Đức tin của tâm linh không có gì liên quan đến những kết cuộc
luận lý và những lý lẽ hợp tình. Khi chúng ta càng giữ thái độ nghi
ngờ, ưa chỉ trích, không tin tưởng, thành kiến và ngã chấp, thì chẳng
làm được gì cả, ta sẽ không liên hệ gì tới đặc tính của đức tin. Đức tin
nghĩa là nhảy vào biển Pháp không cần áo cứu hộ!
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền
quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể
phối hợp.
Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng.
Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và
khác biệt giữa các hành giả châu A và phương Tây. Người A châu
tìm đến lời dạy của đức Phật từ khía cạnh niềm tin tôn
giáo, còn người mang giáo dục tây phương đạt tới giáo pháp hầu hết
thuần túy từ góc cạnh kiến thức - trí tuệ. Tôi nghĩ rằng, chẳng
ích lợi gì để đánh giá và so đo. Trong những dịp thích hợp,
tín và tuệ hỗ trợ lẫn nhau, nên đức Phật dạy phải quân
bình hai Căn quyết định này .
Có một sự hỗ tương mật thiết giữa tín và tuệ. Tôi nghĩ, ta có thể
hiểu tương đối dễ dàng một nửa mối quan hệ này: Vì tuệ
sanh tín. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu một nửa kia của mối quan
hệ: do nhờ vững chắc tín ta đạt được trí tuệ.
Nếu chúng ta chỉ thiên về khía cạnh trí tuệ trong việc hành pháp, các
căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ) không thể quân bình và có thể tự
tìm thấy mình lẩn quẩn trong suy tưởng không cùng, trong các
quan niệm hay giao động tâm, thì trí tuệ thiền quán không
phát triển nỗi.
Một người Miến Điện nói rằng: “đức tin đối với tâm quan trọng
như tay đối với thân thể“. Chắc chắn rằng, thiếu bóng đức tin là
cả vấn đề, như không có niềm tin, ta không thể khởi sự hay làm
được bất cứ cái gì! không có sự tin tưởng, ngay cả việc đi xe
bus ra phố cũng đi không nổi, do nghi ngại sợ hãi, tài xế có thể
mang ta đi một nơi khác ý, hay tặng cho một tai nạn giao thông.
Đức tin là đất màu cho mọi sự sống, mọi yếu tố lành mạnh
của tâm trí.
Nhiều tác giả và dịch giả của kinh điển dành rộng chỗ cho việc
phân biệt ba chữ "tín ngưỡng", "tin cậy", "niềm tin" (faith,
trust, confidence). Dịch từ chữ Pàli là saddhà ra "niềm tin" thật
là chính xác. Tuy nhiên, với nghĩa này tôi nghĩ chưa đầy đủ.
Nghĩa của saddhà là một sự hòa hợp giữa tín ngưỡng và niềm tin
(faith, confidence). Một nghĩa khác chính xác hơn có thể được tìm
thấy trong việc tổng hợp hai ý nghĩa từ hai chữ tiếng Anh trên.
Sự khác biệt niềm tin của người Thiên chúa giáo và saddhà rất rõ
ràng. Thiên chúa giáo đòi hỏi một đức tin không điều kiện.
Saddhà, đức tin trong phật giáo luôn được quay lại từ kiến
thức, hiểu biết, kinh nghiệm, hay trong ý nghĩa tuyệt vời nhất bằng
trí tuệ tu chứng (trí văn, trí tư, trí tu). Có nhiều người phương tây
thường nhạy cảm khi đề cập một cách đơn giản đến chữ “đức tin
tôn giáo“, họ phản ứng mạnh mẽ do không đồng ý những tôn giáo
Thượng đế phương Đông. Điều này, thực ra không cần thiết.
Khi hồi tưởng đời tôi, tôi vốn là người không có đức tin.
Không là một kẻ viễn vông, tôi xác định là một người hiện
thực. Tôi không thừa nhận đức tin tôn giáo, do không thấy đủ lý
do và chứng cứ tốt để tin vào lời Chúa dạy và tánh tự cứu
của niềm tin vào đấng Cứu thế.
Nhưng sau đó, ở lứa tuổi 20 đến 24 sau những loạt kinh nghiệm,
tôi mới nghiệm rõ chiều hướng rộng rãi của tinh thần và tính ưu
việt của nó. Chẳng bao lâu, tôi được tiếp xúc với Phật Pháp. Thực
ra, đối với tôi điều này là một hệ quả hợp lý, tôi học Pháp và
khởi sự hành thiền. Cũng khá lạ lùng! chỉ sau khi trụ vững trong
Pháp, tôi bắt đầu hiểu Thiên Chúa giáo và thật sự thấy lợi
ích của đức tin kiểu con chiên.
Vào những năm đó, tôi có khuynh hướng trì giữ việc hành thiền,
tôi có khá đủ niềm tin và đức tin. Tuy nhiên, tôi khó thấy có
cái gì tốt đẹp trong việc sùng bái. Hoàn toàn ngược lại, tôi
nghĩ rằng người sùng bái tự chuốc thất vọng và làm suy yếu Phật
Pháp trong họ.
Kiểu này tiếp diễn một số năm. Cuối cùng, trong một thời hành
thiền với một thiền sư Miến Điện, tôi mới dám quyết định một thử
nghiệm. Trong mùa kiết hạ, tôi dẹp ngang một bên mọi điều
hợp tình, hợp lý, theo đuổi một cách trọn vẹn, đặt trọn tâm tư một
cách thành thật tất cả hành động sùng kính như được đòi
hỏi. Hiệu quả thật đáng ngạc nhiên, tôi bừng sáng từ nội
tâm, sáng suốt nhanh chóng lạ, việc hành thiền cũ kỹ vỗ cánh bay xa và
trong thời gian ngắn ngủi của một mùa kiết hạ tôi đã vượt
qua giai đoạn khó khăn trong sự tu tập của tôi. Tôi khám
phá ra TÍN LỰC. Từ đó về sau tôi không bao giờ làm ngã lòng lối
sùng bái trong việc tu hành của ai cả.
Đức tin của tâm linh không có gì liên quan đến những kết cuộc
luận lý và những lý lẽ hợp tình. Khi chúng ta càng giữ thái độ
nghi ngờ, ưa chỉ trích, không tin tưởng, thành kiến và ngã chấp,
thì chẳng làm được gì cả, ta sẽ không liên hệ gì tới đặc
tính của đức tin. Đức tin nghĩa là nhảy vào biển Pháp không cần
áo cứu hộ!
Đức tin và sùng tín thúc giục mạnh mẽ sự quan trọng của thị dục
huyễn ngã và sự quan trọng trong chính chúng ta - sao không tự hỏi
rằng có lúc ta xúc cảm khi đối diện một vấn đề nào đó, đức
tin và sùng tín được khai triển cùng ý tưởng tâm linh. Nếu
ta không cân bằng kiến thức và trí tuệ, có một nguy cơ của niềm tin mù
lòa, có thể đưa đến cuồng tín hay ám ảnh bởi tôn giáo. Báo
chí cho những dẫn chứng về những sự méo mó nguy hiểm về tinh thần
thật đáng thương, diễn ra mỗi ngày (những giáo phái tận thế,
những cố chấp hay chiến tranh tôn giáo .v.v...)
Năm rồi, mỗi chiều đều có đàm đạo tại trường chúng ta. Vào một
lần, suy tưởng về "đức tin“, chúng tôi đi đến một vấn đề
thú vị: “Đức Phật có đức tin không?“ niềm tin tưởng của tôi là
Ngài đã thay đức tin của Ngài bằng sự chắc chắn và hiển
nhiên: chúng ta không cần có niềm tin về sự việc hiển nhiên như phòng
này có cửa vậy, có thể thấy và sử dụng tùy ý. Cũng như Đức
Phật không cần tin vào Pháp khi Ngài có thể thấy mọi khía cạnh
của Pháp đầy đủ, rõ ràng và hiển nhiên bất cứ khi nào Ngài quán
xét Pháp. Những thiền sinh Miến Điện bằng trực giác không
đồng ý với tôi, nhưng hôm đó không ai giảng giải đầy đủ về điểm này.
Khi có một vấn đề trong việc hiểu pháp, Vi Diệu Pháp
(Abhidhamma) thường là trợ thủ đắc lực. Tín (Saddhà) được
phân loại là một trong 52 sở hữu tâm. Trong phần sở hữu tịnh hảo,
nó được đề cập ở vị trí hoa tiêu cùng với 18 sở hữu tịnh hảo
khác. Tín hiện diện trong mỗi trạng thái tâm thức lành mạnh của
hiệp thế và siêu thế. Nghĩa là đức tin, một chi phần câu hữu
trong thiền định, Đạo – Quả! Tín cũng hiện diện trong những tâm
Duy tác, tâm quả của vị A La Hán. Trong ánh sáng này, Đức
Phật là một ví dụ tiên phong cho mọi niềm tin và đức tin thường
hằng.
Khám phá này gây ngạc nhiên cho tôi. Tôi bắt đầu hiểu các dạng
đức tin khác nhau. Một là niềm tin tự phát, hai là đức tin đặt cơ
sở trên tự do của nhận thức. Tâm tánh người phương Tây thường
đặt vấn đề với dạng thứ nhất, dạng bẩm tánh tin. Tuy nhiên,
chắc chắn là chúng ta không phản bác giai đoạn cao hơn của đức
tin, nó là tâm thanh tịnh, rõ ràng và trong sáng. Phải chăng?
Tín là tâm lực, nó như khai mở tâm trí ta. Tuy nhiên, để đạt
được tâm lực này, ta cần nỗ lực hơn hết, nó thường không phải do
trời già ban phát. Để phát triển tín lực, ta cần có một ý tưởng
thích hợp tuyệt đối như sự giác ngộ viên mãn của một vị Phật hoàn
hảo. Sự thực hành này thường xuyên bắt đầu từ sự nương nhờ
Tam Bảo.
Một con đường đăng đẳng từ việc nghiềm ngẫm một cách bị động
vào sự quy ngưỡng đến khi gội rửa trọn vẹn trong tâm trí ta
những gì tồn đọng, như những khái niệm, thành kiến và ngã
chấp... tất cả những gì nương tựa vào để sống, dẹp bỏ mọi đôi nạng
tâm linh trong đời. Đức tin không là một con đường dễ đi .
Đức tin y như Kinh được so sánh với viên ngọc lọc nước mà người
ta cho là vật sở hữu của các vua dòng Thích Ca, ngọc này khi bỏ vào
chậu nước bùn, sẽ khiến nước hóa trong và sạch ngay tức khắc.
Cũng vậy, tâm sung mãn tín chợt trở nên trong sáng và thanh tịnh.
Tất cả sương mù chướng ngại của sự hoài nghi có thể làm tê liệt
thiền định của ta một cách hữu hiệu sẽ lắng dịu ngay lúc
ấy.
Đức tin thường được nhận thức như điểm khởi sự cần thiết cho việc
thực hành của trí tuệ thiền định. Việc thấu hiểu đức tin
này thực sự đúng đắn, nhưng nó không truyền đạt toàn bộ hình bóng
năng lực và sự quan trọng của đức tin. Bằng thiền quán
thâm hậu, ta bắt đầu hiểu ra đời ta bằng trí tuệ tăng trưởng, ta
bắt đầu phân biệt và quán xét ba đặc tính chính yếu của mọi hiện
tượng: vô thường, khổ não và vô ngã. Ở mức thiền cao hơn, cả ba
pháp ấn này trở nên rõ rệt. Tuy nhiên, một trong ba sẽ trở thành
cảnh trưởng, dẫn đầu cảnh của tâm, là cánh cửa đạt đến trí
tuệ viên mãn. Một cách tương xứng ở thiền quán, mục đích có thể
đạt được từ ba khía cạnh trên, có ba lối dẫn đến Níp - Bàn.
Những người đến Đạo Quả qua cánh cửa quán xét VÔ THƯỜNG là
người có một đức tin mãnh liệt và sự quyết định mạnh mẽ.
Những hành giả này ngay lúc giác ngộ viên mãn được gọi là Saddhà
vimuttà, tức Tín giải thoát, thoát khổ bằng đức tin. Cánh cửa quán xét KHỔ NÃO được những người trọng về Định và Tịnh bước qua, Tâm giải thoát. Cửa còn lại qua cách quán VÔ NGÃ do người phát triển trí và tuệ nổi bật. Tuệ giải thoát là sự thoát khổ bằng trí tuệ ở những hành giả này.
Trong kinh, đức tin được hệ thống thành bốn loại. Loại đầu, sơ
thủy của đức tin được đặt nền tảng trên tướng mạo, hình thức bề
ngoài, do tập quán, văn hóa hay truyền thống cửu huyền thất tổ để
lại. Người phương tây thường phản bác niềm tin kiểu này.
Hai là đức tin hướng trực tiếp đến những ân đức Tam Bảo: Phật,
Pháp, Tăng. Được hổ trợ do một loại hiểu biết và kinh nghiệm cá
nhân nào đó. Cả hai đức tin này không vững chắc và có thể bị sai
lạc, mất gốc hay tiêu hoại.
Có ý nghĩa nhất là loại đức tin thứ ba, tương quan với trí tu
thâm sâu. Đó là đức tin của vị thánh đệ tử, đức tin của người đã
thấy pháp bằng chính kinh nghiệm cá nhân. Sơ đạo - Sơ quả đã
tận diệt hoài nghi pháp. Đó là nền tảng vững chắc của Thánh
tín, bất động không thể lung lay. Không thể biến hoại, niềm tịnh
tín này không thể biến hoại cho dù lăn trôi trong sanh tử luân
hồi.
Loại đức tin cuối cùng thuộc về Bồ tát, một phàm nhân trì giữ đức tin tồn tại qua suốt nhiều kiếp hiện hữu.
Những hành giả phương tây thường thì khó bị hấp dẫn bởi việc bàn thảo
về đức tin. Tuy nhiên, tôi mong rằng đã thành công ít
nhiều trong việc chỉ ra ác cảm của đa số hành giả tây
phương về khía cạnh đức tin của việc hành thiền. Phần lớn là hiểu
lầm! Ai có thể bác bỏ một tâm trí không tỳ vết, thông đạt, rạng
rỡ và sáng ngời?
Việc hành thiền dưới hảo tướng của đức tin thường được xem là
con đường ngắn nhất và trực tiếp nhất để đạt mục đích tối
hậu. Có lẽ việc này có thể giải thích sự thật phần nào về các hành
giả Miến Điện, có đức tin tôn giáo mạnh mẽ, tôn sư trọng đạo,
đạt đến giai đoạn trí tuệ dễ hơn, thường trong thời gian ngắn một
cách đáng ngạc nhiên!
Tất cả chúng ta thường chạy theo cảnh của tâm phóng dật, hoang vu.
Còn những người đó đạt đến đức tin thực thụ, có thêm
phương tiện mạnh mẽ để ứng dụng và sử dụng. Nếu ta có thể nương
tựa nơi đức tin sâu sắc, ta có khả năng giải quyết một cách hiệu
quả hơn các nan giải trong khi hành thiền cũng như trong
đời sống. Hơn thế nữa, ta có thể lợi dụng những khó khăn này, tương
kế tựu kế để mang lại ích lợi và tu tiến vượt bậc lên.
Đôi khi sự e ngại luân hồi thúc đẩy pháp hành của chúng ta. Đây
là lực đẩy. Lúc khác ta lại cảm nhận sự thanh tịnh và trí
tuệ vô song của pháp cùng sự giác ngộ của Đức Phật một cách hứng
khởi. Đây là lực kéo ta về.
ĐỨC TIN, đẩy hay kéo - nhắm mà HÀNH!