Phật Học Online

Chuyện ở Tứ Xuyên: Bố là tất cả, bố ơi !
Trần Cửu Long

Ngày 12/05/2008 là ngày ảm đạm, kinh hòang nhất của người dân Tứ Xuyên. Khi nhắc đến sự kiện đau thương này có lẽ dùng chữ nghĩa, con số biểu đạt cũng không toát lên hết sự mất mát lớn lao xảy ra nơi đây, chỉ có dịp nào đó chúng ta đến vùng đất này mới hiểu hết những nỗi niềm, những tâm sự tận đáy lòng của người trong cuộc sau một năm trở về từ cõi chết.

 Một năm trôi qua, Tứ Xuyên không còn nét đẹp trọn vẹn như trước, một số gia đình không còn không khí ấm áp, rộn rã tiếng cười bên nhau trong những buổi cơm chiều, bởi sự ra đi đột ngột, quá sức tưởng tượng của người thân. Phóng viên Tân Hoa xã có mặt tại nhà anh Ly Yong Bing trong không gian thật yên bình, nơi phảng phất mùi thơm ngọt ngào của lúa đang trãi mình hâm nóng trên mặt đất sau mùa thu họach. Anh, người cha 28 tuổi bận rộn với việc chăm sóc cho con trai, rãnh rỗi đôi chút anh trò chuyện với Phóng viên: “Hôm nay là ngày giáp năm của vợ tôi, tôi đã ra mộ thắp hương và nói với cô ấy rằng con chúng tôi vằn bình an. Nhắc đến vợ, anh chỉnh lại cặp kiến cận của mình, ánh mắt hướng xa ngoài cổng như trông đợi một điều gì đó mầu nhiệm trở về.

 
 
Ly Yong Bing cùng mẹ và con viếng mộ vợ
 
Anh là giáo viên trường tiểu hoc Jinping thành phố Mianzhu, Tứ Xuyên, vợ anh là cũng là giáo viên dạy môn mỹ thuật.Tại đây, năm 2002, chàng thanh niên Li Yong Bing phải lòng cô giáo Wang Qin. Sau 5 năm tìm hiểu, năm 2007, họ đã chính thức kết hôn với sự ủng hộ, chúc mừng của gia đình và bạn bè. Cuộc sống hạnh phúc êm đềm trôi qua, đến năm 2008, họ có với nhau một quý tử kháu khỉnh, dễ thương. Ngày 12 tháng 05 năm 2008, Ly Yong Binh đang đứng lớp tại trường tiểu học Jingping, cùng lúc, vợ anh cũng đang tham gia một họat động ngoại khóa tại trường, thình lình trận động đất xảy ra, cô vợ không may bị chôn vùi trong đống đổ nát, không một lời trăn trói với những người thân, gia đình và cả đứa con vừa tròn 5 tháng tuổi.
 
Chuyện anh Li Yong Binh là một trong những hòan cảnh điển hình của rất nhiều gia đình mất người thân ở Tứ Xuyên. "Buổi sáng hôm 11/5/2008, vợ tôi còn ra ngoài mua một ít quà tặng mẹ, nhân lễ morther's day...và cũng chính buồi sáng hôm ấy cũng là lần cuối cùng chúng tôi trò chuyện vui vẻ bên nhau. Sau khi cô ấy mất, tôi vẫn dùng số phone cô ấy, song mỗi lần nhắc máy nói chuyện với đồng nghiệp, người thân, bạn bè cô ấy, cảm giác bùi ngùi lại ùa về, không sao kềm lại được..." Anh kể chuyện trong giọng trầm buồn cho sự vô thường bổng chốc thay đổi tất cả mọi thứ trong cuộc đời anh. Vợ mất anh không muốn ra ngoài, chẳng muốn tiếp xúc với ai, không thèm ăn uống. Các anh trai động viên anh nên ra ngoài để khoây khỏa, và điểu chỉnh lại trạng thái tâm lý mất thăng bằng.
 
 
 
Con là tất cả
 
 
Cuộc sống hiện tại là vậy rồi, nhìn đứa con kháu khỉnh bên mình, Bing quyết định tình nguyện tham gia chương trình khôi phục Tứ Xuyên trong hai tuần, càng lao vào công việc, anh càng thấu hiểu, thấm thía nhiều hơn về nỗi mất mát, thế là anh chính thức tình nguyện làm công việc phiên dịch cho các phái đòan khi tiếp xúc với người bản địa. Trải qua những cam go, khó khăn nhất đời, anh đã tìm được niềm vui trong công việc giúp đỡ tha nhân, sống vì mọi người qua những việc làm thực tiễn trên quê hương còn nhiều vất vã. Sau một thời gian khôi phục, tái định cư cho người dân tị nạn, các ngôi trường cũng bắt đầu hoạt động trở lại, anh quay lại với công việc thầy giáo của mình, song điều thiêng liêng mà anh làm được là sự chia sẻ, an ủi và động viên học sinh của mình trước sự mất mát và tổn thương mà gia đình các em gặp phải, anh đã truyền đạt những kinh nghiêm vượt qua khổ đau của bản thân đến các em. Những việc làm tình nguyện thiết thực ấy làm mọi người khâm phục, chính quyền Tứ Xuyên bầu chọn anh là một trong những tình nguyện viên tích cực nhất năm 2008. Nhìn anh pha sữa, chăm sóc cho con thuần thục như một người mẹ, Phóng viên không khỏi xúc động trước cái cái nghĩa, cái tình của "chú gà trống nuôi con", một hình ảnh hiếm thấy trong xã hội công nghiệp bon chen này – thời gian quý hơn nghĩa tình.
 
 
Bing tự chăm sóc con chẳng khác nào người mẹ hiền
 
Người viết, không biết nhân duyên đưa đẩy người thanh niên trẻ trong độ tuổi 28 đầy nhiệt huyết đi đến đâu, nhưng có một điều Bing đã làm được, đó là sự thấu hiểu, trải nghiệm về sự "khổ đau" - một trong những chân lý tứ đế của đạo Phật. Anh đã cảm nhận được tình cảm vợ chồng, tình yêu thương con và cả sự nhọc nhằn không thể kể xiết của vai trò làm cha, đồng cảm vô biên khi biết rằng việc chăm sóc con thật không phải chuyện đơn giản chút nào của những bà mẹ trẻ. Hằng ngày, sáng thức sớm lo mọi thứ cơ bản cho con trai, anh đến trường làm việc, trưa điện thọai cho bà xem tình hình cháu ra sao; chiều tan sở chạy một mạch về ôm con vào lòng, chăm sóc con sau một ngày xa cách... Anh bày tỏ : "Con là niêm hạnh phúc lớn lao đối với tôi lúc này, cháu là tất cả trong cuộc sống tôi ".
 
Viết đến đây, tôi chợt nhớ câu : "Công cha như núi Thái", và không khỏi cảm phục Bing, người cha vượt lên chính mình, đứng dậy sau những thăng trầm đau thương của cuộc sống. Mười năm sau, 20 ngươi năm sau, hy vọng quý tử của Ping có cơ hội đọc được những dòng này, chắc hẳn nó sẽ tự hào lắm về những tình cảm bất tận mà ba dành cho nó hôm nay.
 
 
 
Công việc ở Trường
 
 
 
Ru con trong vòng tay
 
 
 
 
Cùng con vui đùa trên sân lúa sau mùa gặt
 
 
 
 
Công việc của một thầy giáo khi trở về nhà.

Theo PTVN


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage