Tôi nghĩ là có thể mình diễn đạt chưa rõ nên đưa đến cách hiểu như vậy. Do đó, ở đây xin nói rõ hơn bằng việc nêu câu hỏi.
Nói
không kiểm chứng là vì tôi không có cơ sở gì để kết luận hay phản bác
người cạo trọc đầu trong hình chụp dùng trong đoạn video và đoạn video
hình ảnh động đó là một tu sĩ Phật giáo,
hay cụ thể là ai. Không thể kiểm chứng đó là không thể xét đoạn video
đó trong những quan hệ với những yếu tố bên ngoài, với người được cho là
trong đoạn video nói trên. Điều này là đương nhiên với lý do đã trình
bày rõ ràng.
Nhưng
nói đoạn video có gian dối là có cơ sở vì chính những yếu tố trong đoạn
video gồm cả thuyết minh bằng chữ, phần hình chụp và hình ảnh động mâu
thuẫn với nhau.
Xin nhắc lại, cụ thể là:
-
Phần thuyết minh bằng lời “tự quay” mâu thuẫn với động tác máy. Không
thể có động tác máy nào hết nếu tự quay, camera đặt cố định trên chân
máy hay một mặt phẳng cố định nào đó. Hai yếu tố camera di động trên
đường trượt hình cong và bố cục hình ảnh thu hình vẫn ổn định tập trung
cho thấy lời thuyết minh “tự quay” không đúng sự thật, mâu thuẫn với
chính những yếu tố hình ảnh trong video. Ở đây không nói đến liên hệ gì
với bên ngoài mà chỉ căn cứ vào yếu tố hình ảnh, nên không phải là việc
đối chiếu với hình ảnh người được cho là xuất hiện trong video. Nói
không kiểm chứng mà vẫn có thể cho là gian dối vì ở điểm này.
-
Có khác biệt ở một số đặc điểm nhận dạng nhân vật ở hình chụp và đoạn
video hình ảnh động, cụ thể là tình trạng tóc và chân mày (người đàn ông
trong video tóc và chân mày rậm hơn trong ảnh như đã nói).
-
Có khác biệt ở bối cảnh hình chụp và hình ảnh động (màu màn cửa, vị trí
cửa cái và cửa sổ, màu gạch nền… như đã trình bày trong bài trước).
Những
mâu thuẫn, khác biệt này là những ghi nhận chỉ trong quá trình xem
video, có thể phát hiện dễ dàng nếu có chút ít chuyên môn và lưu ý, có
thể dễ dàng chỉ dẫn cho những người đã xem video cùng phát hiện từ chính
đoạn video, mà không cần đối chiếu với bất kỳ yếu tố nào bên ngoài. Đây
là điều rõ ràng và hiển nhiên để đi tới kết luận có gian dối, trong khi
không phải là sự kiểm chứng đối chiếu.
Gian
dối ở chỗ trong chính đoạn video có mâu thuẫn, tự bộc lộ từ chính đoạn
video (bao gồm một phần khai thác hình ảnh tĩnh và phần sau) là hình ảnh
động. Nó giống như là chỉ ra trong cùng một nội dung mà phần đầu thể
hiện khác, phần sau lại thể hiện khác, mâu thuẫn. Như ở đây, không thể
“tự quay” vì trong video có 2 người, mà 2 người cùng có mặt trong khuôn
hình trong khi camera vẫn di động. Thuyết minh như vậy là không trung
thực, chính vì thế nên dùng từ gian dối. Từ đó, có thể có nhiều nghi
vấn.
Nếu thấy cần trao đổi ý kiến, tôi đề nghị trả lời thẳng vào những chi tiết tôi đã nêu ra, là có hay không, tại sao như thế.
Tôi
chỉ đề cập đến những vấn đề có liên quan đến chuyên môn quay phim mà
tôi được học chút ít. Vậy xin chỉ trao đổi trong giới hạn này một cách
cụ thể vào những điểm đã ghi nhận. Cũng đề nghị bạn đọc cùng tìm hiểu,
suy nghĩ và tự rút ra kết luận trên cơ sở chỉ biết đến những hình ảnh
trong vị trí người xem (như tuyệt đại đa số công chúng mạng).
Còn
việc đối chiếu, kiểm chứng, xác minh lại là một chuyện hoàn toàn khác,
hoàn toàn tách biệt, không loại trừ bất cứ khả năng nào.
Tôi
nêu vấn đề như một người xem khách quan, liên hệ một chút đến chuyên
môn, không phải là bênh vực cho ai. Cụ thể có những chi tiết gì mâu
thuẫn nhau, tôi ghi nhận đúng là có như thế. Vậy thôi.
Nếu
không đặt vấn đề cụ thể vào những ghi nhận của tôi, thì có nghĩa là
những ghi nhận đó đúng là có như thế. Mục tiêu của tôi trong giới hạn
đó, còn kết luận mở rộng là tự ở bạn đọc, ở người xem.
Tìm
hiểu chỉ với góc độ chuyên môn kỹ thuật, chỉ căn cứ vào yếu tố hình ảnh
và thuyết minh trong chính đoạn video, thì sao có “đạo đức giả” hay đạo
đức thật gì ở đây?
Trong
lịch sử những cú ra chiêu hạ gục địch thủ chính trị bằng truyền thông,
thì đáng kể nhất là vụ đánh một đối thủ của Tổng thống Yeltsin, vốn là
một công tố viên của Liên bang Nga. Đoạn video được cho liên quan đến
ông này được coi là bẩn thỉu số một trong lịch sử truyền thông, được
chiếu trên truyền hình vệ tinh khắp thế giới.
Còn với những vụ tương tự ở những chính khách khác, thì không có phim mà chỉ có tố cáo và điều tra.
Như
vậy, để đánh các chính khách, các nhà lãnh đạo, các vị tu hành, thì
người ta thường dùng đến những chiêu thức đạo đức. Phổ biến là cáo buộc,
còn dùng video quả là đỉnh điểm.
Cho nên, khía cạnh “đạo đức” ở vấn đề trước hết nằm ở khía cạnh cáo buộc, hơn là bênh vực.
Video
mà tôi mới được xem được nói là liên quan đến vị tu sĩ Phật giáo là tột
đỉnh những hành vi cáo buộc như thế mà tôi đã từng biết đến. Có thể nó
không thật hay có thật, nhưng quả là ác độc. Ác độc không chỉ là ở mức
độ của những hình ảnh, mà còn ở những lời bình.
Đoạn
video quay vụ việc được cho là liên hệ đến công tố viên Nga cách đây đã
mười mấy năm, được coi là đỉnh điểm dơ bẩn trong việc dùng những hình
ảnh như thế trong mục tiêu triệt hạ cá nhân, không đến mức như video gần
đây được nói là của tu sĩ Phật giáo Việt Nam. Trong video được nói là
quay công tố viên Nga, chỉ có hình ảnh được quay qua ổ khóa cửa một vụ
tắm hơi với phụ nữ, chỉ có hình ảnh lưng di động vào bồn tắm, thu từ khá
xa, không nhìn rõ mặt, vậy thôi. Nhưng người gián tiếp có lợi từ vụ hạ
nhục đó là Tổng thống Nga, người đang là đối thủ của kẻ bị triệt hạ
thanh danh, cũng rơi vào tình thế bị công luận chỉ trích về đạo đức và
lâm vào thế bối rối, không đẹp mặt đẹp mày gì. Tổng thống Nga có dính
líu vào sự việc hay không, khó mà xác định, nhưng về mặt đạo đức, ông
không phải chỉ có lợi và điều đó để lại một dấu hỏi đen trong ký ức về
đạo đức tổng thống Yeltsin đối với dân chúng Nga.
Đó
là một đoạn video mà mức độ liên hệ chuyện tình dục chỉ một góc nhỏ so
với video liên hệ đến một tu sĩ Phật giáo ở Việt Nam. Nó không có lời
bình bộc lộ thái độ của người ra tay chỉ có những thông tin rất vắn tắt.
Bây giờ công chúng Việt Nam nghĩ sao đối với việc ra tay phổ biến một
video đến mức như thế cáo buộc là của tu sĩ Phật giáo.
Động
cơ của đoạn video được nói là liên hệ đến công tố viên Nga rõ ràng là
từ thủ đoạn đấu đá trong chính trường Nga, còn động cơ của vụ video mới
đây là gì? Có phải họ chỉ muốn triệt hạ một tu sĩ ở cấp chưa phải là
giáo phẩm (chưa là thượng tọa), chưa phải là trụ trì của một ngôi chùa
trên một hòn đảo?
Khi
phổ biến những đoạn video như vậy, thì dù chỉ mới dừng ở mức tắm hơi,
người xem cũng thấy đàng sau đó là động cơ mang tính đạo đức, chưa nói
đến tầm mức kinh hoàng như trong video mới đây với những lời bình độc ác
cực điểm.
Cáo buộc từ video có thể đúng, có thể không đúng, nhưng cái cách cáo buộc bộc lộ tính chất ác hiểm cực điểm.
Những lời bình như những vết roi quất tới tấp đi sau lời buộc tội. Chính trong cách buộc tội như thế bộc lộ vấn đề về đạo đức.
Trong
cái cách triệt hạ bằng hình ảnh scandal đưa lên truyền thông như thế,
dường như đây là trường hợp có những lời chú thích kèm hình ảnh gớm
ghiếc nhất, tàn ác nhất, cay độc nhất, hung hiểm nhất.
Cho
dù cáo buộc về vị tu sĩ là không loại trừ mọi khả năng nếu chưa xác
minh, nhưng cái cách làm như thế cần được lưu ý và đặt ngược lại những
câu hỏi.
MT
Thông tin, thảo luận, phản hồi riêng và các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh.