Cóc đá (ảnh
trái) và rùa đá (ảnh phải) trấn ải biên cương. (Ảnh:T.C)
Những người dân trong vùng luôn coi hai “cụ” cóc đá và
rùa đá này là những “linh vật” của trời đất giúp nước Nam trấn ải biên
thuỳ nên hết sức thành kính. Anh Nông Văn Nền, người chăn thả gia súc
dưới ở núi Nà Han, cho biết: “Ngày tôi sinh ra hai “cụ” đã nằm đây. Ông
bà, bố mẹ tôi cũng nói không ai biết hai “cụ” ở đó từ bao giờ. Mỗi ngày
lên đây thả gia súc tôi đều leo lên vái lạy hai cụ nên đàn trâu của tôi
chẳng ốm bao giờ cả”.
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu lịch sử xã hội:
Hai “cụ” quay mặt về phía trước chính là ý chí dẫn đầu nước Nam đối mặt
với sóng gió. “Cụ” rùa là một vị thần kim quy bảo trợ cho đất nước
trường tồn. “Cụ” cóc là một vị tướng nhà trời cử xuống giúp nước Nam từ
ngàn xưa.
Người dân bày
tỏ lòng thành kính trước hai "linh vật". (Ảnh: T.C)
Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho
biết: vào ngày 17/5 tới sẽ diễn ra lễ động thổ xây dựng chùa Phật Quang
Sơn - ngôi chùa lớn nhất vùng Đông Bắc - tại Khu kinh tế cửa khẩu Tân
Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Với dự kiến kinh phí trên 600 tỷ đồng, trên diện tích
khoảng 21ha, khi hoàn thành, chùa Phật Quang Sơn sẽ là ngôi chùa lớn thứ
4 trong cả nước. Với vị trí và địa thế nằm ở “mảnh đất thiêng” này,
chùa sẽ là nơi kết nối những giá trị lớn về tâm linh, du lịch, giao lưu
phát triển kinh tế giữa nhân dân hai dân tộc Việt - Trung, nâng cao tình
đoàn kết láng giềng và hữu nghị giữa hai nước.
Trao đổi với PV Dân
trí, ông Hoàng Văn Páo - Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao & Du
lịch tỉnh Lạng Sơn - cho biết: “Hai "linh vật" cóc đá và rùa đá có trên
đỉnh núi Nà Han từ rất lâu, cùng với những huyền thoại truyền miệng đến
ngày nay, hiện chúng tôi đang nghiên cứu tìm hiểu về hai "linh vật" này
một cách sâu sắc để có thể tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân địa phương
hiểu đúng nguồn gốc và ý nghĩa của cóc đá, rùa đá trên núi Nà Han.
Trước mắt, cùng với việc xây dựng chùa Phật Quang Sơn, trong tương lai
chúng tôi dự định sẽ mở đường lên đến đỉnh núi, nơi hai "cụ" nằm ngự,
làm tuyến du lịch đường biên”.
Truyền
thuyết về hai "cụ" cóc đá và rùa đá được người dân trong vùng truyền
tai nhau: Vào khoảng đời vua Hùng thứ 8, giặc ngoại xâm nhiều lần đem
quân đánh chiếm nước ta. Vua Hùng đã phải cử các tướng lĩnh tài giỏi
nhất đi trấn ải khắp mọi nơi. Quân giặc dù bị đẩy lùi nhưng luôn lăm le
ngoài bờ cõi. Duy chỉ có vùng biên ải xứ Lạng do địa hình hiểm trở, quân
giặc liên tục tổ chức các trận đánh úp vào cướp bóc, giết hại người
dân. Nhà vua
lập đàn tế trời tại vùng biên ải xứ Lạng, cầu xin thiên đình giúp đỡ.
Sau một cơn bão táp mù mịt, trời đất tối sầm, từ trên bầu trời đen kịt,
một tiếng sét xé toang bầu trời, một cụ cóc và một cụ rùa từ từ hạ
xuống, hoá đá tại đỉnh cao nhất núi Nà Han. Và từ đó, giặc ngoại xâm
không bao giờ vượt qua được đỉnh núi để kéo vào tàn phá, cướp bóc và
giết hại dân lành. |
Thế Cường(Theo Dân trí)