Phật Học Online

Hoàn Thành Mục Đích Của Cuộc Sống
Lama Zopa Rinpoche, Minh Chánh chuyển ngữ

Các hoạt động lành mạnh—hành động tích cực, hành động đem lại lợi ích cho người khác, hành động được thực hiện với từ bi, với tính chân thật, mang lại hạnh phúc cho người khác—để lại những ảnh hưởng tích cực trên sự duy trì của tâm chúng ta.


Làm  thế nào chúng ta hình thành nên cách ứng dụng tốt nhất của sự tái sanh con người hoàn hảo này, cơ thể con người quý giá mà chúng ta đã thừa hưởng chỉ trong một lần này? Bằng cách nào chúng ta khiến nó có lợi ích nhất, không chỉ cho chúng ta mà còn cho người khác, những chúng sanh quý giá nhất và cực kỳ quan trọng? Giống như chúng ta, vô số những chúng sanh khác, mỗi một chúng sanh đều có giá trị ngang nhau như chúng ta cảm nhận về mình, chỉ muốn tìm kiếm hạnh phúc và không thích bất cứ đau khổ nào. Làm sao chúng ta khiến cuộc sống của mình đem lại lợi ích cho họ? Đây là điều cốt yếu mà chúng ta nên tự hỏi chính mình. Nếu chăm sóc người khác, làm việc vì hạnh phúc cho người khác, thì tự nhiên chúng ta chăm sóc bản thân mình. Nổ lực khiến người khác có hạnh phúc là cách tốt nhất để yêu thương chính mình. Tương tự, nếu làm hại người khác, thì chúng ta sẽ làm hại chính mình. Việc làm hại người khác sẽ không mang lại an vui và hạnh phúc cho chúng ta, mà chỉ chuốc lấy đau buồn, khổ sở trong hiện tại và tương lai. Mang lại hạnh phúc cho người khác là cách tốt nhất để mang lại hạnh phúc cho chính mình; tự nhiên nó xuất hiện. Tiện thể, nó xảy ra. Những gì chúng ta làm với mục đích mang lại hạnh phúc cho người khác có tác dụng lợi ích trong tâm của mình. Ngược lại, nếu chúng ta hành động hướng đến người khác với động lực thúc đẩy tiêu cực và gây hại cho người khác, thì giống như những hành vi để lại những ảnh hưởng tiêu cực trên sự duy trì của tâm thức. Sau đó, những ảnh hưởng này biểu hiện ra bên ngoài như những hiện tượng phiền toái. Khi các giác quan chúng ta tiếp xúc với những hiện tượng này, thì cảm giác khổ đau sanh khởi. Đây là sự phát sinh các vấn đề trong cuộc sống của chúng ta; đây là cách mà chúng bộc phát. Căn nguyên của chúng ở trong tâm của chúng ta với những ý nghỉ tiêu cực. Kết quả cuối cùng là đau khổ mà chúng ta phải kinh qua, trong đời này hoặc những đời sau.

            Các hoạt động lành mạnh—hành động tích cực, hành động đem lại lợi ích cho người khác, hành động được thực hiện với từ bi, với tính chân thật, mang lại hạnh phúc cho người khác—để lại những ảnh hưởng tích cực trên sự duy trì của tâm chúng ta. Các điều này biểu lộ ra như những hiện tượng an vui. Khi các giác quan chúng ta tiếp xúc với chúng, thì cảm giác hạnh phúc, thoải mái, thành tựu—tất cả kinh nghiệm an vui mà chúng ta mong muốn—kết quả. Đây là sự phát sanh của hạnh phúc, tất cả con đường dẫn đến giác ngộ. Đời sống hạnh phúc hằng ngày, an vui và thanh nhàn—từ bây giờ cho đến giác ngộ—kết quả đều bắt nguồn từ suy nghỉ tích cực, mục đích tích cực và hành động tích cực.

            Đó là lý do tại sao đức Phật của từ bi, đức Dalai Lama[1] (Đạt Lai Lạt Ma), thường nói rằng yếu thương người khác là cách tốt nhất để yêu thương chính mình. Đức Dalai Lama gọi trí tuệ hoặc sự thông minh này là không mang tính ích kỉ bởi vì như tôi đã đề cập đến ở trên, bằng cách thương yêu người khác, không gây tác hại cho họ, đem lại lợi ích cho họ, tất cả những ước muốn về hạnh phúc của chúng ta cả trong hiện tại và tương sẽ được hoàn thành. Kinh nghiệm đã chứng minh rằng không chỉ hạnh phúc nhất thời mà còn đi đến giác ngộ, một trạng thái hạnh phúc yêu thương tuyệt đối, sự đạt được an vui và hạnh phúc hoàn hảo tối thượng, những kết quả có được từ việc phục vụ người khác. Trong thực tế, chúng ta càng hiến mình cho người khác, thì hạnh phúc của chúng ta càng sinh khởi dể dàng hơn và nhanh hơn. Đây là sự phát sinh tự nhiên của hạnh phúc. Điều này có nghĩa là sống một cuộc sống của từ bi. Do đó, đáp án cho câu hỏi làm thế nào để ứng dụng cuộc sống của chúng ta tốt nhất chính là bằng cách sống với từ bi và trí tuệ. Chỉ có từ bi cũng chưa đủ. Chúng ta cần phải phát triển trí tuệ. Bằng cách nào để phát triển trí tuệ? Chúng ta không thể có đượng trí tuệ từ việc sử dụng thuốc men hoặc chế độ ăn kiêng đặc biệt hoặc bằng cách cấy ghép não của người hác vào trong đầu của mình hoặc cấy ghép tim một ai đó vào lồng ngực của mình. Chúng ta chỉ có thể phát triển trí tuệ thông qua nổ lực và thực tập thiền định của chính mình. Trí tuệ đến từ việc lắng nghe những lời dạy chân chính rồi quán chiếu và thiền định.

            Do đó, chúng ta cần tiếp nhận những lời dạy đúng đắn, đạt được hiểu biết đúng đắn, thực tập đúng đắn, và như vậy đạt đến nhận thức thức đúng đắn. Điều này vô cùng quan trọng. Theo cách đó, chúng ta không hoang phí đời mình, không đi theo con đường sai lầm, và có thể hiểu rõ tiềm năng của đời sống của chúng ta là vô hạn như bầu trời. Tất cả mọi chúng sanh đều mong muốn có hạnh phúc và hoàn toàn thoát khỏi kgoor đau. Mục đích cuộc sống của chúng ta là phải đem lại lợi ích cho tất cả họ càng nhiều càng tốt.

            Hơn nữa, chúng ta phải học cách phân tích và thiền định. Nếu chỉ đọc đơn thuốc thì không thể cứu chữa được bệnh—người bệnh phải uống thuốc—chỉ hiểu biết theo trí óc về những lời dạy là chưa đủ. Chúng ta phải thực tập.

            Để chấm dứt tất cả những khổ đau—vòng xoáy của già, bệnh, chết, tái sanh và các vấn đề của trạng thái trung ấm [2]—chúng ta cần chữa trị tâm bệnh của mình khiến nó hoàn toàn bình phục và thoát khỏi bệnh tâm—những ý tưởng xúc cảm nhiễu loạn và ảo giác—gây ra tất cả những kinh nghiệm vô bổ này. Vì an lạc tuyệt đối của chính mình, chứ chưa nói đến người khác, chúng ta phải thực hiện điều này. Trong vô số lần, chúng ta đã từng tận hưởng hạnh phúc nhất thời. Không có một hạnh phúc nhất thời mới mẽ và duy nhất mà chúng ta đã quên lãng kinh qua. Những gì mới mẽ, những gì chúng ta chưa từng kinh qua trước đó, là sự an lạc tối thượng do chấm dứt tất cả khổ đau, cái chết và tái sanh; hạnh phúc tối thượng sanh khởi từ sự chấm dứt hoàn toàn nguyên nhân thực sự của khổ đau—vô minh, những ý nghỉ cảm xúc loạn động và các hành vi bị thúc đẩy bởi các tâm tiêu cực này. Chúng ta chưa bao giờ kinh qua điều này trước đó.

            Từ vô thủy, chúng ta đã nhiều lần chịu sự chi phối của vòng xoáy sanh tử, nhiều lần tãi qua toàn bộ vòng khép kín luân hồi của các vấn đề cuộc sống, toàn bộ sự tích tập nhiều lần. Chúng ta chưa bao giờ kinh qua sự chấm dứt điều này, rốt cuộc, hạnh phúc miên viễn, sự chấm dứt hoàn toàn tất cả các vấn đề và nguyên nhân của chúng, những ý tưởng loạn động của mình và các hành vi mà chúng thúc đẩy—nghiệp.

            Khi đạt đến kết quả này, điều mà chúng ta nắm bắt bằng cách thực hiện những bước của con đường, chính là một công việc trước đây. Khi hiểu rõ hạnh phúc vĩnh viễn, chấm dứt tất cả những khổ đau, thì chúng ta có thể không bao giờ chịu đựng khổ đau nữa, bởi vì mầm mống của các vấn đề cuộc sống điều mà chúng ta đã gieo trồng trong sự tiếp nối liên tục của tâm thức mình đã hoàn toàn bị trừ diệt, hoàn toàn được tịnh hóa. Do đó, nó mãi mãi không thể chịu đựng khổ đau nữa—không có lý do gì hay nguyên nhân gì nữa. Khi đã đi theo trọn vẹn con đường, chúng ta không bao giờ đi nữa, chúng ta không bám vào sự thực tập nữa. Khi đã đạt được kết quả đó, nó tồn tại vĩnh viễn. Do vậy, việc cống hiến đời bạn cho điều này là vô cùng quan trọng. Đó là điều đáng giá nhất mà bạn có thể thực hiện trong suốt cuộc đời mình.

            Ở Tây Tạng, có một tác phẩm “ba điểm inh yếu của đạo lộ”[3] do ngài Tông Khách Ba biên soạn, đã tóm lược ba phạm vi chủ chốt của đạo lộ đạt đến giác ngộ như đức Phật đã chỉ dạy là buông xã (tâm yếm ly), tâm Bồ-đề và chánh kiến (tánh không).  Những con đường này dẫn đến giải thoát, hạnh phúc miên viễn, hoàn toàn thoát khỏi các khía cạnh của vòng xoáy tồn tại và luân hồi. Thực tiễn của chúng là cắt đứt nguồn gốc của tất cả khổ đau, vô minh, tâm si mê, và mang lại hạnh phúc tuyệt đối của giác ngộ.

            Ngài Tông Khách Ba là một người giác ngộ vĩ đại, là hiện thân của Bồ-tát Văn Thù, là đức Phật của trí tuệ, là biểu hiện trí tuệ của tất cả chư Phật. Các phẩm chất bao la tốt đẹp của ngài vốn giống như bầu trời, tâm thánh thiện của ngài có mặt trọn vẹn trong tất cả mọi nhận thức—trí tuệ tối thượng, từ bi và năng lực—ngài dâng hiến hạnh phúc vô bờ cho tất cả chúng sanh và giáo pháp.

 


[1]Dalai Lama:  là đức Tenzin Gyatso, nói đủ là Jetsun Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso, là pháp hiệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là vị đạo sư lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng và nhiều đạo tràng Phật Giáo trên thế giới. Đức Đạt Lai Lạt Ma là tước hiệu của vua Mông Cổ Altan Khan ban cho Lạt ma Sonam Gyatso vào năm 1578. Từ đó, “Đức Đạt Lai Lạt Ma” trở thành danh xưng cho vị Lạt ma cao nhất trong truyền thống Phật giáo Gelug (Mũ Vàng). Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) nghĩa là "Người bảo vệ đức tin" (Defender of the Faith), "Biển lớn của trí tuệ" (Ocean of Wisdom), "Vua của Chánh Pháp" (King of Dharma), “Viên bảo châu như ý” (Wishfulfilling Gem), “Hoa sen trắng” (White lotus) và Hóa thân Quan Âm (Kuan Yin Boddhisattva).

Người Tây Tạng tin rằng Lạt Ma là một vị giác ngộ, ngài đã chọn tái sinh nơi cõi đời này để mang lại lợi lạc cho tất cả quần sinh. Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh vào ngày 06 tháng 07 năm 1935 trong một gia đình nông dân nghèo tại một ngôi làng nhỏ vùng Takster thuộc miền Đông Nam, tỉnh Amdo, Tây Tạng. Lhamo Dhondup nghĩa là Hoàn thành ý nguyện của Nữ Thần (Wish-Fulfilling Goddess) là tên thời thơ ấu của ngài. Lúc lên 2 tuổi, ngài được công nhận là hoá thân của Thubten Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 và ngài được đưa về thủ đô Lhasa để chính thức làm lễ tấn phong là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.

 

[2] Trung ấm (zh. 中有 zhongyǒu, ja. chūu, bo. bar ma do'i srid pa བར་མ་དོའི་སྲིད་པ་, sa. antarābhava) nghĩa là “trạng thái tồn tại ở khoảng giữa”, cũng được gọi là Trung hữu hay trung uẩn. Trong kinh sách Tiểu thừa và Đại thừa ở thế kỉ thứ 2, người ta đã thấy nói về một giai đoạn nằm sau cái chết và trước sự tái sinh, được gọi là Trung hữu. Giai đoạn này được nhắc nhở nhiều trong Kim cương thừa (sa. vajrayāna) và được Tử thư trình bày cặn kẽ.

Tử thư cho rằng có 6 giai đoạn Trung hữu (sa. aantarābhava):

  1. Trung ấm của lúc sinh (sa. jāti-antarābhava);
  2. Trung ấm của giấc mộng (sa. svapnāntarābhava);
  3. Trung ấm  của thiền định (sa. samādhi-antarābhava);
  4. Trung ấm  lúc cận tử (sa. mumūrāntarābhava);
  5. Trung ấm  của Pháp thân diệu dụng, của Pháp tính (sa. dharmatāntarābhava),
  6. Trung ấm  của sự trưởng thành và tái sinh (sa. bhavāntarābhava).

Tử thư cho rằng 3 giai đoạn của Trung hữu 4, 5, 6 nêu trên kéo dài 49 ngày. Theo nhiều luận sư Tây Tạng, giai đoạn Trung hữu diễn ra hàng ngày trong cuộc sống con người, nó có mối liên hệ chặt chẽ với Tam thân (sa. trikāya). Trong giai đoạn Trung ấm  ngay sau khi chết, thần thức tiếp cận với Pháp thân thanh tịnh; Trung hữu 5 tiếp cận với Báo thân và sự tái sinh, thần thức đi vào cõi của Ứng hóa thân.

 

[3] Ba điểm tinh yếu của đạo lộ: là tâm yếm ly, tâm Bồ-đề và tánh không.

Nguồn: DPNN


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage