Một thế giới được
phát triển và hình thành theo nhiều cấp độ tùy theo phước duyên của
nước đó, chính vì thế chúng ta cũng phải biết ứng phó với nó theo nhiều
cách thức khác nhau. Nhưng, điều kiện trước tiên là nội tâm ta phải
thanh tịnh trong sáng và bên ngoài phải an ổn để hòa cùng nhịp sống của
nhân loại.
Đời người luôn có nhiều ý tưỡng và hoài bão trong cuộc sống, nhưng
chỉ có một mục đích duy nhất trong cuộc đời, đó là sự mưu cầu hạnh phúc
về vật chất lẫn tinh thần của con người.Và những ý tưởng, ước mơ đó
chính là sự cố gắng học tập thật giỏi, rồi sau đó chọn cho mình một nghề
nghiệp chân chính để phục vụ và đóng góp cho xã hội.
Thông qua những việc làm đó, bù lại chúng ta có được một cuộc sống
đầy đủ tiện nghi về vật chất, và tự do về tinh thần. Đây chính là sự
tham cầu về danh lợi chính đáng của con người, như nước cần lửa mới có
cơm ăn vậy.
Tuy nhiên có nhiều người rất thành công trên đường đời nhưng lại
khiếm khuyết về mặt tinh thần, bởi cái gì cũng có cái giá của nó hết,
nếu chúng ta tham vọng đi tới mãi, mà không biết dừng lại, thì sẽ trả
một giá đắt. Vì những thành công về đời sống vật chất đủ đầy đó làm cho
ta suy kém về đạo đức, nội tâm luôn bất an lo sợ.
Như chúng ta đã biết, có những người khi tuổi trẻ thì thành công rất
lớn.Nhưng vì tham vọng quá lớn và thiếu đạo đức, cho nên về già phải
sống trong cô độc hay trong nhà dưỡng lão. Và đó chính là những nỗi khổ
niềm đau lớn nhất của con người, khi ta nhớ về những gì tốt đẹp trong
quá khứ hào hùng của mình nay còn đâu. Hoặc bị ám ảnh và sợ hãi bởi
những việc làm xấu ngày xưa.Tuy nhiên có những người sự thành công đến
rất chậm vì nhân duyên chưa đầy đủ, đến tuổi già họ lưu lại dấu ấn lịch
sử, làm cho nhiều người thương tiếc khi họ ra đi.
Do đó chính nhân cách đạo đức, mới là nền tảng cho thành công bền
vững và dài lâu của con người. Ngược lại sự thành công bằng cách lừa
đảo, dối trá, để chiếm đoạt của người khác dưới nhiều hình thức, thì đến
một lúc nào đó sự thật sẽ phô bày, chừng ấy biết ăn năn cũng đã muộn
màng.
Vậy chúng ta muốn thành công, là phải biết chuyển hóa những dây mơ rễ
má bên trong của mình đi. Cái đó gọi là: “Trong không loạn là thiền,
ngoài không tranh là tịnh”. Bởi vì chúng ta hằng tỉnh giác trong mỗi
phút giây nên niệm niệm nhất như, ngoài ra chúng ta cũng không tranh hơn
thua, đúng sai với đời.Thế gian vốn lấy danh lợi làm sự nghiệp, cái
hạnh phúc của họ là được hơn người khác và nhìn thấy kẻ thù đau khổ hoặc
chết chóc.Người tu hành chân chính, “lấy trí tuệ làm sự nghiệp”.Và lấy
sự giúp đỡ, sẻ chia cho người khác làm mục đích sống của đời mình.Người
tu muốn giúp được nhiều người cần phải có đầy đủ phước báo vật chất và
nội tâm thanh tịnh.Khi có phước đức đầy đủ rồi, thì người tu phải biết
làm chủ trước sự cám dỗ vật chất, cùng với thị phi của người đời, mà dấn
than đóng góp tốt đời đẹp đạo.
NGƯỜI KHÔNG TIN NHÂN QUẢ SẼ ĂN MÀY CỬA PHẬT
Có một ông già kéo một xe gạo nặng nề, bỗng vấp một cục đá bên đường,
làm đổ hết mấy bao gạo xuống đất...Ông lão cố hết sức để chuyển những
bao gạo lên, nhưng mà vẫn không được, thế là ông bất lực ngồi bệch xuống
đất luôn, trông vẻ mặt hốc hác, khổ não…
Ông nhìn dáo dác xung quanh thì thấy một ngôi chùa, bên ngoài ngôi
chùa là những chiếc xe ô tô đang đậu san sát nhau, nhìn thấy cảnh tượng
đó ông già cảm thấy buồn phiền mà tự trách móc mình. Thân già này làm
lụng vất vả suốt cả đời mà vẫn nghèo khó, mấy người kia thì lại giàu có!
Một người Phật tử nghe thấy và nói: "Ông đã đến nhà chùa, sao không
vào thành tâm cầu nguyện, lại ngồi đây mà than thân trách phận có lợi
ích gì?
Ông già nói: tôi nghe thiên hạ đồn rằng chùa này rất thiêng, chả thế
mà khách thập phương lúc nào đến cũng đông ...Ông xem kìa, ô tô đậu chật
ních sân chùa! Ông già nhờ cô gái đỡ phụ gạo lên dùm rồi nhờ cô ta
trông giúp mình xe gạo và bước vào bên trong chùa. Trước mắt ông là
nhiều người đủ loại thành phần, cùng chấp tay miệng đang lãm nhãm cái gì
đó mà ông nghe không rõ, còn khói nhang thì nghi ngút…
Một vị Tăng bước tới và nói: Dạ thưa thí chủ lần đầu tiên đến chùa
phải không? Dạ vâng ạ! Vậy thí chủ muốn cầu việc gì? Con cầu xin đức
Phật đem lại sự công bằng cho tất cả mọi người. Vị Tăng nói làm sao có
sự công bằng được. Ông già nói: Con sinh ra trong một gia đình nghèo khổ
thiếu khốn khó khăn đủ thứ, cơm chẳng đủ ăn, áo chẳng đủ mặc, cuộc đời
khốn khổ cứ bám theo con dai dẵng..Trong khi có biết bao nhiêu người
khác sinh ra trong một gia đình giàu sang phú quý, chẳng cần cố gắng
nhiều mà vẫn nhà cao cửa rộng, vậy là không công bằng tí nào cả! Vị Tăng
nói: Ông muốn như những người này ư? Ông già nói: Vâng ạ!
Vị Tăng: Tất cả những người này đều ăn mày cửa Phật cả! Ông già: Nhìn
họ giàu sang quý phái có thiếu gì mà phải đi ăn mày? Vị Tăng mới nói:
Sống trên đời này mấy ai thỏa mãn với những gì mình đang có và đã có.
Không tin ông cứ lại gần họ xem! Ông già tò mò đi tới gần mọi người, ép
sát và lắng tai nghe coi họ đang nói gi?
Một anh chàng trung niên lớn tuổi mặc áo vest, thắt cà vạt trong rất
chỉnh tề và lịch sự nói: "Con cầu xin đức Phật cứu giúp cho công ty con
khỏi bị phá sản, hàng ngàn công nhân đang sống nhờ vào công ty. Đang
trông chờ vào sự ban phước của Phật-đà.
Một người phụ nữ bên lớn tuổi đứng bên cạnh vừa khóc vừa nói :" Xin
người rũ lòng từ bi cho con sức mạnh để chiến đấu với căn bệnh ung thư
quái ác này, đã bao năm con phải chịu đau đớn khổ sở vì nó. Con van xin
người hãy cứu lấy con, con đội ơn vô cùng…
Một cô gái trẻ tuổi đứng gần đó khuôn mặt có vẻ buồn rầu ủ rủ cũng
nói lên những lời đau xót não nề: "Năm nay con đã gần 30 tuổi mà vẫn
chưa có mãnh tình vắt vai. Con khổ quá Phật ơi, hãy giúp cho con tìm
được người yêu lý tưởng để con có chỗ nơi nương tựa. Ngài hãy ban phước
cho con…
Ông già nghe đến đây mới cảm thấy thương xót những người này vô cùng
và không còn tủi phận cho thân mình nữa rồi thốt lên, tội nghiệp họ quá
chừng.Và đứng dậy bỏ đi tới chổ vị Tăng ngồi.
Thưa thầy họ cầu xin quá nhiều điều thật ra họ toàn là ăn mày cửa
Phật cả…Già này cứ nghĩ trên đời này ai cũng hạnh phúc hơn mình, chứ ai
biết được họ cũng có nhiều nỗi khổ niềm đau đến thế ư! Ngẫm lại con còn
có nhiều điều sung sướng hơn họ như: sức khỏe, chẳng nghĩ ngợi lo lắng
chi cả..,!
Vị Tăng bấy giờ mới từ tốn nói: Thật đúng như vậy! Cuộc đời công bằng
với tất cả mọi người... chỉ khuyên chúng ta hãy bằng lòng với những gì
đang có trong hiện tại mà sống đời an ổn, vui tươi, lành mạnh…Ông già
nghe xong liền tỉnh ngộ… mới biết được nhân quả rất công bằng.
PHẬT GIÁO LÀ CHÁNH TÍN NHÂN QUẢ
Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có
đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không? Chắc chắn là
không, vì đạo Phật là chánh tín nhân quả lấy con người làm trọng tâm
theo nguyên lý mình làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau không
ai có quyền ban phước giáng họa?
Chúng tôi xin nhắc lại một câu kinh được đức Phật dạy trong kinh Tăng
Chi Bộ, tập 1, trang 540: “Này các đệ tử, nếu một người mỗi buổi sáng,
mỗi buổi chiều và mỗi buổi tối ý nghĩ tư duy về những điều lành, miệng
nói điều lành, thân thể làm việc lành, thì buổi sáng hôm đó, trưa hôm
đó, chiều hôm đó người đó có được sự an lành ngay trong giờ phút hiện
tại”.
Lời dạy chân chính của đức Phật nhờ khai thông trí tuệ, nên Ngài đã
thấy biết đúng như thật.Những người Phật tử mới đến với đạo Phật, chưa
tìm hiểu cặn kẽ về giáo lý Phật dạy vẫn còn ít nhiều suy nghĩ rằng vận
mệnh của mình được quy định bởi năm, tháng, ngày, giờ, giây, phút tốt
hoặc xấu.Điều này trái hoàn toàn với lời Phật dạy, đặc biệt là không
đúng với tinh thần của câu kinh vừa nêu trên.
Theo đức Phật khái niệm tốt và xấu gắn với năm tháng ngày giờ là
không thể chứng minh một cách rõ ràng chính xác được, nó có thể thay đổi
theo nhiều nhân duyên khác tác động đến.
Văn hóa cúng sao giải hạn coi ngày giờ tốt xấu là của Trung Quốc, văn
hóa các nước Phương tây đâu có coi ngày giờ tốt xấu mà họ vẫn giàu có,
văn minh. Như vậy, thay vì lo lắng, sợ hãi chuyện ngày giờ tốt xấu do bị
ảnh hưởng của văn hóa Trung quốc, người tu học Phật cần phải kiểm soát
chặt chẽ ý nghĩ, lời nói và hành động của mình.
Vào ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch hằng năm, người Việt nam, Trung
quốc, Nhật bản, Triều tiên, Hàn quốc có thói quen đến chùa cúng sao giải
hạn. Thật ra, ở chùa vốn không có nghi lễ cúng sao mà chỉ có lễ cầu an
đầu năm để nguyện cầu cho thế giới được hòa bình, chiến tranh kết thúc,
con người không giết hại và sống yêu thương có hiểu biết.
Người tu học Phật đừng nên tin rằng năm nay là năm kỵ của mình, tháng
này là tháng rủi, ngày kia là ngày không được tốt đẹp. Trên thực tế,
niềm tin đó không có cơ sở và không dựa vào nền tảng của nhân duyên quả
hay chân lý nào.
Người Phật tử không nên cúng kính vì nỗi sợ hãi các vì sao xấu.Trên
thực tế, sao là các hành tinh.Hành tinh là vật chất, chúng không thể
thay đổi vận mệnh của con người. Mọi hành động chúng ta do tâm điều
khiển, nghiệp tốt hay nghiệp xấu đều do tâm chi phối.
Cho nên, người tu học Phật phát tâm lành làm phúc, cúng dường, xây
chùa, ấn tống kinh sách, hỗ trợ các tăng sĩ.Tất cả những việc đó đều là
những nghĩa cử cao thượng và có khả năng chuyển nghiệp trực tiếp.
Vì thế vào tháng giêng các quý Phật tử hãy siêng năng đi chùa. Dân
gian Việt nam có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng
giêng”. Quan trọng nhất là lễ đầu năm, ngày rằm đầu năm. Người Việt Nam
quan niệm tháng giêng là tháng ăn chơi. Còn người tu học Phật thay thế
thói quen ăn chơi thành thói quen làm phúc.
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho
đến hành động trong từng phút giây, bởi vì mình làm lành được hưởng
phước, làm ác chịu khổ đau. Rất mong mọi người cùng tham khảo và suy xét
để có hiểu biết chân chính mà ngày càng sống an vui hạnh phúc hơn.