Phật Học Online

Đi Tìm Hòa Bình Nội Tại Và Hiện Thực
Tuệ Uyển chuyển ngữ

ĐI TÌM HÒA BÌNH NỘI TẠI VÀ HIỆN THỰC

His Holiness the Fourteenth Dalai Lama
Nottingham, England, 24 May 2008


Anh ngữ: Alexander Berzin

Chuyển ngữ:  Tuệ Uyển

*

http://83.166.160.167/images/uploads/general_images/Dalai_Large_10.jpg

The Dalai Lama spreads the Feel Good Factor to Nottingham’s Economy

a

 

MỤC LỤC

1-     Tầm quan trọng của việc khảo sát thực tại của một hoàn cảnh

2-     Tầm quan trọng của một tâm tư cởi mở về những thứ khác

3-     Hiện hữu không quan tâm về sự xuất hiện ngoại tại

4-     Chuyển hóa nội tại

5-     Đạo đức nhân gian

 

1- TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC KHẢO SÁT THỰC TẠI (1) CỦA MỘT HOÀN CẢNH

An bình nội tại liên hệ đến sự tĩnh lặng của tâm hồn hay tinh thần.  Những kinh nghiệm thân thể vật lý không nhất thiết quyết định cho sự hòa bình nội tại của chúng ta.  Nếu chúng ta có bình an nội tại, thế thì thể trạng vật lý của thân thể không quá quan trọng. 

Bây giờ, chúng ta có phát triển bình an nôi tại qua nguyện cầu hay không?  Không, không thật sự.  Qua sự rèn luyện thân thể?  Không.  Chỉ qua tiếp thu kiến thức?  Không.  Qua việc làm nhẹ cảm giác của chúng ta?  Không.  Nhưng khi đối diện với bất cứ tình cảnh khó khăn nào, nếu, trên căn bản của sự tỉnh thức (2) toàn triệt về những lợi ích và tổn hại của bất cứ hành vi khả dĩ nào và hậu quả của nó, chúng ta đối diện với hoàn cảnh đó, mà tâm tư chúng ta không bị quấy nhiễu và đấy chính là an bình nội tại thực sự.

Thế thì từ bi (3) và có một sự tiếp cận thực tế là cực kỳ quan trọng.  Khi không dự đoán được những hậu quả sinh khởi và chúng mang đến những sự đối diện lớn lao về sợ hãi, điều này là qua sự không thực tế hiện hữu trong tâm tư chúng ta.  Chúng ta không thật sự nhìn tất cả những hậu quả và vì thế có một sự thiếu vắng tỉnh giác và hiểu biết.  Sự sợ hãi đến từ sự thiếu vắng khảo sát chính xác, do thế, chúng ta cần nhìn từ tất cả bốn phương hướng, trên và dưới để có thể thấy toàn cảnh một bức tranh.  Luôn luôn có một khoảng cách giữa thực tại và sự xuất hiện (4), do vậy chúng ta phải khảo sát từ mọi phương hướng.

Chỉ nhìn tại điều gì đấy, thì không thể thấy hoặc là nó tích cực hay tiêu cực.  Nhưng, khi chúng ta [khảo sát nó toàn bộ và] nhận ra sự thật về điều gì đấy, rổi thì cuối cùng chúng ta mới có thể đánh gia nó là tích cực hay tiêu cực.  Do vậy, chúng ta cần có một sự đánh giá sáng suốt tình trạng của chúng ta.  Nếu chúng ta bắt đầu khảo sát với tham muốn, “tôi muốn kết luận như thế này, kết quả như thế kia,” thế thì sự khảo sát của chúng ta bị thiênkiến.  Truyền thống của đại học Na Lan Đà, Ấn Độ, nói rằng chúng ta cần luôn luôn hoài nghi và khảo sát một cách khách quan tất cả mọi lĩnh vực kể cả tôn giáo.

 

2- TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỘT TÂM TƯ CỞI MỞ ĐẾN NHỮNG THỨ KHÁC

Bây giờ như vì vắng bóng hòa bình của tâm tư và sự bất mãn, chúng đưa đến sự hiện hữu của một động cơ cực kỳ vị kỷ.  Một cá nhân có quyền vượt thắng khổ đau và để đạt đến an lạc hạnh phúc.  Nhưng nếu chúng ta chỉ nghĩ về chính chúng ta, tâm thức trở nên rất tiêu cực.  Rồi thì một vấn đề nhỏ xuất hiện khổng lồ và chúng ta trở nên mất cân bằng.  Khi chúng ta nghĩ về những người khác như một con người thân mến cũng như chính chúng ta, tâm tư cởi mở và rộng rãi hơn.  Rồi thì, như một kết quả, thậm chí một vấn đề nghiêm trọng xuất hiện không quá trọng đại lắm.  Thế thì, có một sự khác biệt lớn lao trong cảm xúc tùy thuộc trên mục tiêu mà chúng ta nhìn thế nào ở sự kiện:  từ quan điểm của chính chúng ta hay từ quan niệm của mọi người.

Do vậy, có hai yếu tố quan trọng cho hòa bình của tâm hồn.  Thứ nhất là sự tỉnh thức về thực tại.  Nếu chúng ta tiếp cận sự vật một cách thực sự, sẽ không có dự đoán về những hậu quả.  Thứ hai là từ bi, là điều mở ra cái gọi là “cánh cửa nội tại” của chúng ta.  Sợ hãi và ngờ vực chia cách chúng ta với những người khác.

 

3- HIỆN HỮU KHÔNG QUAN TÂM VỀ SỰ XUẤT HIỆN NGOẠI TẠI

[Một điều khác làm chúng ta đánh mất sự an bình của tâm thức là lo lắng về sự xuất hiện bên ngoài của chúng ta.]  Khi chúng tôi viếng Bắc Kinh lần đầu tiên, thí dụ thế, chúng tôi không có kinh nghiệm.  Chúng tôi hơi bồn chồn và có một ít băn khoăn.  Nhưng rồi thì chúng tôi thấy rằng một số người, nếu họ quá lưu tâm về sự xuất hiện của họ, gương mặt họ trở nên đỏ bừng khi điều gì ấy sai sót xãy ra.  Nhưng nếu họ mở lòng ra và không ngại nếu điều sai sót gì ấy xãy đến, thế thì sẽ không có vấn đề gì.

Thí dụ, vào năm 1954, khi chúng tôi ở Bắc Kinh, Đại sứ Ấn Độ đã đến để gặp tôi tại phòng riêng.  Chính quyền Trung Cộng đã chuẩn bị rầm rộ với đầy hoa, trái, và v.v…, và họ khăng khăng đòi rằng chúng tôi phải có một người thông dịch tiếng Hoa.  Thế là nó phải đi từ Tạng ngữ sang Hoa ngữ đến Anh ngữ, mặc dù một số nhân viên chúng tôi biết tiếng Anh.  Tại thời điểm ấy, đống trái cây đổ nhào và thế là những nhân viên người Hoa, trước đấy rất cổ lổ sĩ và nghiêm trang, đã phải hạ xuống trên tay cùng chân và bò trên sàn nhà.  Nếu họ không ngại trước về dáng điệu của họ, sẽ không có vấn đề gì.  Nhưng điều ấy làm họ rất lúng túng.

Một lần nọ ở thủ đô Mễ Tây Cơ, tại một cuộc gặp gở liên tôn giáo, có một tu sĩ Nhật Bản.  Ông có một tràng hạt trên tay và dây xâu  chuổi bổng nhiên đứt tung.  Ông tiếp tục giữ vụng về ngón tay của ông ta qua tràng  hạt mặc dù những hạt chuổi vung vãi khắp trên sàn nhà.  Ông quá bối rối để nhặt chúng lên.  Ông không thoãi mái do bởi bản chất quá lưu tâm về phong thái của mình.

Thế nào đi nữa, từ bi, vị tha, chân thành, trung thực – những điều này rất quan trọng để mang đến sự tĩnh lặng nội tại, không quan tâm đến điệu bộ bên ngoài của chúng ta.  Chúng tôi không nói rằng chúng tôi là điều gì đấy đặc biệt, nhưng từ kinh nghiệm của chính mình chúng tôi không có cảm giác lo lắng về cung cách của chúng tôi như thế nào trước hàng nghìn người.  Chúng tôi nói đến hàng nghìn người tại những buổi diễn thuyết chẳng hạn như buổi này và đối với chúng tôi nó giống như nói chuyện đến chỉ vài người.  Nếu một vài sai sót xãy ra, chúng tôi sẽ quên nó, không có vấn đề gì.  Nếu những người khác cũng phạm phải sai sót, chúng tôi chỉ cười.

 

4- CHUYỂN HÓA NỘI TẠI

Bây giờ như vì sự chuyển hóa nội tại, một sự chuyển hóa nội tại là nói về thể trạng cảm xúc.  Có một đặc trưng của chuyển hóa nội tại mang đến sự suy nghĩ một cách tự nhiên qua tuổi tác và một thứ khác đem đến qua những tình huống bên ngoài.  Những loại chuyển hóa này đến một cách tự động.  Những thứ khác đem đến qua nổ lực và điều này là một thứ chính mà chúng ta muốn mang đến:  sự chuyển hóa nội tại theo sự mong ước của chúng ta.  Điều này là ý nghĩa chính.

Bây giờ ở đây, chúng ta không đang  nói về kiếp sống tới của chúng ta, sự cứu rỗi, hay thiên đàng, nhưng làm thế nào để duy trì đời sống này trong một phương cách an lạc và tĩnh lặng hơn thay vì những khó khăn và rắc rối.  Vì điều này, những nhân tố chủ yếu mà chúng ta phải đối diện bao gồm giận dữ, thù hận, ghen tị, nghi ngờ, cô độc, căng thẳng, và v.v… Tất cả những điều này liên hệ đến thái độ tinh thần căn bản của chúng ta.  Chúng đến từ sự hiện hữu quá vị kỷ hay chấp ngã.  Đối với chúng ta, khi chúng ta trãi qua những thứ này, tự ngã là điều quan trọng tột đỉnh và điều này mang đến ghen tị.  Từ sự yêu mến chính mình, rồi thì, những sự chọc tức phẫn hận nhẹ nhàng mang đến giận dữ , và giận dữ đưa đến sợ hãi.  Chúng ta không quan tâm đến người khác; chúng ta chỉ nghĩ về chính mình.  Và chúng ta nghĩ rằng những kẻ khác cũng chỉ lưu tâm đến chính họ mà thôi và họ chắc chắn là không quan tâm đến chúng ta.  Do bởi thế, chúng ta cảm thấy cô đơn.  Chúng ta nghĩ, “mình không thể nương cậy vào những người khác,” và thế là chúng ta nghi ngờ đến những người ở trước mặt chúng ta, những người bên cạnh, và, thậm chí hơn nữa, những người ở phía sau chúng ta.

Một cách căn bản, khi chúng ta nghĩ về nó, bản chất tự nhiên của con người là mọi người trân trọng sự thân thiết, tình thân mật.  Nếu chúng ta mở rộng mối quan hệ thân hữu, hầu hết mọi người sẽ liên hệ một cách tích cực.  Như vì những cảm xúc đó mang đến lo lắng và v.v…, chúng ta cần một số biện pháp ứng phó để đối trị lại chúng.  Thí dụ, nếu chúng ta quá nóng, chúng ta giảm nhiệt độ, hay nếu chúng ta muốn xua tan bóng tối, không có cách nào khác hơn là đem đến ánh sáng.  Đây là một sự thật của tình trạng vật lý.  Thay đổi có thể mang đến  qua sự áp dụng một năng lực đối kháng – điểu ấy đúng với bản chất tự nhiên.  Nhưng điều này là đúng thực trên tình trạng vật lý, mà cũng đúng trên thể trạng tinh thần.  Do vậy, chúng ta cần phản ứng ngược lại quan điểm hay nhận thức của chúng ta với một thứ đối kháng [chẳng hạn như đối lập với vị ngã cùng nghi ngờ là sự quan tâm đến người khác và sự thân thiết.]

Lấy một thí dụ về một bông hoa vàng.  Nếu chúng tôi nói, “Nó màu trắng,” qua một nguyên nhân nào đấy và rồi thì chốc lát sau quyết định nó vàng, những điều này là hai nhận thức mâu thuẩn.  Chúng không thể được duy trì một cách đồng thời.  Ngay khi có một nhận thức của màu vàng, ý thức của màu trắng lập tức biến mất.  Chúng trực tiếp đối lập với nhau.  Thế nên, một phương pháp để đem đến sự thay đổi nội tại là phát sinh một thể trạng đối lập của tâm thức.

Một nguyên nhân khác của khó khăn có thể chỉ đơn thuần là vô minh si ám.  Năng lực đối kháng cho điều ấy là học hỏi, phân tích, và khảo sát.  Đây là bởi vì vô minh ám tối căn cứ trên sự không thấy thực tại.  Do vậy, năng lực kháng cự lại [hay làm mất tác dụng] vô minh là phân tích.  Tương tự thế, năng lực đối lập với tự yêu mến hay vị kỷ (5) là quan tâm đến người khác và điều này thiết lập sự rèn luyện tâm thức [hay làm tinh khiết thái độ của chúng ta.]

 

ĐẠO ĐỨC

Như vì mục tiêu làm thế nào rèn luyện tâm thức chúng ta [hay tịnh hóa quan niệm của chúng ta] câu hỏi là điều này có cần phải liên hệ đến tôn giáo hay tâm linh hay không, và chúng tôi nghĩ một cách căn bản không có liên can gì với tôn giáo.

Như vì tính chất tâm linh, à, có hai loại: một với tôn giáo và tín ngưỡng và một không có chúng.  Thứ không có chúng là điều chúng tôi gọi là “đạo đức nhân gian”.  “Nhân gian” không có nghĩa là từ chối tôn giáo, nhưng đúng hơn là một thái độ bình đẳng đối với tất cả các tôn giáo và tôn trọng mọi tôn giáo.  Thí dụ, hiến pháp Ấn Độ tôn trọng tất cả các tôn giáo; nó là một hiến pháp thế nhân.  Do thế, mặc dù cộng đồng Bái Hỏa Giáo (6) rất nhỏ ở Ấn Độ - chỉ vài trăm nghìn tín đồ so với hơn một tỉ người ở Ấn Độ - tuy thế, họ có một vị trí bình đẳng trong quân đội và trên lĩnh vực chính trị.  

Khi chúng ta nói về đạo đức nhân gian, điều này cũng bao gồm đạo đức cho những người không tín ngưỡng.  Chúng ta có thể mở rộng đạo đức của chúng ta và tôn trọng ngay cả đến loài vật trên căn bản của đạo đức nhân gian.  Và, cũng thế, một bộ phận khác của tâm linh hay đạo đức nhân gian  là chăm sóc đến môi trường.  Thế nên, trường kỳ, chúng ta cần trau dồi tâm thức chúng ta; chúng ta cần bồi bổ đạo đức nhân gian.  Sáu tỉ con người trên hành tinh này cần phải làm thế.  Những hệ thống tôn giáo có thể hổ trợ để làm nên sự nuôi dưỡng đạo đức nhân gian ấy phát triển lớn mạnh hơn – chúng là một phương pháp bổ xung để hổ trợ điều ấy tăng trưởng.  Những hệ thống tôn giáo chắc chắn không có ý định để làm cho đạo đức nhân gian sa sút.

Và vì thế, khi chúng ta nói về đạo đức thế nhân, chúng ta có một thái độ không theo nhóm tôn giáo nào.  Nếu bất cứ một cá thể (7) tôn giáo nào theo bất cứ một loại tôn giáo nào hành động xa hơn đạo đức nhân gian, thế thì  họ thật sự là một hành giả tôn giáo.  Nếu họ không làm thế, thế thì thậm chí nếu họ đi đến thánh đường hay một đền thờ Hồi giáo hoặc một đền thờ Do Thái giáo, chúng tôi nghi ngờ  họ có phải thật sự là một hành giả tôn giáo chân thành (8) hay không.

--

Phụ giải:

(1)   Reality: một thuật ngữ không thuộc kỷ thuật để diễn tả những sự tồn tại một cách thật sự.

(2)    Awareness: tỉnh thức - một thuật ngữ gồm thu tất cả và phổ quát nhất cho sự nhận ra một đối tượng.  Nó được dùng trong ý nghĩa cả sự cảnh giác hiện hữu về thứ gì đấy và làm cho thứ gì đấy thành một đối tượng của sự tỉnh giác, nhưng không cần thiết  như một hành hoạt của ý thức về ý chí hay sự hiểu biết về đối tượng là gì.

(3)   Compassion: từ bi là sự nguyện ước cho ai đấy được thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của khổ đau.

(4)   Sự hiện diện trong tâm thức của bất cứ một đối tượng nội tại hay ngoại tại của nhận thức, mà chúng sinh khởi trong tâm chúng ta.  Cũng gọi là ‘sự xuất hiện của nhận thức.’

(5)   Self-cherishing: tự yêu mến – thái độ mà một người quan tâm đến chính mình như một nhân vật quan trọng nhất và có sự tác động đến cùng chăm sóc chỉ cho chính cá nhân mình.

(6)    Zoroastria hay Parsee:  Đạo thờ lửa

(7)   Person: cá thể - một chúng sinh cá biệt, bao gồm những chúng sinh từ bất cứ cõi nào của sáu nẽo luân hồi, cũng như chư vị A la hán và Phật.  Đồng nghĩa với “cái tôi”.

(8)   Sincerity: tính chân thành có hai nhân tố bao gồm trong nó: [1] vắng bóng đạo đức giả - không giấu diếm lỗi lầm của chính chúng ta, [2] vắng bóng sự giả bộ - không giả vờ có những phẩm chất mà chúng ta không có.

Finding Inner Peace and Fulfillment

Transcribed, translated in parts, and lightly edited by Alexander Berzin 
With clarifications indicated in violet between square brackets

Tuệ Uyển chuyển ngữ

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/approaching_buddhism/

introduction/finding_inner_peace_fulfillment.html


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage