Phật Học Online

Vài nét về cuộc đời Đức Phật

Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhārtha Gautama), một con người lịch sử, một thái tử dòng họ Thích Ca (Sakya) tại thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak tương ứng với tháng năm thường lịch, năm 624 trước công nguyên dưới gốc cây Vô Ưu (Ashoka tree) tại vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini), Nê Pan (Nepal) ngày nay. Siddhartha có nghĩa là con người toại nguyện có đầy đủ phước đức và trí tuệ.

Thái tử sinh ra 7 ngày thì mẹ ngài, thánh Mẫu Ma-da (Māyādevī) mất. Người mẹ kế của ngài là Ma-ha Ba-xà-ba-đề Kiều-đàm-di (Mahāpajāpatī Gotamī) chăm lo. Lớn lên năm 16 tuổi, thái tử lập gia đình với công chúa Da Du Đà La (Yasodharā) và có một người con trai duy nhất tên là La Hầu La (Rāhula). Thân phụ của thái tử là vua Tịnh Phạn (Suddhodana).

Sống trong cảnh nhung lụa, giàu sang và sung sướng, nhưng thái tử cảm thấy không tự do và thoái mái, cùng với người thân cận của mình tên là Sa Nặc (Channa), thực hiện một chuyến đi ra khỏi 4 cửa thành hoàng cung để thăm các cảnh thật bên ngoài. Ra khỏi cửa thành, đi về hướng Đông, thái tử và Sa Nặc gặp người già; đi về hướng Tây, hai người gặp người bệnh; đi về hướng Nam, gặp người chết; và đi về hướng Bắc, gặp vị Khất sĩ. Một trong bốn cảnh thật, cảnh thật thứ tư là hình ảnh thái tử thích nhất làm đề tài thiền quán sau này, giúp thái tử trở thành vị ẩn sĩ không nhà, sống không gia đình và không bị ràng buộc bởi gia đình và con cái.

Xuất gia năm 29 tuổi, học đạo với hai vị đạo sĩ Ālāra KalāmaUddaka Rāmaputta, trải qua 6 năm tu khổ hạnh với 5 anh em của ông Kiều Trần Như (Kondañña), thấy lối tu và sự chứng đạo của họ thiên kiến, thái tử quyết định chọn cho mình lối tu không tham đắm dục lạc và không khổ hạnh ép xác, tức hướng đi Trung Đạo (majjhimāpaṭipadā) với con đường Thánh có tám làn xe chạy: Chánh Kiến (Sammā Diṭṭhi), Chánh Tư Duy (Sammā Saṃkappa), Chánh Ngữ (Sammā Vācā), Chánh Nghiệp (Sammā Kammanta), Chánh Mạng (Sammā Ājīva), Chánh Tinh Tấn (Sammā Vāyāma), Chánh Niệm (Sammā Sati),Chánh Định (Sammā Samādhi). [1]

Dùng bát cháo sữa của nàng Su Dà Ta (Sudata), nhận bó cỏ Kiết tường (Kusa) của người nông phu, đi thẳng tới Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), Bồ tát Tất Đạt Đa kiên quyết ngồi thiền định dưới cội Bồ đề 49 ngày đêm cho tới khi thành chánh quả. Ngài thực tập thiền định từ thấp tới cao, quán niệm hơi thở ra vào đều đặn (Anapana Sati), an trú Sơ Thiền (Jhāna), Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, Không Vô Biên Xứ Định (Akasanantya Yatana), Thức Vô Biên Xứ Định (Vijnanantya Yatana), Vô Sở Hữu Xứ Định (Akincanna Yatana), Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định (N'evasanna Nasanna Yatana), Diệt Thọ Tưởng Định (Nirodha Samapatti). [3]

Đêm thứ 49, canh đầu, Bồ Tát chứng Túc Mạng Minh (Pubbe nivāsānussati māna), biết rõ nhân quả nhiều đời trước của Ngài; canh giữa, Ngài chứng Thiên Nhãn Minh (Cutūpapāta māna), biết rõ nghiệp báo nhiều đời trước của chúng sanh; canh cuối, khi sao mai vừa mọc, Ngài chứng Lậu Tận Minh (Āsavakkhaya māna), giác ngộ viên mãn (Anuttara S amma Sambodhi) – thấy rõ bốn sự thật: Khổ (Dukkha), Khổ tập (Dukkha samudaya ariya sacca), Khổ diệt (Dukkha nirodha ariya sacca), Con đường đưa đến khổ diệt (Dukkha nirodha gāmini  patipadā ariya sacca). Cuối cùng, Bồ tát thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) lúc 35 tuổi.

Sau khi Bồ Tát thành Phật, Phạm thiên Sahampati thưa thỉnh đức Phật ba lần để đi hoằng pháp và giáo hóa chúng sanh. Đức Phật đồng ý những lời thỉnh mời của Phạm thiên, và tìm đến hai vị đạo sĩ trước đây để truyền đạo, nhưng cả hai vị đều qua đời. Đi đến vườn Lộc Uyển (Migadava) ở Sarnath, đức Phật nói bài Pháp đầu tiên (Dhamma Cakka Pavattana) cho năm người bạn đồng tu. Cả năm người này đều thấm nhuần diệu pháp và chứng quả A La Hán (Arhanta). Phật, Pháp và Tăng được hình thành tại đây.

Đức Phật và Tăng chúng sống chủ yếu nương vào thiền định và việc bố thí của người đàn việt để nuôi dưỡng thân tâm, nương vào môi trường thiên nhiên, vào sự tu chứng, an lạc và hạnh phúc của tự thân để giáo hóa tha nhân. Sống đời sống không gia đình, quý Ngài có nhiều thời gian để tu tập và phục vụ chúng sanh, nương vào tình thầy trò, tình pháp lữ, tình đồng tu, tình hộ pháp và hoằng pháp để làm lợi lạc cho quần sanh.

Tiếp theo, nhà Triệu Phú Da Xá (Dasa), gia đình Da Xá, các bạn Da Xá, v. v. và v. v… được đức Phật giáo hóa và làm đệ tử của Ngài. Trong số đó, những vị đệ tử đức hạnh và nổi tiếng nhất được liệt kê dưới đây là:

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputta) – Vị có trí tuệ đệ nhất,

Tôn giả Mục Kiền Liên (Moggallana) – Vị có lòng hiếu thảo và thần thông đệ nhất,

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Maha Kassapa) – Vị Tổ Sư tu hành khổ hạnh đệ nhất,

Tôn giả Tu Bồ Đề (Subhuti) – Vị thâm nhập tánh không (Suññatā) đệ nhất,

Tôn giả Phú Lâu Na (Purana) – Vị giảng Sư tài giỏi thuyết pháp đệ nhất,

Tôn giả Ca Chiên Diên (Kaccayana) – Vị luận Sư tài giỏi luận giải Phật pháp đệ nhất,

Tôn giả A Na Luật (Anurudha) – Vị có cái nhìn không chướng ngại, tức Thiên nhãn đệ nhất,

Tôn giả Ưu Ba Li (Upali) – Vị luật Sư gương mẫu trì Luật đệ nhất

Tôn giả A Nan (Ananda) – Vị có khả năng nghe nhiều, tiếp thu, và nhớ kỹ Phật pháp đệ nhất,

Tôn giả La Hầu La (Rahula) – Vị có hạnh nhẫn nhục, oai nghi và tế hạnh đệ nhất.

Khi các đệ tử của đức Phật càng ngày càng đông, đức Phật động viên và khuyên bảo: “Này các Thầy Tỳ Kheo! Hãy ra đi nhiều hướng khác nhau để hoằng dương chánh pháp và cứu độ chúng sanh, hãy đem sự tu tập, an lạc và hạnh phúc của tự thân để giáo hóa tha nhân. Vì an lạc và hạnh phúc cho chư thiên và loài người, các vị hãy truyền bá chánh pháp cho muôn loài. Giáo pháp của Như Lai toàn hảo ở chặn đầu, chặn giữa, và chặn cuối, cả tinh thần lẫn văn tự. Các vị hãy có công bố đời sống thánh thiện và hòa bình cho số đông trên khắp hành tinh này.”(Xem Mahāvagga 19 – 20).

Về sau, đức Phật giáo hóa rất nhiều hạng người khác nhau như các vua quan, quần thần, thương gia, tôi tớ, thậm chí những kẻ hốt phân, kẻ sát nhân và kỷ nữ. Giáo pháp và Tăng đoàn của đức Thế Tôn đều có khả năng dung nhiếp những người đến từ các giai cấp, tôn giáo, màu da, chủng tộc… khác nhau. Những ai có đủ duyên học, hiểu, thực hành, và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình một cách chánh niệm và tỉnh giác, thì họ có thể đem lại an lạc và hạnh phúc đích thực cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

Các đệ tử của đức Phật chủ yếu bao gồm hai Chúng xuất gia và tại gia. Cả hai chúng này đều hỗ trợ với nhau như hình với bóng làm yếu tố then chốt để cùng nhau đem đạo Phật đi vào cuộc đời và giúp đời thêm vui bớt khổ.

Hoằng dương chánh pháp trong 45 năm, tất cả những gì đức Phật dạy như nắm lá cây trong lòng bàn tay nhằm giúp con người nhận diện và chuyển hóa khổ đau, và giúp họ sống đời sống an vui và hạnh phúc ngay tại thế gian này.

Trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật khuyên dạy các đệ tử: “Hỡi các đệ tử! Các pháp hữu vi đều vô thường và biến đổi. Các vị hãy tinh tấn tu học và thực hành phật pháp nhiều hơn nữa để đem lại an vui và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân. Đây là những lời giáo huấn tối hậu của Ta cho các người.” [Xem Trường Bộ (Dìgha Nikàya) – Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahàparinibbàna sutta) II số 16].

Trụ thế ở đời 80 tuổi, khoảng năm 544 trước công nguyên, đức Phật nhập diệt tĩnh lặng, nằm nghiêng mình về hông phải, chân trái trên chân phải duỗi thẳng, đầu quay về hướng Bắc dưới hai cây song thọ tại rừng Sa La (Sala), quận Câu Thi Na (Kushinagar), Ấn Độ ngày nay.

Để tỏ lòng tôn kính và tri ân sâu sắc đối với đức Thế Tôn, mỗi người đệ tử của Ngài phải tự mình sống đúng với chánh pháp bằng cách không làm các việc ác, hãy làm các việc lành, giữ thân tâm thanh tịnh. Mỗi người chúng ta phải là món quà tu tập, hòa bình, an vui, và hạnh phúc đích thực để hiến tặng cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này.

Kính chúc Quý vị thân tâm thường an lạc và thấm nhuần giáo pháp của đức Thế Tôn!

Brief history of Lord Sakyamuni Buddha

Siddhārtha Gautama, a historical man, a prince of Sakya clan in Kapilavastu castle, was born on the full moon day of Vesak month corresponding to the common calendar May, the year of 624 BCE under the root of Ashoka tree in the Lumbini park, Nepal today. Siddhartha means the fully-contented man with sufficient merit and wisdom.

Prince was born in the seven days by his mother, viz. Queen Māyādevī dying. His stepmother, who was Mahāpajāpatī Gotamī looked after him. Growing up at the age of 16, he married princess Yasodharā and had an only son named Rāhula. His father is King Suddhodana.

Living in the lap of luxury, wealth and happiness, but prince who felt unfree and uncomfortable, along with his intimate named Channa, made a trip out of the four gates of the royal palace to visit the real scenes outside. Getting out of the gate, going to the East, prince and Channa met an old person; going to the West, they met a sick person, going to the South, they met a dead person; and going to the North, they met a mendicant. One of the four real scenes, the fourth scene that was the picture prince liked best makes a contemplative subject later on, helps him become homeless monastics, living without family and being not bound by family and children.

Leaving home for religious life at the age of 29, learning religion from two ascetics Ālāra Kalāma and Uddaka Rāmaputta, spending six years practicing asceticism with his five brothers of elder Kondañña, seeing their ascetic ways and religious attainments be prejudiced, prince decided to choose him the way of cultivation without self-indulgence and self-mortification, namely the direction of going to the Middle Way – the noble eightfold Path with the eight-lane freeway: Right View (Sammā Diṭṭhi), Right Thought (Sammā Saṃkappa), Right Speech (Sammā Vācā), Right Action (Sammā Kammanta), Right Livelihood (Sammā Ājīva), Right Effort (Sammā Vāyāma), Right Mindfulness (Sammā Sati), and Right Concentration (Sammā Samādhi). [2]

Finishing eating a milky porridge bowl from  Ms Sudata, receiving a bunch of auspicious grassess (Kusa) from a farmer, going straight to Bodhgaya, Bodhisattva Siddhārtha determined to sit in meditation under the root of Bodhi tree by the 49 days and nights until attaining the fruits of enlightenment. He who practiced meditation from low to high degrees contemplated in-and-out breath regularly, dwelled in the First Meditation (Jhāna), the Second Meditation, the Third Meditation, the Fourth Meditation, Concentration on the abode of infinite space (Akasanantya Yatana), Concentration on the abode of infinite consciousness (Vijnanantya Yatana), Concentration on the abode where nothing exists at all (Akincanna Yatana), Concentration on neither perception nor non-perception (N'evasanna Nasanna Yatana), the Cessation of the Annihilation of Concentration (Nirodha Samapatti).  [4]

At The 49th night, in the first night watch, Bodhsattva who obtained “The Reminiscence of Past Births” (Pubbe nivāsānussati māna) knew the causes and effects of his previous lives clearly; in the middle night watch, he who obtained “Clairvoyant supernormal vision” (Cutūpapāta māna) knew karmic retribution of human beings' previous  lives clearly; in the last night watch, when morning star arose, he who obtained “The Comprehension of the Cessation of Corruptions” (Āsavakkhaya māna) attained perfect enlightenment (Anuttara samma sambodhi), saw the four noble Truths clearly: Suffering  (Dukkha), the Origin of Suffering (Dukkha samudaya ariya sacca), the Cessation of Suffering (Dukkha nirodha ariya sacca), and the Path leading to the Cessation of Suffering (Dukkha nirodha gāmini  patipadā ariya sacca). Finally, Bodhisattva became the Buddha called Sakyamuni at the age of 35.

After Bodhisattva became the Buddha, Brahma Sahampati requested him three times to preach the Dharma and instruct human beings. The Former agreed with the latter’s requests, and seeked out two previous ascetics to spread the Dharma, but both of them died. Going to Deer Park (Migadava) in Sarnath, the Buddha preached the First Sermon (Dhamma Cakka Pavattana) to five fellow practitioners. They all understood the wonderful Dharma fully and obtained Arhanta. The Buddha, Dharma and Sangha are formed there.

The Buddha and His Sangha, who live mainly depend on meditaion – concentration and patrons’ alms-giving to nurture their minds and bodies, depend on the natural environment, self-attainment, joy and happiness all by themselves to instruct other people. Living a familyless life, they who have much time to cultivate and serve human beings, depend on sentiments of teacher and students, those of Dharma friends, those of fellow monks, those of protecting the Dharma and propagating it to benefit living things and living beings.

Next, the millionaires Dasa, his family, his friends, and so forth were instructed by the Buddha, and made His disciples. Among them, His most virtuous and renowned disciples are listed below:

The honored Elder Sàriputta – the chief Monk with first-class wisdom,

The honored Elder Moggallana – the chief Monk with first-class piety and psychic power,

The honored Elder Maha Kassapa – the chief Patriarch of first-class ascetic cultivation,

The honored Elder Subhuti – the chief Penetrator of first-class emptiness (Suññatā),

The honored Elder Purana – the chief brilliant Preacher of the first-class Dharma preaching,

The honored Elder Kaccayana – the chief outstanding Commenter of first-class Buddhadharma interpretation

The honored Elder Anurudha – The chief Monk with the non-obstacle look, viz. first-class Clairvoyant supernormal vision,

The honored Elder Upali – the chief exemplary Lawyer of first-class Vinaya or Discipline observance,

The honored Elder Ananda – the chief Monk with the ability to hear a lot, acquire, and remember the Buddhadharma in detail first-class,

The honored Elder Rahula – the chief Monk with the first-class patience, solemn dignity and fine action.

When His disciples were increasingly crowded, the Buddha encouraged and counseled: “O Bhikkhu! Go forth to many different directions to propagate the Dharma and save sentient beings, bring your own cultivation, joy and happiness to instruct other people. Out of peace and happiness for devas and human beings, spread the Dharma to all beings. The tathāgata’s teachings are perfect in the beginning, perfect in the middle, perfect in the end, both in the spirit and in the letter. Proclaim the holy and peaceful life to the many all over the planet.” (See Mahāvagga 19 – 20).

Afterward, the Buddha taught and converted very many different kinds of people such as kings, mandarins, merchants, servants, even excrement-collectors, murderers and courtesans. World-Honored One’s Dharma and His Sangha have the capability to accept people from different castes, religions, skin colours, races, etc. Those who have enough conditions to learn, understand, practice, and apply the Buddhadharma in their daily life mindfully and awakeningly, can bring peaceful joy and authentic happiness to oneself and to the others right here and now in the present life.

The Buddha’s disciples mainly include two Assemblies of Monastics and lay Buddhists. Both of these Assemblies that support one another as image with its shadow make the key factors bring Buddhism into life together, and help life add happiness and lessen suffering.

Propagating the Dharma in 45 years, all what the Buddha taught is like a handful of tree leaves in the palm of his hand is to help people recognize suffering and transform it, and help them live a peaceful and happy life right in the world.

Before entering Nirvana, the Buddha counseled His disciples: “”O disciples! Everything is impermanent and changing. Make efforts to cultivate and practice the Buddhadharma more to bring joy and happiness for yourselves and for others. These are My ultimate teachings for you.” (See Dìgha NikāyaMahāparinibbāna sutta Part II, 16).

Living in the world at the age of 80, about 544 BC, the Buddha who passed away peacefully lay on his right hip, left leg on right leg stretched out, his head turned to the North under two ancient trees in the Sala forest, Kusinagar District, India today.

Thích Trừng Sỹ

Cước chú:

[1] Xem KinhChuyển Pháp Luân (DhammacakkappavattanaSutta) thuộc Tương Ương Bộ (Samyutta Nikaya, 56: 11).

[2] See the Discourse on the Turning of the Dhamma Wheel (DhammacakkappavattanaSutta) of Connected Discourses on the Truths (SamyuttaNikaya,56: 11).

[3] XemS. III. 28. Sāriputtasaṃyutta; CDB. III. Chap. VII. 1018.

[4] See S. III. 28. Sāriputtasaṃyutta; CDB. III. Chap. VII. 1018.


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage