Phật Học Online

Bàn Về Giới Tánh và Giới Tướng

Vấn đề thực hành tu tập của chúng ta, phải làm sao để nhận thức được cả hai mặt phải trái, thiện ác trong các pháp để mà áp dụng tu cho đúng đường, không thôi là chết ngắc luôn. Và nếu chúng ta biết được hai mặt đó để thực hành tu đúng pháp, thì chúng ta sẽ hiểu được chính con người mình. Và nếu như chúng ta hiểu được như thế, thì mới chấm dứt được vọng tưởng, và mới có chánh kiến để phân biệt đúng sai, phù hợp với mọi hoàn cảnh sống của chúng ta, trong cuộc đời này.

Cuộc đời con người là một vấn đề nhân sinh luôn có hai mặt, và nếu ai giải quyết được cả hai mặt đó, được tốt đẹp cân bằng, (ở bất cứ cấp độ nào) thì cũng sẽ có một đời sống hạnh phúc ít gặp tai nạn. Vì bạn đã có chánh kiến để biết phân biệt phải trái rồi.

 Vậy căn bản thì con người phải có tư tưởng tri thức khoa học, thì mới khám phá vật chất được. Và ngược lại nếu chúng ta muốn khám phá và chinh phục tinh thần mình, thì cũng phải thấu hiểu về đời sống xã hội của con người như thế nào chứ. Tuy nhiên thành bại hay không, là do trí tuệ và bản lĩnh của con người cá nhân quyết định tất cả.

 Vậy nếu chúng ta đi tu, mà không có hiểu biết về đời sống của con người bên ngoài xã hội, thì sẽ khó mà kiểm chứng được những hiểu biết bên trong tinh thần mình, là đúng hay sai. Vì sông núi mây trời, khung cảnh thiên nhiên đời sống xã hội con người này, thì nó cũng giống y chang, với những cảnh giới tinh thần bên trong tâm lý của chúng ta thôi.

 Vậy hai mặt bên ngoài thực tại và bên trong tâm thức của con người, thì đó cũng chính là hai cánh cửa mở ra giải thoát cho nhau. Và cũng chính từ hai cánh cửa này, mà người ta đi đến hai con đường là nhân sinh quan bên trong, và thế giới quan bên ngoài.

 Do đó chúng ta đi tu, thì không thể chỉ tu theo một chiều, và chỉ biết có một phía mà thôi. Vì nếu tu như vậy, thì chúng ta sẽ không có cái gì để đối chiếu, so sánh giữa tâm thức và ngoại cảnh được. Và nếu chúng ta làm được điều đó, thì chúng ta mới thanh lọc tinh thần mình được, và rút ra những đúc kết chính xác phù hợp với chân lý.

 Vậy chúng ta phải lấy cái hữu hình, của ngoại cảnh trong thực tại đời sống con người, để so sánh với cái vô hình trong tâm lý của mình. Và nếu chúng ta thấy hai giá trị đó trùng khớp với nhau, là chúng ta đi tu đã thành công. Vì chính cái thành công đó nó sẽ diệt được hết các vấn đề cũ trong tinh thần của chúng ta, để từ đó chúng ta mới phát khởi trí tuệ rộng lớn được. Và đó cũng là con đường bên trong của các pháp tu thiền định bằng trí tuệ vậy.

 Nhưng trong thực tế thì sự chuyễn động của sự vật trong thực tại, luôn không trùng khớp với sự chuyễn động của tâm thức của chúng ta. Và chính điều này nó sẽ luôn xảy ra hai trường hợp sau đây:

 Thứ nhất, nếu tinh thần chúng ta đi chậm hơn sự vận động của thực tại đời sống,  thì chúng ta sẽ bế tắc ngay. Thứ hai, nếu tinh thần của chúng ta chạy nhanh hơn sự vận động của thực tại đời sống, thì nó sẽ làm cho chúng ta rơi vào ảo tưởng và hoang tưởng, tùy thuộc vào từng cấp độ nhận thức cao hay thấp của mỗi người.

 Tuy nhiên tinh thần con người, là luôn có khuynh hướng chạy nhanh hơn hoàn cảnh của mình đang sống. Cho nên tất cả mọi người không ít thì nhiều, thì tất cả chúng ta đều rơi vào tình trạng ảo tưởng hết. Và nếu có người nặng hơn nữa thì lại rơi vào hoang tưởng, như các triết gia và các thiên tài về nghệ thuật chẳng hạn. Nhưng trên thế gian này chỉ có con người nào đã thành Phật rồi, thì mới thoát khỏi hai căn bệnh ảo tưởng và hoang tưởng đó mà thôi. Vì đức Phật là một người đã thoát ra khỏi màn đêm vô mình rồi.

 Và do con người, là có cái suy nghĩ luôn ảo tưởng trước thực tại đời sống của mình, nên chúng ta sống ở trần gian này, là sống trong đau khổ ngập tràn. Và do đó chúng ta đi tu, là để làm giảm bớt đám mây mù ảo tưởng này đi thì sẽ đở khổ hơn. Trong khi đó ngoài kia thì người đời cứ đắp cho nó nhiều thêm mịt mù, nên căn bản chúng sanh trên đời là đau khổ muôn trùng. Tuy nhiên đi tu mà sai đường thì cũng đau khổ còn hơn là chúng sanh u mê kia nữa.

 Vậy vấn đề thực hành tu tập của chúng ta, phải làm sao để nhận thức được cả hai mặt phải trái, thiện ác trong các pháp để mà áp dụng tu cho đúng đường, không thôi là chết ngắc luôn. Và nếu chúng ta biết được hai mặt đó để thực hành tu đúng pháp, thì chúng ta sẽ hiểu được chính con người mình. Và nếu như chúng ta hiểu được như thế, thì mới chấm dứt được vọng tưởng, và mới có chánh kiến để phân biệt đúng sai, phù hợp với mọi hoàn cảnh sống của chúng ta, trong cuộc đời này.

 Cho nên lý thuyết kinh điển mà chúng ta tu học, sẽ có một khoảng cách đối với việc thực hành tu tập hằng ngày của chúng ta là đương nhiên. Và nếu bạn hiểu được cái khoảng cách đó là gì, để có thể xoay trở trong đó thì mới gọi là tu đúng pháp. Vì cách tu của chúng ta, là không phải chỉ nhìn vào một phía trong tâm mình thôi là đủ. Mà nó còn phải cần có kiểm chứng với bốn phía, ba chiều không gian, từ chữ nghĩa lý thuyết cho đến những biến động khổ đau, trên đường đời của chính mình nữa, thì mới thấy được Phật pháp.

 Do đó khi quán tưởng về tâm mình để hiểu, hay niệm Phật để khống chế dòng suy nghĩ loạn động hoang mang, thì lúc đó chúng ta phải cần quên đi danh tự ngôn ngữ của lý thuyết Phật pháp. Vì khi con người chưa giác ngộ thấy pháp, thì tất cả trong tâm chúng ta đều sinh ra cái gì, thì cũng đều là vọng tưởng và bất thiện hết. Vì chúng ta sống ngoài đời hay trong chùa, thì cũng là đang tranh đấu với sự sống của mình để được sống. Và thông qua các cuộc đấu tranh đó, thì tinh thần của chúng ta là bất thiện rồi, nếu như chúng ta đem nó so sánh với cái thiện trong tự tánh niết bàn của Phật.

 Vì cái gọi là “thiện” mà chúng ta nhận biết hằng ngày, hay được ghi trong sách vở lý thuyết. Thì đó chỉ là cái thiện được nhận biết bằng các khái niệm của ý thức mà thôi. Và nó chỉ là danh nghĩa, chứ không phải là chân nghĩa đích thực của cái thiện lớn. Và cái thiện này là cái thiện tục đế, cho nên nó không phải là cái thiện mà người đi tu tìm cầu đạt tới, như chính là cái thiện chân đế đâu.

 Vì cái thiện tục đế chỉ tạo ra phước đức, còn cái thiện chân đế thì tạo ra công đức và giải thoát.

 Do đó nếu hành giả tu tập mà chưa thấy tánh, thấy lý bên trong Phật pháp, thì sẽ chưa có cái tâm thiện được sinh ra một cách tự nhiên không hề tác ý. Cho nên cái thiện này nó rất hồn nhiên vô tư, không vướng bụi trần ai tục lụy đối đãi nhị nguyên.

 Tuy nhiên trong bùn đen hôi hám, mà hoa sen nở ra thơm ngát trắng trong, xinh đẹp vươn lên khỏi bùn lầy kia, thì chính là do bùn lầy hôi thối đó đã nuôi dưỡng cho nó lớn lên xinh đẹp tràn đầy như vậy đó. Do đó bùn lầy không thể rời hoa sen được, cũng như muốn có cái thiện trong sáng như hoa sen, thì chúng ta không thể chạy trốn khỏi cái ác như bùn nhơ được. 

 Vậy tu đúng pháp là chúng ta phải tu cả các pháp ác và các pháp thiện luôn. Phải quán xét thử coi mình ác cở nào và mình thiện cở nào. Vì vấn đề thiện ác ở đây là nhìn từ nhiều phía xoay quanh nó, nên nó sẽ có những giá trị thiện ác thay đổi liên tục theo mỗi góc nhìn khác nhau bền ngoài. Vậy nên chúng ta phải biết rằng thiện ác là bất định, thì làm sao chúng ta có thể cho nó là thiện là ác rạch ròi được. Vì thiện ác cũng là một. Mà vấn đề là xu hướng khi bạn có đang hướng về cái thiện hay không mà thôi. Vì Phật là toàn thiện mà còn bị người đời chửi thua con chó, và cho Ngài là ác nhơn nữa mà. Huống gì chúng ta đây cứ mãi băn khoăn về mình, có thiện hay ác không trong khi tu tập thì thật vô lý quá..

 Cho nên khi xét cái gì cũng vậy, và nhất là khi tu quán sát về tâm mình, thì trước tiên chúng ta phải biết chấp nhận cuộc sống này là như vậy đi. Có nghĩa là cái gì cũng luôn tồn tại hai mặt đối lập của nó hết. Vì sự thật là ở bất cứ đâu trên thế giới này, thì cũng đều không thể như mơ được cả. Vì chúng ta có thể thuận lợi về đời sống bên ngoài, nhưng biết đâu chừng đời sống giàu sang đó, lại phải đổi bằng bi kịch khắc nghiệt bên trong tinh thần mình thì sao. Vì thế cầu pháp học đạo là phải biết nhìn hết cả hai mặt của vấn đề, thì mới biết được cuộc đời mình là như thế nào. Và từ đó cứ suy ra toàn thế giới này thôi.

 Do đó chúng ta muốn biết cái thiện như thế nào, thì chúng ta cũng phải biết rõ cái ác là như thế nào nữa. Điều đó cũng giống như chúng ta phải chấp nhận để thấu hiểu khổ đau của chính mình, thì mới có thể hiểu được sự an lạc hạnh phúc vậy.

 Vì thế khi nắm bắt khổ đau ngay từ đầu theo bốn bước của Tứ Diệu Đế, để lần lần mà vượt qua nó chứ. Và cuối cùng bạn đã vượt qua được rồi, thì mới chạm tới đạo đế là giải thoát hết khổ đau. Và đó chính là niết bàn, mà mặt bên kia của nó là thực tại vô thường. Nhưng tại sao bây giờ chúng ta không còn khổ đau nữa, là vì chúng ta đã hóa giải được thực tại vô thường trong nhận thức của mình rồi, chứ thật ra thực tại vẫn còn ở đó chứ có mất đi đâu…

 Và điều này cũng giống như Chàng Hiệp Sỹ, chiến đấu chống cái ác để cứu dân lành. Vì thế Chàng Hiệp Sỹ này, ngoài sức mạnh và tinh thần chiến đấu dũng cảm ra, thì Chàng còn phải cần có trí tuệ nữa, để hiểu được bọn cướp này nguy hiểm như thế nào. Và nếu Chàng hiểu được hết tất cả đường đi nước bước của bọn cướp rồi, thì Chàng mới có thể chiến thắng chúng được chứ. Và tương tự như thế, thì chúng ta cũng phải hiểu cái ác như thế nào trong tâm mình, thì chúng ta mới có thể chiến thắng nó được. Và khi cái ác yếu đi thì cái thiện sẽ mạnh lên. Do đó khổ đau hoạn nạn độc ác là con đường để thanh lọc tinh thần tốt nhất. Và từ trong bùn lầy kia thì hoa sen sẽ mọc lên thật kiêu hãnh xinh đẹp làm sao.

 Vậy để hướng đến cái thiện, bao giờ chúng ta cũng cần phải có trí tuệ để chiến thắng cái ác, cùng với tình yêu thương, tha thứ và bao dung rộng lượng.

 Và trong việc tu tập thì cũng như vậy thôi. Chúng ta phải biết vận dụng cả pháp tha lực và tự lực, để áp dụng tu tập cho phù hợp với hoàn cảnh sống, và tâm sinh lý của mình. Và đó chính là trạch pháp để tu. Vì nếu khi tâm trí chúng ta suy nghĩ nhiều quá, thành ra tán tâm tạp loạn hoang mang sợ hãi, thì chúng ta phải dùng các pháp tướng bên ngoài để khống chế nó xuống. Và đó chính là cách tu dựa vào tướng như lễ lạy sám hối, niệm Phật tụng Kinh, trì chú vv.

 Nhưng khi chúng ta đã vượt qua tai nạn rồi, thì chúng ta phải cần tự lực đối diện với các vấn đề đau khổ của mình mà tháo gỡ nó ra. Và đó chính là thiền định bằng trí tuệ, để tự tháo gở cái tâm lý luôn mắc kẹt của mình ra. Và nếu chúng ta thực hành thấy đã vượt qua thắng lợi rồi, thì đó là cách tu đúng pháp thiền đó.

 Tuy nhiên không ai tập trung tinh thần chiến đấu tự lực mãi được. Mà có ráng mãi thì cũng sẽ rơi vào tà pháp, để bơm căng cái bản ngã, cái ý chí hơn thua của mình mà thôi. Vì tu tự lực là phải tự mình giải quyết hết trên con đường mịt mù của mình, có rất nhiều khó khăn gian khổ vô cùng. Vì thế khi đang tu chúng ta cũng phải ráng mà hiểu mình cần gì, thiếu gì. Vì khi nào tu tự lực mệt quá rồi, thì chúng ta phải cần đến sự giúp sức của các pháp tu tha lực bên ngoài chứ!

 Tuy nhiên tha lực có nhiều cách mấy thì cũng là phụ thôi, còn tự lực mới là chính yếu để tu đạt thành tựu đạo quả. Vì thế chỉ có thiền tu trí tuệ chứng đắc, thì mới mong đến gần với chánh pháp được. Vì chánh pháp đơn giản lắm không có cái gì hết á! Vì nếu bạn thích thần thông màu mè hư ảo thì đó là Mật Tông. Hay bạn tu cả đời mà vẫn còn chấp tướng, và đồng bóng mong cầu này nọ, thì đó đích thị là Tịnh Độ Tông rồi.

 Vậy tự lực và tha lực, nó luôn khớp với lý và sự, giới tánh và giới tướng, bản môn và tích môn. Vậy người tu thành công là phải biết rõ ràng hết mấy cái này, thông qua sự chứng pháp của mình. Và khi bạn biết chắc như vậy rồi, thì nói cái gì cũng phải đúng pháp đúng thời, cái nào ra cái náy hết. Vì thế khi bạn muốn phê phán ai đó, thì phải nói cho đúng vô cái chỗ sai đó, thì người ta không chối cải gì được hết á, mà họ còn tâm phục khẩu phục bạn nữa. Chứ nếu bạn cứ đem cái sở học uyên thâm lâu năm của mình ra, mà nói trật lất hết trơn thì thua luôn.

 Vì bạn không thể lấy những tiêu chuẩn của con đường tích môn, đi từ bên ngoài vào từ thấp lên cao, mà phê phán những người đang đứng sừng sửng như trái núi trong con đường bản môn lẫy lừng được. Vì nói cái gì thì cũng phải có nhiều cấp độ cao thấp khác nhau. Đồng thời phải nói đúng tánh và tướng, nội dung và hình thức cho rõ ràng. Là cái nào thì sẽ ăn khớp với cái nào. Còn bạn cứ lấy chiếc xe nhỏ xíu mà để chở con voi to đùng, thì làm sao chở cho được đây.

 Vì nhiều khi bản chất nội dung của nó chỉ là một, nhưng người ta lại dùng nhiều danh từ để gọi tên cho nó khác nhau mà thôi. Và để nhìn thấy cái này, là bạn phải nắm chắc cái lý của pháp trong tay, thì mới thấy được.

 Ví dụ khi so sánh về ba cái thiền Minh Sát Tuệ, thiền Tri Vọng, và thiền Tiếp Hiện. Thì rõ ràng đó là ba cái tên gọi về ba pháp tu thiền khác nhau. Nhưng bản chất chung của ba cái thiền đó đều là sự “theo dõi tâm” mà thôi. Có nghĩa là nó cũng chính là thiền Tri Vọng hay Tri Niệm vậy.

 Vì Minh Sát có phải là “quán sát tâm một cách sáng suốt” không?  Vậy "quán sát tâm" có phải là “theo dõi tâm” không? Và đó chính là thiền Tri Vọng rồi. Còn chữ “Tuệ” ở đây, là để chỉ cho con đường tu thiền, là cách tu dùng trí tuệ để phá vô minh. Do đó nói tới chữ thiền, thì ai cũng phải hiểu ngay đó là có chữ tuệ rồi. Và do đó nếu có thêm chử tuệ, vào các pháp tu thiền như thiền Minh Sát Tuệ chẳng hạn, thì cũng đúng. Nhưng khi nói là thiền Tri Vọng không có chữ tuệ thì cũng không sai.

 Và chỉ có con đường tu thiền để khai sáng trí tuệ, thì mới là con đường bản môn đi tới chánh pháp nhanh nhất mà thôi. Còn tu hạnh thì cũng như là tu giới, tu tướng vậy. Tuy nhiên con người thì luôn suy nghĩ, nên bạn tu bất cứ pháp môn gì thì cũng đều có thiền trong đó hết á.

 Và còn tu thiền Tri Vọng hay Tri Niệm, là theo dõi tâm là gì? Có phải là bạn cần tập trung tinh thần vào chánh niệm không? Mà tập trung tinh thần vào chánh niệm, thì có khác gì bạn tập trung tinh thần vào hiện tại chứ. Và thế là bạn cũng đang tu thiền Tiếp Hiện rồi đó, chớ có khác gì đâu. Do đó hành giả nào nắm được cái lý tánh bên trong các pháp, thông qua chứng đắc thiền của mình, thì mới thấy được cái giống nhau và khác nhau của các pháp. Còn những ai chấp tướng, chấp vào danh tự ngôn ngữ kinh điển nhiều quá, thì không bao giờ thấy được đâu, cho dù bạn tu ngàn kiếp củng chẳng được gì.

 Cũng như khi chúng ta nói về giới, thì phải nói đến Giới Tướng và Giới Tánh. Và chúng ta phải biết Giới Tướng là hữu hình có giới hạn, còn Giới Tánh là vô hình là vô hạn. Vậy thì Giới Tánh chứa Giới Tướng là đương nhiên. Và nó cũng như bản môn chứa tích môn vậy thôi. Vậy cho nên một người có cái đầu nở ra to đùng, thì nó sẽ khác với những người có cái đầu nhỏ xíu xiu chứ. Vì một người có tư tưởng lớn, thì tất nhiên phải khác với những người không biết gì cả rồi.

 Vì khi anh chưa biết gì thì anh phải đi từ ngoài vào, từng bước nhỏ từ thấp lên cao. Là bắt buột anh phải đi theo con đường tích môn để vào đạo rồi. Nhưng một người có tư tưởng lớn, đã vượt qua tích môn rồi, mà bây giờ họ đã nghiễm nhiên đứng giữa bản môn, thì họ phải đi trên con đường lớn chứ. Vì họ đã nắm đạo lớn trong tay rồi mà. Vậy thì hai con người này là khác xa nhau như trời với đất vậy đó nha!

 Vì con người có tư tưởng lớn tuy rằng họ không đi tu lu bu, nhưng họ đã có đức tin là như đã có Giới Tánh rồi. Và chính điều đó đã bảo vệ sinh mệnh của họ, khi đối mặt với sinh tử sóng gió đau khổ của cuộc đời mình. Vậy khi nói về Giới Tánh, thì Niệm hay Chánh Niệm, Định hay Tuệ gì gì đó thì cũng là Giới Tánh hết. Và nếu ai mà giữ được Giới Tánh, là người đó đã không cầm giữ cái gì cả. Và đó chính là Xả. Vậy Xả chính là hình thức cao nhất của Giới Tánh và Giới Tướng rồi.

 Còn nếu nói về Giới Tướng, thì ngoài các giới đã được ghi trong kinh sách đó ra. Thì oai nghi, đi đứng nằm ngồi, tinh tấn chuyên cần, học hành, nghe pháp, chấp tác, giảng pháp gì gì cũng là Giới Tướng hết. Vậy người đã nắm trong tay cái lớn rồi, thì còn so kè gì với mấy cái nhỏ xíu nữa, mà cứ nói hoài chán quá đi. Vì người ta đã vào đường cao tốc chạy xe cả ngàn cây số trên giờ rồi, mà còn nói chi mấy con đường mòn đi trên rừng trên núi đó chớ.

 Tuy nhiên người nào mà vào được bản môn rồi, thì tất nhiên họ cũng vượt qua tích môn luôn. Chỉ khác là khi xưa còn trong tích môn người ta cũng không vướng, còn bây giờ đã vượt qua nó rồi thì người cũng quên nó đi. Nhưng quên là quên trong cái nhớ hữu vi thôi. Chứ bây giờ họ đã biết biến hóa vô ngại rồi, nên lên trời xuống biển gì mà không được, thì nói chi là tích môn hay bản môn.

 Nhưng những người tự tu tự chứng, thì không có nghĩa là họ không tự đặt ra những giới luật riêng cho mình. Vì nếu không như thế thì họ đã chết ngắc từ lâu trong những khúc quanh nghiệt ngã của cuộc đời họ rồi, chứ đâu có thành chánh quả vang lừng như hôm nay. Vì để sống sót thì định mệnh bắt buột anh phải vượt qua cái cửa sinh tử kia, là phải hiểu hết tất cả các nguyên tắc trong sự sống của mình. Và từ cái nguyên tắc sống đó, mà anh có thể biết hết tất cả các nguyên tắc khác trên cuộc đời này luôn!

 Vì đức tin, hay thái độ sống, văn hóa, tình yêu nhân bản của con người, thì đều có thể gọi là Giới Tánh hết. Còn khi con người sống có nguyên tắc, phù hợp với sự vận động của xã hội, và luật pháp của đất nước, thì đó cũng có thể gọi là Giới Tướng vậy. Và một con người có tư tưởng lớn, có trí tuệ sáng suốt, có đức tin bất diệt và sống có nguyên tắc chuẩn mực, và cũng như biết yêu thương tất cả, thì làm sao mà không thành Phật được chứ hả?

 Vì nói chung khi chúng ta nói về niệm thiện và bất thiện, thì đó chỉ là cái thiện theo nghĩa hữu lậu mà thôi. Vì nói như thế mà đúng như kinh, thì bạn đã có khả năng kiểm soát được các niệm thiện và bất thiện của mình rồi, thì cần gì bạn phải đi tu nữa cho mệt chứ. Vì khi bạn nhận thức được cái gì là cái thiện bằng ý thức rồi, nhưng khi bạn giữ nó trong tâm mình vài phút, thì nó sẽ biến thành cái bất thiện ngay. Và nếu như bạn đã biết nó là cái bất thiện, thì bạn phải làm sao đây? Còn như bạn không cảm thấy nó thay đổi gì cả, thì có nghĩa là bạn chưa biết gì về thiền đâu.

 Cho nên muốn điều phục tinh thần mình, thì chúng ta phải biết các niệm khởi lên, là ác hay là thiện gì gì đó, thì cũng đều phải biết nó cho rõ, chứ đừng phân biệt là thiện và ác rồi chạy trốn cái ác là sai. Vì khi chúng ta đã biết nó rõ rồi thì tự nhiên nó sẽ biến mất thôi, và chúng ta sẽ tiếp tục giải quyết tới những cái khác nữa…

 Do đó người chấp tướng thì hay càm ràm lấy tích môn, để phê phán bản môn thật là buồn cười quá đi. Còn người tu thiền chưa xong thì hay chấp vào lý tánh, thì lại gàn bướng phủ nhận tất cả. Vậy tu lâu năm thông thuộc kinh điển làu làu cũng không bằng việc phá chấp xả bỏ cái bản ngã đâu. Vì khi bạn phá chấp xả bỏ được cái bản ngã của mình rồi, thì bạn sẽ có trí tuệ, và bạn sẽ lọt vô bản môn luôn, thì lúc đó mới gọi là biết vậy. Chứ bạn không thể lấy thời gian cả trăm năm chôn chân dưới bùn lầy, để so sánh với một giây phút của con chim bay trên trời được.

 ……………………………………………

 Nếu chỉ cần biết tu một chử “Xả” thì lập tức thành Phật ngay luôn. Và đó chính là thế mạnh trong con đường chinh phục tinh thần của Ta.


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage