, Ngày sanh ngày 11 tháng 11
năm 1258, viên tịch 1308. Trước ngày sanh nở thái Tử, Nguyên Thánh Hoàng Thái
Hậu mộng thấy một vị thần tiên trao cho Hoàng Thái Hậu hai cây gươm với lời
khuyên bảo Hoàng Thái Hậu tự ý lựa chọn, Hoàng Hậu chọn lấy cây gươm ngắn trong
số hai cây gươm mà thần tiên trao, bỗng nhiên Hoàng Hậu tỉnh giấc, cảm thấy
mình có thai, khi hạ sanh Thái tử màu da trên thân toàn như vàng y màu hoàng
kim. Vua cha là Trần Thánh Tông đặt tên là Kim Phật có nghĩa là Phật vàng, trên
thân hiện toàn màu vàng, lại bên vai phải của Vua có một nốt ruồi đặc biệt, các
quần thần bấy giờ bàn tán là: Chắc chắn Thái Tử có thể gánh vác đại sự tiếp nối
vua cha thống lãnh giang sơn Đại Việt , yêu nước thương dân lòng đầy đạo đức
phi thường.
Vua Trần Nhân Tông được truyền ngôi năm 1278 – 1279, nối
nghiệp vua cha Trần Thánh Tôn. Mặc dù nhiều lần từ chối ngôi vua muốn nhường
ngôi lại cho em là Đức Việp để làm tròn sự nghiệp xuất the, song hoàng triều
không đồng ý. Bắt buộc vua Trần Nhân Tông lên ngôi chấp chính từ năm 1279 –
1294. Trong 14 năm lên ngôi gặp đất nước bị ngoại xâm do giặc Nguyên – Mông Cổ
từ phương Bắc tràn xuống xâm lấn Đại Việt. Trước tình thế khó khăn, Vua Trần
Nhân tông không còn cách nào lựa chọn khác là triệu tập quần thần và thứ dân
văn võ nhất tề đứng lên chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, nền độc lập dân tộc.
Với tinh thần cương quyết dũng cảm vì dân vì nước vì độc lập tự do, toàn dân
hưởng ứng đứng lên đoàn kết một lòng, lại thêm có nhiều tướng lãnh oai
hùng hào kiệt như: Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Trần Nhật Duật, Trần Quốc
Toản v.v... là những tướng lãnh ưu tú tài ba chiến thắng giặc Nguyên Mông Cổ
làm Hốt Tất Liệt hồn vía bay theo mây gió, mộng đô hộ Đại Việt bị tan vỡ thảm
hại.
Sau khi chiến thắng giặc Nguyên - Mông Cổ vua Trần Nhân
Tông thực hiện nhiều biện pháp củng cố chính trị nội bộ và phát động chính sách
ngoại giao với lân quốc Champa phái Nam. Nước nhà được thái bình ổn
định vua Trần Nhân Tông chỉnh đốn nội bộ và đưa chính sách phát triển kinh tế
nông thôn, chấn hưng đạo đức văn hoá truyền thống dân tộc .
Thế giới không tiết lời khen Việt Nam có hai tướng tài
tinh nhuệ là Quốc Công Trần Hưng Đạo, tướng của đời Trần Minh Vương Trần Nhân
Tông thế kỷ thứ 13 và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp thời đại Chủ Tịch Hồ Chí Minh
thế kỷ 20 .
Có điều khác là dưới thời Minh Vương Trần Nhân Tông chiến
thắng ngoại xâm giặc Nguyên - Mông Cổ bằng nhơn lực phương tiện và chiến thuật
mưu lược thuần tuý đặc tánh dân tộc Việt Nam sáng tạo và phát động tư tưởng đạo
đức đoàn kết chiến đấu thắng lợi không nhờ quân lực, khí giới chiến thuật và tư
tưởng bên ngoài mà chính lòng yêu nước bất khuất hào hùng của dân tộc Việt Nam
yêu chuộng hoà bình độc lập dân tộc
Khúc khải hoàn cất tiếng trên lảnh thổ Đại Việt đế đô
Thăng Long sau chiến thắng quân Nguyên –Mông Cổ do Vua Trần Nhân Tông bực minh
quân lảûno đạo tài ba , đem lại hoà bình an cư lạc nghiệp, Vua Trần Nhân Tông
ban sắc lệnh đại xá tội phạm, lấy đất công ban thưởng cho quân dân có công dẹp
giặc, và giảm miễn thuế nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân hăng
hái sản xuất lúa gạo, nông sản, để dân được no cơm ấm áo, dân có giàu thì nước
mới mạnh .
Về mặt ngoại giao Vua Trần Nhân Tông sáng suốt lập ban
giao thân hữu với nước láng giềng phía Nam là Champa. Đây là một sáng kiến
tinh thần hoà khí đáng kính trọng .
Hoàn thành sứ mệnh cương vị vua chúa của một đất nước, Vua
Trần Nhân Tông tiến lên một bước nữa là bước đường giải thoát như người đã hoài
bão lúc chưa lên ngôi hoàng đế. Người nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông,
cắt ái từ thân theo hạnh từ bi trí tuệ giác ngộ giải thoát của phật Thích Ca tu
thiền nhập định trên núi Yên Tử, đem đuốc tuệ sáng soi trong lòng dân Việt.
Ngài sáng tác nhiều bài phú để giáo huấn thần dân bài “Cư Trần Lạc Đạo” là một
bài trong những bài phú đáng được lưu tâm, nói lên tâm tư nguyện vọng ĐỜI và
ĐẠO, tục đế và chơn đế liên quan đến đời sống con người trần thế và xuất thế
giải thoát. Ngài nói:
“Ở đời tu đạo hãy
tuỳ duyên
Đói đến thì ăn mệt
ngủ liền
Trong nhà có báu
thôi tiềm kiếm
Đối cảnh không tâm
chớ hỏi thiền “.
Vua Trần Nhân Tông làm tròn bổn phận trong đời sống trần
gian, trọng trách của bực minh vương Ngài đưa đất nước Đại Việt thanh bình
thịnh vượng sau chiến thắng quân Nguyên - Mông Cổ, dân Việt được cuộc sống huy
hoàng trong cảnh thái bình. Tuy nhiên vua Trần Nhân Tông nhận thấy cuộc sống
trần gian dù cao đẹp giàu sang vinh quang nó không tồn tại vĩnh cửu mãi, một
ngày nào đó vô thường đến nó sẽ bị tan mất không khác nào như sương đầu ngọn
cỏ, như hoa phù du sớm nở tối tàn, chỉ có tinh thần đạo đức, vui với đạo yêu
đạo làm theo đạo tùy theo duyên sống động tùy hoàn cảnh xứ sở đưa đời sống cao
đẹp hơn vĩnh viễn hơn đó là con đường giác ngộ giải thoát cuộc sống sanh già bệnh
chết. Đúng như lời Phật Thế Tôn chỉ giáo: Tùy duyên bất biến, bất biến tùy
duyên "đời và đạo, sáng và tối, chúng sanh và Phật, phiền não và Bồ đề,
sanh tử và Niết bàn" chỉ là một tánh không có hai, chỉ khác người được
giác ngộ gọi là Phật, người còn vô minh trược gọi là chúng sanh, có đuốc tuệ là
sáng tỏ không đuốc tuệ là mờ tối .
“Mê cố tam giới
thành
Mê nên thành ba cỏi
Ngộ cố thập phương
không Ngộ nên mười
phương không
Bổn lai vô nhứt
vật
Xưa nay không một vật
Hà xứ hữu Nam
Bắc”.
Chổ nào có Nam
Bắc
Đời sống tốt đẹp văn minh hoàn thiện... chính là người vui
với đạo sống với đời , có đạo mà không có đời thì đạo truyền cho ai, có đời mà
không có đạo thì đời khô cằn không tinh thần sống động, khác nào như cây đứng
giữa rừng đồng trống khô khan .
Đói ăn, khác uống, mệt ngủ là nếp sống thường tình của dân
sinh. Người đời thường nói “có thực mới vựt được đạo” có sức khỏe là nhờ sự bồi
dưỡng ăn uống và nghĩ ngơi thanh thoát, có sức khỏe mới tạo nên sự nghiệp đời
cũng như đạo mới được vinh quang sáng rạng, đó có nghĩa là tùy duyên hoàn cảnh
của nhơn sinh xã hội .
Chính hai câu thơ đầu của bài thơ phú bốn câu là nói lên
sự cần thiết của đời sống nhân sinh, theo thuật ngữ Phật gọi đó là đời sống tục
đế (Samvrity Satya) đời sống của con người thế tục trần gian không thể không có!
Đức Vua Trần Nhân Tông nhận thức đời sống thực tế ăn mặc
ngủ nghỉ của nhân sinh không thể không có, lại rất cần thiết cho đời sống tùy
theo duyên hoàn cảnh khác biệt của mỗi người trong xã hội .
Tuy nhiên kiến thức trí tuệ nhận thức Vua Trần Nhân Tông
không phải dừng nơi đây, nơi cuộc sống thường tình trong đời sống hạng cuộc rồi
buông tay khi vô thường đưa đến, có sanh phải có diệt, có sống phải có chết, có
hạnh phúc phải có ngày đau khổ... Nếu chúng ta chỉ biết có hướng ngoại tìm
phương tiện cho sự sống mà không biết hồi tâm hướng nội. Nhìn và nhận thức cái
gì sẳn có trong bản thân chúng ta mà xưa nay chúng ta đánh mất chỉ biết theo
trần cảnh tạm bợ bên ngoài . Chính vì vậy Cư Trần Lạc Đạo (ở đời vui đạo) hay
an cư lạc nghiệp, đó là đạo nghiệp thế gian mà Đức Vua Trần Nhân Tông phương
tiện đưa ra đáp ứng đời sống nhất thời hiện tại không thể không có. Như kinh
điển Phật nói có vô số phương tiện tùy cơ ứng biến.
Từ đó Đức Vua đưa nhơn sinh tiến lên đời sống cao thượng,
đời sống hướng về nội tâm bản giác sẳn có nên Ngài nói:
“Trong nhà có báu
thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm
chớ hỏi thiền.”
Hai câu đầu “Cư Trần Lạc Đạo ... “ là diễn tả tư tưởng đời
sống thế gian thế tục, đời sống nhờ phương tiện ngoại cảnh bên ngoài mà nhà vua
khuyên nhân dân có nếp sống đạo đức tu tâm dưỡng tánh làm thú vui cho tinh thần
lạc đạo trong lúc nước nhà được thái bình.
Từ phương tiện hướng ngoại Ngài trở về nội tâm, bản giác
nhân loại ít ai hiểu rằng Phật ở trong lòng ta (Phật tại tâm) nên dong rủi theo
cuộc đời giả tạo mờ ảo bên ngoài làm lu mờ bản tính giác ngộ Phật tánh sẳn có
trong nội tâm chúng ta.
Trong nhà sẵn có ngọc ngà của báu đầy đủ không thiếu thứ gì,
mà tự mình không biết lại quanh quẩn bốn phương tìm kiếm. Trong kinh Diệu Pháp
Liên Hoa Phẩm “ Thọ ký thứ tám“ có kể câu chuyện rằng: Có chàng thanh niên
trong vạt áo có cột sẵn viên ngọc báu vô giá phòng hờ gặp khi cùng cực thiếu
thốn lấy ra tiêu xài, song chàng thanh niên không nhớ trong vạt áo mình có viên
ngọc báu vô giá, gặp cơn đói khát áo quần rách rưới đi lang thang từ làng này
sang tỉnh nọ xin ăn, một ngày nọ gặp lại bạn tri thức nói với chàng thanh
niên rằng trong mình chàng có viên ngọc quý hiếm cớ sao không lấy ra bán
mà tiêu dùng lại đi lang thang xin ăn khổ cực... chàng thanh niên nhớ lại và
tìm trong vạt áo qủa thật có viên ngọc báu, từ đó chàng không còn khổ sở nữa.
Ngọc báu trong mình mà không biết đem ra tiêu dùng, cũng như Phật tánh sáng
suốt sẳn có trong mỗi chúng sanh mà không biết trau dồi tu sữa để lâu ngày bị
bụi trần bám dơ. Nhờ thiện tri thức nhắc mới nhớ lại bản tánh ngọc báu vô giá
sẳn có trong ta, khi biết mình sẳn có còn tìm đâu nữa.
Tu thiền chỉ quán, trước quán sát cảnh vật bên ngoài là hư
ảo giả tạm do nhiều nhơn duyên yếu tố kết hợp mà có như chiếc xe do nhiều bộ
phận lắp ráp mà thành rồi theo luật thời gian biến chuyển hư mòn sự vật mai một
không tồn tại mãi mãi. Biết sự vật là ảo huyền vô thường có rồi không nên tâm
không đam mê cố chấp thật có các Pháp. Tâm không chấp trước ngả Pháp, tức tâm
không còn phiền não, phiền não không còn thì tâm yên tịnh tâm thanh tịnh nên
tiếp xúc đối tượng cảnh vật bên ngoài đều không thật có không đam mê chấp trước
mong muốn trông cầu. Cho nên đối cảnh không tâm, tâm đã thanh tịnh phát hiện
trí tuệ được sáng suốt còn hỏi đến thiền, tu thiền để làm gì. Như nhờ thuyền bè
vượt qua dòng sông đau khổ đến bờ giải thoát bên kia rồi, còn mong thuyền bè
vát thuyền bè trên vai chi cho nhọc. Khi thiền đã được chứng đắc còn hỏi thiền
tìm thiền tu thiền chi nữa.
Nhờ phương tiện để đạt đến cứu cánh Chơn – Thiện – Mỹ ,
chính vua Trần Nhân Tông nhận chơn được chân lý Phật đà. Trước dùng phương tiện
Cư Trần Lạc Đạo, an cư lạc nghiệp, đói ăn khát uống, mệt ngủ tạo thiện duyên
cho dân tộc nhân loại trong cuộc sống nhân quần xã hội biết Đạo vui Đạo, từ đó
tiền lên đời sống cứu cánh tinh thần giải thoát thành lập Trúc Lâm Tam Tổ Yên
Tử, lưu lại thánh cảnh Yên Tử hiện hửu và đạo đức thiền môn tinh thần giải
thoát cho muôn đời hậu lai.
Có đời có đạo phương
tiện cứu cánh
Tục đế chơn đế, sắc
sắc không không
Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên là chơn đạo của
Phật Tổ lưu truyền, một triết lý cảnh giác nhơn sanh mà Đức vua Trần nhân Tông
áp dụng rất cụ thể nhuần nhuyễn đúng đắn trong cuộc sống Đời và Đạo. Người tiếp
nối cầm đuốc tuệ Như Lai soi sáng đất Đại Việt, kỉnh tỉnh nhân gian giác ngộ
sáng tạo.
Trần Nhân Tông một Hoàng Đế đáng kính, không muốn sống
trong cảnh vinh hoa chốn hoàng cung cũng như Thái Tử Sĩ – Đạt – Ta từ bỏ ngai
vàng xuất gia tìm chơn lý giải thoát nhơn loại đau khổ. Vua Trần Nhân Tông xứng
đáng là bực Tổ đáng tôn kính của Phật Giáo Việt Nam.
Tóm lại: Đức Vua Trần Nhân Tông thực thi pháp môn (Thiền
quán của Phật Tổ đem đuốc tuệ soi sáng nhân quần xã hội không phải là việc dễ
làm. Hơn nữa , cương vị một Hoàng Đế đương triều thạnh trị lại từ bỏ cung vàng
điện ngọc làm người Tu sĩ bình thường hành trì khổ hạnh đâu phải không có mục
đích. Mục đích đó phải là cao thượng siêu việt hơn là cương vị đế vương tự xưng
hùm xưng bá, lợi dụng địa vị quyền qúy cao sang hầu mưu đồ đàn áp tác hại kẻ
khác... Ngược lại Đức Vua Trần Nhân Tông là bực Minh Vương với tinh thần độ
lượng theo gót từ bi trí tuệ của Phật Tổ, vô ngẫu vị tha tự mình chịu khổ để tạo
cho người khác an vui hạnh phúc trong ánh đạo vàng.
Việc làm cao thượng của Vua Trần Nhân Tông, Hoàng Đế nước
Đại Việt (Vietnam), ngoại trừ Thái tử Sĩ – Đạt – Ta, thì không một Hoàng Đế
nuớc náo khác có thể sánh bằng.
Dân tộc Việt Nam ta rất hãnh diện và tự hào có một Hoàng
Đế vô ngã vị tha như Đức Vua Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo nối gót Phật Thích
Ca đem đuốc tuệ soi sáng nhân quần xã hội.
Là người Việt Nam kính thờ Phật Tổ Thích Ca không thể
không kính thờ Đức Vua Trần Nhân Tông, một đệ tử trung thành chơn tu của Phật
Tổ, kế thừa Phật tạo lập Trúc Lâm Tam Tổ, một danh lam Thánh Cảnh Yên Tử Việt
Nam bất diệt.
Phật giáo việt Nam xưa nay thực hành hai pháp môn
là môn Thiền học và Tịnh Độ, thực hành Thiền – Tịnh như nước với sửa, tùy theo
cơ duyên trình độ hoàn cảnh mà áp dụng. Tu Thiền để tâm được an cư thanh tịnh,
tu Tịnh Độ niệm Phật là nhớ nghỉ đến đức tánh Từ Bi trí tuệ và thực hành theo
lời Phật dạy.
Tu Thiền tu tịnh một
nhà
Nào ai phân biệt
Phật Đà chúng sanh
Tu hành trọng nhất
tánh linh
Tu tâm dưỡng tánh
tụng kinh ngồi thiền
Mong sao vọng tưởng
tội khiên
Diệt trừ vọng chấp
bình yên tu hành
Tu hành cứu độ nhân
sinh
Người người giác ngộ
chí thành chơn tu.
Vua Trần Thánh Tông nói:
Lễ Phật là kính
trọng đức tánh từ bi hỷ xã của Phật
Niệm Phật là cảm
niệm công ơn cứu khổ độ sanh của Phật
Trì giới là thi hành
đại hạnh thanh tịnh của Phật
Xem kinh là muốn
hiểu rõ chơn lý của Phật
Ngồi Thiền là muốn
đạt đến cảnh Phật
Tham thiền là thích
hợp tâm thành của Phật
Thuyết pháp là viên
mãn chí nguyện của Phật.
PL.2546 Rằm tháng Tám – Nhâm Ngọ
Nguyệt San Liên Hoa
Số 309 Tháng 9 năm 2003
Ban Biên Tập Thư
Viện Hoa Sen Thực Hiện