Phật Học Online

Tôn giáo và xã hội hiện đại
BS. Đỗ Hồng Ngọc

Lần nào đọc Cao Huy Thuần tôi cũng có một cảm giác sảng khoái. Có lúc giật mình. Có lúc lại tủm tỉm cười. Anh có kiểu viết vừa bác học lại vừa bình dân, vừa Giáo sư Đại học vừa thầy giáo làng, vừa là nhà luật học, vừa là một người “hành thâm Bát nhã".

image

Cái gì tôi cảm thấy lờ mờ thì hình như được anh "zoom" lại cho, giải thích có ngành có ngọn. Văn anh thâm trầm, kín đáo, mà không thiếu dí dỏm, hài hước. "Nói chung" là nhẹ nhàng, dễ đọc, dù đề cập mật vấn đề không dễ như cuốn Tôn Giáo & Xã hội hiện đại, một cuốn sách mới của anh luận về sự biến chuyến lòng tin ở phương Tây trong bối cảnh "cực hiện đại", "siêu hiện đại", do Nxb Thuận Hóa vừa mới xuất bản.

"Kỹ nghệ hóa, đô thị hóa, lý tính hóa đã phá vỡ hệ thống lòng tin cũ. Con người hiện đại ở Châu Âu trở nên lạnh lùng, khô cứng, đánh mất thế giới thần tiên mà nhân loại đã được nuôi dưỡng qua bao nhiêu thời đại. Thế nhưng không phải vậy, lòng tin có chuyển biến, đổi thay. Tính tôn giáo (religieux) thì vận sống động dù ở trong một xã bội cực hiện đại có khi còn là một sự quá đà như ta thấy trong văn chương, nghệ thuật, trong đời sống hằng ngày hiện nay ở Âu Mỹ với nào phép thuật, phù thủy, bùa chú, hồn ma, chiêm tinh, bói toán, sao quá, bình nhân... dị đoan mê tín đủ thứ! Nhiều khi thấy họ Phong trần hơn cả Phong thần, Tây Du hơn cả Tây Du. Hình như trái đất tròn, cứ lần bên này thì mọc bên kia! "

Đọc Cao Huy Thuần dễ nhận ra đằng sau những câu chữ là tấm lòng hướng về đất nước quê hương, về Đông phương, như một phương trời khác, nơi mà "song song với hiện tượng giã từ thế giới thần tiên ở phương Tây, các nhà xã bội học cũng đang chú mắt vào hiện tượng trở lại thế giới thần tiên ở các phương trời khác, một thế giới thần tiên minh triết hơn. Anh cảm giác: "Trào lưu cá nhân hóa trong thời hiện đại đã tạo ra những con người với hai chiều hướng nội tâm trái ngược: một mặt độc lập tự chủ, một mặt yếu đuối hoang mang như con tàu mất neo, mất định hướng. Mất định hướng cho nên đi tìm, đi tìm mà không biết mình đi tìm cái gì: tình trạng hoang mang giữa cô đơn nội tâm đó là mảnh đất béo bở cho bao nhiêu hành động trục lợi. Hậu qủa là gì? "Là trăm hoa đua nở. Hàng loạt tín ngưỡng mới bung ra như nấm gặp trời mưa" mà mất cảnh giác ta dễ trở thành những "con nai vàng ngơ ngác giương mắt nâu cho những tay thợ săn"! Ta chẳng đã từng kinh ngạc khi thấy rất nhiều trí thức khoa bảng là thành viên của giáo phái Aum ở Nhật nọ đó hay sao?

“Tiến bộ vật chất và khoa học kỹ thuật càng tạo thêm những khoảng trống tâm linh... Con người không lúc nào được yên ổn giữa bao nhiêu xáo động xã hội, văn hóa, chính tri, kỹ thuật hình như ngày càng đẩy con người đến bờ vực thẳm: ta thấy gần đây chuyện tự tử tập thế trong giới trẻ Nhật, chuyện sản xuất những Robot biết nói phục vụ người già cô đơn, sản xuất những chiếc gối có hình bắp đùi, vòng tay cho nam nữ độc thân, rồi chuyện đám cưới tập thể đồng tính luyến ái, chuyện sinh sản vô tính, nhân giống đơn dòng, cái chết tự chọn…

Tìm đâu một cõi tâm thanh tĩnh? Câu hỏi của Tu Bồ Đề đặt ra với Đức Phật, hơn hai ngàn năm trước trong kinh Kim Cang như vẫn còn mới nguyên đó: "Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?". Và câu trả lời đơn giản mà đúng cho mọi thời đại: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!

Một cuốn sách đáng đọc.


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage