Phật Học Online

Tự điển Pāli-Việt giản lược
Hòa thượng Bửu Chơn

Tự điển Pāli-Việt giản lược
Mục lục
Xem toàn bộ

Tự điển Pāli-Việt giản lược

Hòa thượng Bửu Chơn
Nāga Mahāthera
PL. 2521 - DL. 1976

Dựa theo: "Concise Pāli-English Dictionary", 

A.P. Buddhadatta Mahāthera, Colombo (1968)

LỜI TỰA

Namoṭassa Bhagavaṭo Arahaṭo Sammāsambuddhassa.
Xin thành kính đến Đức Thế Tôn, Ngài là bậc Ứng Cúng, là bậc Chánh Biến Tri.

Quyển Từ điển Pāli-Việt này bần tăng đã có ý định phiên dịch từ lâu, nhưng vì bận nhiều Phật sự và sức khỏe cũng yếu kém nên phải trì hoãn thời gian đã lâu.

Hiện nay, nhận thấy phong trào tìm hiểu giáo lý Phật Đà nhất là về Nam Tông, càng ngày càng phát triển. Những danh từ nhà Phật phần nhiều đều có liên quan đến Pāli, nhưng thấy chưa có quyển từ điển nào, dầu tóm tắt, cũng chưa có, để tra cứu những chữ hoài nghi hoặc không rõ nghĩa lý, nên bần tăng ráng cố gắng sưu tầm và phiên dịch ra Việt ngữ, nương theo quyển "Concise Pali-English Dictionary" của Đại Đức A.P. Buddhadatta Mahathera và cũng có thêm vào ít chữ trong quyển Từ điển "Pali-English Dictionary" của Ông Rhys Davids đã giải rộng và đầy đủ, nhưng vì quá mắc mỏ và tốn kém nên không thể phiên dịch ra in cho hết được.

Tuy nhiên, quyển Từ điển này dù tóm tắt nhưng cũng đầy đủ ý nghĩa cho những chữ cần thiết trong kinh điển, để cho các nhà khảo cứu sưu tầm.

Sự biên soạn chỉ có một mình nên dù sao cũng không khỏi còn một vài chỗ sơ xuất, vậy xin chư Đại Đức Cao Tăng cũng như các nhà bác học thấy có chỗ nào còn khiếm khuyết hoặc sơ sót xin hoan hỷ chỉ bảo, mách dùm hầu có dịp sửa chữa lại cho được tốt đẹp thêm trong nền văn học về "Từ ngữ".

Phần công đức này xin hồi hướng cho tất cả chúng sinh trong ba giới bốn loài được thọ lãnh phước báu và mau phát bồ đề tâm để tu hành cho được mau thoát khổ.

Và cũng cầu nguyện công đức này đến Ngài Đại Đức Buddhadatta, tác giả biên soạn, thầy tổ và song thân được thọ lãnh và mau được siêu sanh nơi nhàn cảnh.

Riêng phần công đức thì có Ông Đàm Tô nhận lãnh đánh máy, cô Mudiṭā nhũ danh Triệu Thị Ngọc Liên dò đọc, sửa chữa lại bản đánh máy và các chư Sư cũng như những người khác coi sửa chữa bản thảo (vì Từ điển Pāli rất phức tạp khó khăn không phải như những ấn phẩm khác) cho nên cần phải nhiều người trông nom sửa chữa thật kỹ lưỡng vì vậy mà phải tốn rất nhiều công phu trong công việc ấn loát.

Bao nhiêu những công đức ấy, cầu xin cho quí vị hữu công được nhiều phước báu, nhất là trí tuệ thông minh sáng suốt, kiếp nào sanh lên cũng gặp được chánh pháp để tu hành mau đến nơi giải thoát đại Niết Bàn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Soạn giả
Tỳ Khưu BỬU CHƠN
(Nāga Mahā Thera)
Cố vấn tinh thần Phật giáo Thế Giới

(soạn xong tại Phổ Minh Tự, Sài Gòn, lúc 19 giờ, ngày 19-05-1975 / PL. 2519)

-ooOoo-

LỜI NÓI ĐẦU

Những động từ của tiếng Pāli khác hẳn với động từ của Âu Châu. Ở Âu Châu họ thường dùng động từ vị biến cách (infinitive) và khởi sự với ngôi thứ nhất. Còn động từ Pāli lại ít dùng đến vị biến cách và khởi sự bằng ngôi thứ ba số it của thì hiện tại.

Do nhiều cách để phối hợp bất định phân từ và quá khứ phân từ, nên tôi phải nói ở đây hai cách dưới mỗi động từ. Về quá khứ phân từ có khi phải để riêng ra khi nó có ý nghĩa không biểu lộ bằng động từ, hoặc khi nó rất khó hiểu từ đâu mà động từ ấy đến.

Thường thì tuyệt đối cách cuối cùng bằng TVA và TVANA thì phần nhiều không có thêm vào sau những động từ, nhưng có vài hình thức đặc biệt như: nikkhamma, pahāya, ucchijja được nêu ra. Tuy nhiên, không nên hiểu rằng những ngữ căn này không có hình thức cuối cùng bằng TVA và TVANA.

Những chữ do từ nguồn gốc mà ra và cuối cùng bằng TA đều thuộc về nữ tính, chúng nó có những trung tính cách cuối cùng bằng TTA và TTANA, nhưng muốn thu gọn lại một hình thức duy nhất, là hoặc cuối cùng bằng TA vàTTA trong một chỗ mà thôi.

Những danh từ nam tính cuối cùng bằng ī khi đổi ra nữ tính cuối cùng bằng inī, như haṭṭhīhaṭṭhinī.

Nhiều danh từ cuối cùng bằng a, như kākamiganāga thì cuối cùng nữ tính của nó bằng ī và một đôi khi bằng inī. Như:

kāka

nữ tính

kākī
miga

---

migī
nāga

---

nāgī, nāginī

Có vài chữ cuối cùng như trên nhưng khi đổi ra nữ tính thì cuối cùng bằng ā hoặc ānī. Như:

khaṭṭiya

nữ tính

khaṭṭiyā, khaṭṭiyāni
māṭula

---

māṭulāni.

Những tính từ cuối cùng bằng vanṭu và manṭu khi đổi ra nữ tính thì để bằng ī vào chỗ chữ u và có khi cũng bỏ chữn của tiếp vĩ ngữ. Như:

guṇvanṭu:guṇvanṭī, guṇavaṭī
saṭimanṭu:saṭimanṭī, saṭimaṭī

Có hai hình thức của hiện tại phân từ, một cuối cùng bằng nṭa và bằng mana. Những hình thức bằng nṭā khi đổi ra nữ tính bằng ī và bằng māna thì đổi ra ā. Như:

gacchanṭa:gacchanṭī
pacamāna:pacamānā

Những hình thức của trung tính thì cũng đổi ra giống như nam tính.

Có vài nguyên căn khi đổi ra nữ tính thì phải thay vào ikā thay vì aka. Như :

dāyaka:dāyikā
ārocaka:ārocikā
pācaka:pācikā

Vì vậy mà tiếng Pāli thay đổi ra rất nhiều hình thức, nên coi thêm văn phạm Pāli và khi phiên dịch phải hết sức thận trọng vì nhiều hình thức giống nhau nhưng ý nghĩa lại khác hẳn nhau.

Nāga Mahāthera BỬU CHƠN
Nguyên Tăng Thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam
Cố vấn Tinh thần Hội Phật Giáo Thế Giới

Tháng 3, PL. 2521 - DL. 1976

-ooOoo-

ABBREVIATIONS: Những chữ viết tắt

a. hay adjAdjectivetính từ, hình dung từ
abs.Absolutivetuyệt đối, hoàn toàn
ad.Adverbphó từ
aor.Aoristvô hạn, bất định
cpds.Compoundshỗn hợp, ghép
conj.Conjunctionliên từ, nối iền
caus.Causativechủ động, chủ trương
Deno.Denominative verbđộng từ cụ thể, đặt tên, chỉ tên
Des.Desiderative verbđộng từ tỏ sự ước muốn, nguyện vọng
f.Femininenữ tính, giống cái
m.Masculinenam tính, giống đực
nt.Neutertrung tính, không nam không nữ
Ger.Gerundđang tiến hành, động danh từ
intj.Interjectiontán thán từ, thán từ
in.Indeclinablebất phân từ, khỏi phân chia, không biến cách
inf.Infinitivevị biến cách, chưa biến thể, lối vô định
onom.Onomatopoetic verbđộng từ theo âm thanh tự nhiên, động từ tượng thanh
passPassivethụ động, bị động cách, dạng bị động
act.Activetự động cách, dạng chủ động
pp.Past participlequá khứ phân từ, động tính từ quá khứ
pr. p.Present participlehiện tại phân từ, động tính từ hiện tại
pt. p.Potential participletiềm lực phân từ, động tính từ khả năng
prep.Prepositiontiền trí từ, tiếng không biến hóa, giới từ
pret.Preterit verbđộng từ thời quá khứ đơn
3Of the three genders3 tính (giống)
Si.Singularsố ít
Pl.Pluralsố nhiều
Der.Derivativekhởi nguyên, do nơi, phát sinh

-ooOoo-

CHÚ Ý:

Trước khi muốn tìm từ trong quyển Từ điển, nên hiểu sơ qua thứ tự của nguyên âm và phụ âm của vần Pāli thì mới tìm được từ mình muốn một cách dễ dàng mau chóng, nó không có đi theo nguyên âm của Âu Tây.

Vần Pāli

Có 41 chữ cái chia ra 8 nguyên âm (vowel) và 33 phụ âm (consonant):

* 8 nguyên âm là: a, ā, i, ī, u, ū, e, o

* 33 phụ âm chia làm 5 nhóm (vagga) là:

1/ k - kh - g - gh - ṅ

2/ c - ch - j - jh - ñ

3/  - ṭh - ḍ- ḍh - ṇ

4/ t - th - d - dh - n

5/ p - ph - b - bh - m

và 8 chữ ngoài nhóm là: y - r - l - v - s - h - ḷ - ṃ

* Cách phát âm của 8 nguyên âm Pàli, theo vần Việt Nam:

 

Pāli

phát âm theo vần VN

 
1

a

â hoặc á

- chữ thứ 1, 3, 5 thì đọc giọng vắn,

- còn chữ thứ 2, 6, 7, 8 thì đọc giọng dài

2

ā

a

3

i

í

4

ī

i

5

u

ú

6

ū

u

7

e

ê

8

o

ô

* Cách phát âm của 33 phụ âm

Chữ thứ 1, 2 trong 5 nhóm ấy thì đọc hơi nhẹ và lẹ.

Chữ thứ 3, 4 trong 5 nhóm ấy thì đọc hơi nặng và chậm.

Chữ thứ 5 của 5 nhóm ấy thì đọc theo tỉ âm (giọng mũi).

Chữ  đọc như ng -- chữ Ñ đọc như nh.

5 chữ trong nhóm thứ 3 thì đọc cong lưỡi lên đụng hàm răng trên để nguyên vậy phát âm ra hơi ngọng.

Chữ đọc như Ch -- chữ Ch đọc như của Pháp lấy hơi ra.

Chữ K đọc như C -- chữ J đọc như Z của Pháp.

Chữ D đọc như Ð -- chữ Dh và Bh thì đọc như đờ hớbờ hớ ráp lại cho lẹ.

Chữ Y đọc như D của ta.

Chữ V đọc như chữ Q -- chữ S đọc như X.

Chữ  đọc hơi giọng mũi, chữ  ở cuối chữ đọc như ăng.

Nếu chữ I đứng trước  thì đọc ing như bodhiṃ.

Nếu chữ U đứng trước  thì đọc là ung như visuṃ.

-ooOoo-

Source: http://www.buddhanet.net


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage