Phật Học Online

Bố Thí Độ
Tỳ khưu Chánh Minh

Bố Thí Độ
Mục lục

Bố Thí Độ
(Dāna Pāramitā)

Tỳ khưu Chánh Minh

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Mục lục

I Lời Nói Đầu

I Bố Thí (dàna)

I Dứt Bỏ (càga)

Gia chủ (Ugga)
Gia chủ (Ugga) người làng Hatthi
Gia chủ (Ugga) người làng Vesàli

I Sự Khác nhau Giữa Bố Thí Và Dứt Bỏ

1- Sự khác nhau về tâm lý (cetanā)
2- Vì sao không mong cầu được gọi là dứt bỏ?
3- Khác nhau về cách thực hành
4- Khác nhau về vật thí
5- Khác nhau về đối tượng

I Sự Giống Nhau Giữa Bố Thí và Dứt Bỏ

1- Tác ý (manasikāra)
2- Vật thí nào được gọi là đại dứt bỏ (mahāpariccāga)?

I Điều Kiện Của Bố Thí Sự (danà kammam)

1- Có ý (hay tác ý) đem cho
2- Vật thí
3- Người nhận

I Phân Định các loại bố thí

Bố thí có 2 chi phần:

A - Về Vật Thí
B- Về Tài thí (vật chất thí)
C- Về người nhận

I Theo Hổn Hợp

- Bố thí có 3 chi
- Bố thí có 4 chi
- Bố thí có 5 chi phần
- Bố thí có 6 chi phần
- Bố thí có 8 chi phần

I Bố Thí Ba La Mật

1- Thế nào là bố thí Balamật
2- Tương quan giữa Giới-Định_Tuệ và Bố thí Balamật
3- Đặc tính của bố thí Balamật
4- Những mẫu chuyện về Bồ tát Hành thí độ

-ooOoo-

Lời Nói Đầu

Bố thí là Ba La Mật đầu tiên trong mười (hay sáu) pháp Ba La Mật.

Một điều không thể bác bỏ là: vào thời Đức Phật, những người nghe pháp từ Đức Phật, một số nhanh chóng chứng đạo - quả, một số tuy chứng đạt nhưng chậm chạp, số khác thì không chứng. Vì sao vậy? Là do trí tuệ nhanh nhẹn hay chậm chạp hoặc không đủ.

Trong số các loại phước báu, loại phước ly tham là căn bản tiên khởi cho hành trình tiến vào con đường giải thoát khỏi cái khổ sinh tử, thể hiện rõ nét nhất cho loại phước này là phước bố thí. Tuy nhiên, tùy theo cách thực hiện mà bố thí chỉ là pháp thiện, không là pháp Ba La Mật, pháp thiện bố thí chỉ đưa đến hạnh phúc cõi người, cõi thiên giới, nhưng chuỗi luân hồi sinh tử vẫn còn dài dằng dặt.

Chỉ có phước bố thí Ba La Mật mới có khả năng thu dần chuổi dài sinh tử.

Một tác ý đúng mang lại lợi ích vô biên, một tác ý sai trở thành chuổi dài tai hại. Tất cả chỉ là một điều "biết hay không biết".

Người phật tử với tín tâm đặt vào Tam Bảo sẽ mở rộng tâm đại bi, mở rộng lòng vị tha, thương tưởng đến với tất cả chúng sanh, mong cho chúng sanh thoát ly mọi khổ não, thành tựu an lạc lợi ích. Và pháp bố thí là phương thuốc thiết thực để xoa dịu những nỗi khổ thiếu thốn đang chồng chất lên tấm thân do nghiệp dĩ tác thành này.

Mang lợi ích đến tha nhân là thế, nhưng người có trí vẫn nghĩ đến nỗi khổ sinh tử khi còn lăn trôi trong biển đời chật hẹp, nương theo pháp bố thí như nương theo chiếc thuyền vượt trùng dương khổ, đó là cách thức tạo thành phước bố thí Ba La Mật. Chiếc thuyền tuy nổi trên nước, nhưng lênh đênh vô định sẽ không thể sang bờ. Cũng vậy phước bố thí giúp người hành thiện tạm thời xa lìa bốn khổ nạn, nhưng nếu không sang được bờ lại hoài công.

Do vậy, cần phải định hướng sang bờ. Đó là pháp bố thí Ba La Mật. Tập sách này giới thiệu đến chư hiền hữu phương án tạo thành pháp bố thí Ba La Mật.

Với số tư liệu khiêm tốn có được, chúng tôi "góp nhặt" lại để soạn thành tập sách nhỏ, tuy cố gắng nhưng sẽ không thoát khỏi những sơ sót như: lỗi kỹ thuật cùng lý - nghĩa pháp chưa (hay không) được rõ ràng.

Mong các bậc cao minh niệm tình dung thứ và chỉ điểm thêm.

Kính tri ân các Ngài.

Lành thay giai điệu hợp hòa
Lành thay tu tập thoát ra luân hồi.

TK. Chánh Minh kính bút,
Bồ Đề tự, Vũng Tàu, ngày 02 tháng 06 năm 2004
Nhằm ngày 15 tháng 04 năm Giáp Thân

-ooOoo-

Nguồn: buddhanet.net


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage