Kính thưa quý thầy và quý thiện hữu tri thức
Thưa quý ban biên tập Hoa Sen
Con tên là Nguyễn Văn Hòa, là một Phật tử by birth, có nghĩa là cha mẹ
con và ông bà nội ngoại của con theo đạo Phật. Tuy nhiên con không hiểu nhiều
về đạo Phật. Cha mẹ con cũng như ông bà nội ngoại con thường nói đạo Phật cũng
giống như các đạo khác, cũng dạy con người ở hiền, làm lành, tránh ác. Con trộm
nghĩ, nếu đạo Phật cũng giống các đạo khác như vậy, thì đâu cần đạo Phật nữa và
ông Phật ra đời là dư thừa. Con nghe nói có tới tam tạng kinh sách mà một
người từ lúc biết đọc đến lúc chết đọc cũng không hết, vậy để làm gì?
Chắc hẳn là có những điểm khác nhau rất đặc biệt. Vậy con xin hỏi quý ngài một
câu là đạo Phật khác với các đạo khác như thế nào? Con xin cảm tạ quý ngài
trước.
nguyenvanhoa@asia.com
Kính thưa ông Nguyễn Văn Hòa và
Quí Vị,
Xin được lạm bàn cùng ông Hoà
về điểm khác biệt giữa đạo Phật và các đạo khác:
** Điểm cốt lõi của Phật
giáo là tự mình giải thoát chính mình ra khỏi khổ đau, sự giúp đở của tha
nhân hay thần thánh - kể cả sự giúp đở của chư Phật, Bồ tát và thiện tri thức -
là phụ. Trong khi đó các tôn giáo khác thì tín đồ phải nhờ vào đấng Tối Cao
(Thượng Đế) giải thoát khổ đau giùm cho. Đặc tính nầy rất thực tế và dễ chứng
minh như sau: khi đạo hữu Hòa khát nước thì khó chịu và đau khổ, đạo hữu phải
tự mình uống nước mới thấy mình dễ chịu và bớt khổ, không ai có thể uống nước
dùm cho đạo hữu để đạo hữu bớt cơn khát được cả, kể cả đức Phật cũng không giúp
được việc uống nước nầy. Nếu giúp được thì người ngoài và cả chư Phật, Bồ tát
hay thiện tri thức chỉ giúp được đạo hữu có ly nước. Còn uống nước để bớt khổ
thì chính đạo hữu phải làm lấy: Đó là đạo Phật. Đức Thế Tôn chỉ cho chúng ta
nước, uống vào thì phải tự chúng ta làm lấy. Thiên kinh vạn quyển của đạo Phật
là nước, nghiên cứu nước cả đời mà không uống vào thì vẫn khát (đau khổ), nếu
uống vào (thực hành) thì hết khát (gỉai thoát) thế thôi.
** Khác biệt về mặt hình
thức là đạo Phật chỉ ra cho nhân loại thấy rằng không hề có một đấng Tối
Cao làm chủ tể của vũ trụ vạn vật để ban phước hay giáng họa cho chúng sanh. Mà
ngược lại họa phước của chúng sanh là do chính chúng sanh tạo ra trong không
gian và thời gian tương đối của chúng sanh. Do đó về hình thức đạo Phật không
hề có một đấng Tối Cao làm giáo chủ vĩnh viễn như các tôn giáo khác. Điểm
này quan trọng ở chổ là người tín đồ các tôn giáo khác cho dù hết sức tín tâm
thành ý cũng vĩnh viễn không đạt được cái ngôi vị của đấng Tối Cao đứng trên
chóp bu của các tôn giáo đó. Chỉ duy nhất đạo Phật cho biết là con người khi
thành Phật thì cũng ngang bằng với đức Phật không hơn không kém: đây là tính Bình
Đẳng Tuyệ Đối chỉ có đạo Phật mới có mà thôi.
** Khác biệt về mặt nội dung
thì so với các tôn giáo khác đạo Phật có một nội dung triết học phong phú, bao
la, thực tế thực dụng và biến hóa không thể nghĩ bàn. Luận lý trong Phật học
cao thâm viển lự đến độ cả đời của một nhà thông thái cũng học và hiểu không
hết. Nhưng chỉ cần một tích tắt đạt ngộ là hiểu trọn toàn bô. Phật học. Dù vậy
Phật học lại giản dị vô cùng, trình độ nào cũng có lý thuyết phù hợp cho trình
độ đó. Bản tính của sự đạt ngộ thì không phân biệt là thông minh hay dốt nát,
nghĩa là người ngu hay kẻ trí đều có thể đạt ngộ như nhau và tới mục đích như
nhau, không ai hơn ai.
Xin thưa rằng tất cả những gì
trên đây là tôi nói ra không phải đạo hữu Hoà nói ra. Đạo Phật chủ trương là
đạo hữu Hòa phải thực hành học hỏi lấy rồi tự mình nói ra thì nó mới đích thực
là Đạo Phật của đạo hữu vậy.
** Muốn tự thực hành thì phải
học hỏi nơi Thầy và Bạn - (ai cũng có thể là Thầy ta và ai cũng có thể là Bạn
ta) - rồi tự mình thực hành để đạt được cái thấy biết của mình. Khi cái thấy
biết của mình khế hợp với cái thấy biết chư Tôn Đức và thiện tri thức thì lúc
ấy tâm ta đã hiểu được cái không hai, không khác với cái thấy biết của người
khác, đó là lúc ta đi vào Đạo.
Kính cẩn, Trương Xuân Minh
Xem Thêm Bài Góp Ý Của Cư Sĩ Nguyên Đạo Lại Như
Bằng
Tôi xin phép góp một số ý về
câu hỏi được đặt: "Sự khác biệt giữa Đạo Phật và các Đạo khác"
1 - Ở mức độ Đạo đức thông
thường hàng ngày, "ăn hiền ở lành", "thế nào là phải, thế nào là
trái", dựa trên một số quy luật sống mỗi đạo giáo đặt ra cho người tại
gia, cho từng xã hội, thì có lẽ các Đạo đều có rất nhiều điểm giống nhau. Vì
mục đích chung của các Đạo là làm sao cho mọi người trong xã hội được sống
chung trong hòa hợp, an lành, làm sao giải quyết các mâu thuẫn giữa người và
người. Sự khác biệt thường thường chỉ có
thể tìm thấy khi tìm hiểu về những ý nghĩa sâu xa của mỗi điều luật sống, tinh
thần áp dụng những giới luật đó.
2 - Ta nên rất thận trọng khi
so sánh Đạo này hay Đạo kia, vì nhiều lý do:
a)- đã theo một Đạo, không ít
thì nhiều ta cũng không tránh khỏi chủ quan thiên vị Đạo của mình
b)- ta dễ nhầm lẫn mức độ so
sánh, phải phân biệt mức độ "sống Đạo " với mức độ " Giáo lý
". Phải so sánh "cách sống Đạo"này với "cách sống Đạo"
kia, Giáo lý này với Giáo lý kia. Cùng một Giáo lý, không hẳn cách sống Đạo
phải giống nhau. Hẳn ai cũng thấy sự khác biệt giữa "cách sống Đạo"
của người Ca-tô giáo Việt Nam và "cách sống Đạo" của người Ca-tô giáo
Tây phương. Vì chủ quan, ta d kết luận "tốt, xấu" về một Đạo mà trong
điều kiện lịch sử nào đó, tín đồ của Đạo đó có một lối "sống Đạo"
không tốt đẹp.
c)- muốn so sánh 2 Đạo, ta phải
nắm vững Giáo lý của từng Đạo. Đây là điều khó khăn, vì thường thường ta chỉ
giỏi về Giáo lý Đạo mình theo.
3 - Nếu muốn so sánh, tôi xin
gửi đến các Đạo hữu, bài "Giê Su qua cái nhìn của Người Phật Tử" của
Giáo Sư André Bareau. Dĩ nhiên đây cũng chỉ là một lối so sánh. (xin xem dưới
đây).
4 - Riêng về phía Phật tử, tôi
nghĩ điều quan trọng là biết rõ Đạo nào mang lại cho mình an lành, "hợp
với mình ", và tôi xin gửi đến các Đạo hữu Đoạn kinh Kalama sau đây:
Bạch Thế Tôn, có một số Sa môn,
Bà la môn đến Kesaputta. Họ thuyết minh và phát huy giáo lý của mình mà bài
xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo ly người khác. Và bạch Thế Tôn, có
một số Sa môn, Bà la môn cũng đến Kesaputta, họ thuyết minh, phát huy giáo lý
của mình mà bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý người khác. Đối
với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có điều nghi ngờ, phân vân: "Trong những
Sa môn này, ai nói thật, ai nói dối?"
Này các người Kâlâma, đương
nhiên phải nghi ngờ, đương nhiên phải phân vân. Đối với điều đáng nghi ngờ thì
phân vân khởi lên.Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì
theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng,
đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về
những d" kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì
thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình.Nhưng này các người Kâlâma, khi
nào các người tự biết rõ: Các pháp này là bất thiện, các pháp này là đáng chê,
các pháp này bị người trí chỉ trích, các pháp này nếu được thực hiện, chấp nhận
thì dẫn đến bất hạnh khổ đau; thì này các người Kâlâma, các người hãy từ bỏ
chúng đi.Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này
là thiện, các pháp này không đáng chê, các pháp này được người trí ca ngợi, các
pháp này nếu được thực hiện, chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thì các
người Kâlâma, các người hãy đạt đến và an trú. "Trong Kinh Tư Sát Phật
cũng dạy các đệ tử xem xét lại ngay cả Phật để thấy rõ chân giá trị của Ngài.
Kính, Nguyên Đạo
Giê-su
qua cái nhìn của người Phật Tử
G.S. André Bareau
Bài thuyết trình của G.S. André
Bareau (Giáo sư Collège de France) tại Trung Tâm Văn Hóa Tin Lành dòng Luther,
Paris, ngày 11 Tháng 12 năm 1984.
-oOo-
"Giê-su qua cái nhìn của
người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước
hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo
Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn
gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác.
Thứ đến, vì hình thức hành đạo
rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo
Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể
có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử.
Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật
tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của
họ về cá nhân Giê-su.
Trước khi tìm hiểu người Phật
tử thực sự nghĩ sao, tôi thiết nghĩ cần phải xét xem, căn cứ theo giáo lý cơ
bản của kinh điển nguyên thủy, đã được ghi chép lại từ hơn 20 thế kỷ nay, người
Phật tử sẽ phải nghĩ thế nào về người sáng lập đạo Ki-tô. Như quý vị đã rõ, đạo
Phật là một đạo có đặc điểm, rất khó hiểu cho người phương tây chúng ta, là
không những từ chối không chấp nhận một Thượng Đế độc nhất, thường hằng, quyền
phép vô biên, tạo hóa mọi sự vật, chủ tể mọi loài
trong vũ trụ, mà còn không chấp
nhận một cá thể thường hằng tương đương với cái mà chúng ta gọi là linh hồn.
Chính vì phủ nhận nguyên tắc một cá thể thường hằng mà người Phật tử không thể
chấp nhận một Đấng Tạo Hóa như người phương tây chúng ta vẫn quan niệm.
Cần nói cho rõ: Đạo Phật chưa
bao giờ phủ nhận sự hiện hữu của các thần linh, trái lại nữa là khác, theo đạo
Phật có hằng hà sa số các vị trời, hàng triệu thần tiên đủ loại, lớn nhỏ, thiên
thần cũng như địa thần; có những vị thù thắng vi diệu, thân toàn ánh sáng sống
bằng lạc thọ, có những vị thân thể thô thiển hơn nhưng người trần không thấy
nổi, tất cả đều quyền phép oai vũ hơn người trần rất nhiều.
Các vị trời và thần này, dù oai
linh quyền phép đến đâu đi nữa cũng vẫn bị hạn chế trong thời gian sống và
trong quyền phép của mình. Mỗi vị sinh ra bằng hóa hiện ra giữa các vị trời,
sống rất lâu, hàng tỷ năm (người Ấn Độ thường vẫn hay phóng đại khi phải vận
dụng trí tưởng tượng vốn rất phong phú), sống sung sướng an lành, không đau
đớn, không phiền não lo âu, không bịnh tật, không chết chóc như các loài hữu
tình khác, là loài người hay không phải là loài người. Nhưng đời sống này dĩ
nhiên sẽ phải có kết thúc, cũng như mọi sự mọi vật đã có bắt đầu, đã được sanh
ra. Một ngày kia, vị trời này sẽ mất đi, bỗng nhiên biến đi, không đau đớn lo
âu, và sẽ tái sinh như bất cứ một hữu tình nào khác, vào cõi trời, hoặc cõi
người, hoặc cõi súc sinh, hoặc cõi ngạ quỷ, tùy theo nghiệp quá khứ của vị đó.
Vốn không thường hằng, vốn được sinh ra và mất đi như các hữu tình khác, dĩ
nhiên vị trời này không thể là đấng tạo ra vũ trụ và những loài sinh sống trong
đó. Quyền phép dù rộng lớn đến đâu đi nữa nhưng vẫn có giới hạn, vị trời này
không thể là chủ tể mọi loài, mọi sự, mọi vật.
Không chấp nhận một Đấng Tạo
Hóa, theo quan niệm chúng ta thường có bên phương tây Ki-tô giáo, người Phật tử
dĩ nhiên không thể chấp nhận tính thiên khải của Giê-su. Đối với họ, dựa theo
lịch sử, Giê-su chỉ là một con người. Tuy nhiên, với tất cả những đức tính hiển
nhiên của ngài, chắc chắn sau đó ngài đã sinh vào cõi trời dựa theo luật nhân
quả, do sự "chín mùi" của các thiện nghiệp của ngài.
Tóm lại, dưới con mắt của đạo
Phật, con người Giê-su, sau khi chết, chắc đã trở thành một vị trời, nghĩa là
một loại siêu nhân của một đẳng cấp nào đó, biểu hiện bởi những tính chất,
những quyền phép, với đời sống lâu dài, với sinh hoạt đặc biệt; sinh hoạt này
có thể là sự quán chiếu chân lý (contemplation de la vérité) hay chỉ là quán
trí tiếp cận chân lý (méditation doapproche), hay chỉ là hưởng thụ lạc thú của
thiên giới dưới mọi hình thức khác nhau, có dục tính hay không dục tính, hoặc
kiểm xét sinh hoạt của loài người. Khi vị Giê-su trở thành trời chết đi thì,
trong một tương lai xa hay gần, tùy theo địa vị hiện tại của ngài trên cõi
trời, ngài sẽ tái sinh lại, cũng như vô số lần khác trong quá khứ. Chắc ngài sẽ
sanh lại cõi trời hay cõi người tùy theo các đức tính và các thiện nghiệp của
ngài, ngài sẽ không bị thu hút vào những cõi xấu xa như những kẻ tham ác, những
loài súc sinh, ngạ quỷ. Nói cách khác, trong đời sống tương lai, Giê-su có thể
còn giữ được tính trời của mình, theo ý nghĩa của đạo Phật, hay sinh vào cõi người,
và trong trường hợp này sẽ hành động như một vị Cứu tinh (Messie), trong giới
hạn mà đạo Phật đã định cho vai trò này. Như vậy, đạo Phật không phủ nhận tính
trời của Giê-su, tính trời được hiểu theo một ý nghĩa nào đó, cũng như không
phủ nhận tính người của ngài; tuy nhiên hai tính này không thể tồn tại cùng một
lúc mà phải kế tiếp nhau.
Nếu con người Giê-su sanh ra
cách đây ngót hai mươi thế kỷ đã trở thành một vị trời, người Phật tử có thể dễ
dàng chấp nhận chuyện này, thì, cũng như mọi vị trời khác, ngài rất đáng được
kính trọng, đáng được tôn sùng, vì vô số thiện nghiệp của ngài trong các đời
sống trước; tính trời của các vị chứng minh cho những thiện nghiệp của các vị
trong các kiếp trước. Hơn nữa, nghi lễễ của đạo Ki-tô không đòi hỏi sát sanh,
cũng giống như nghi lễễ đạo Phật, vì sát sanh để cúng tế là phạm
vào một trong những giới cấm cơ
bản chung cho cả hai đạo, người Phật tử không thể chê trách gì tín đồ Ki-tô khi
những người này tôn thờ Thầy của họ, Chúa của họ. Còn hơn thế nữa, không gì
ngăn cản người Phật tử tôn sùng
Giê-su cũng như tôn sùng các vị
thần linh khác xuất xứ từ Ấn Độ Giáo; trong nhiều chùa ta thường gặp đền thờ
các vị thần này.
Thật vậy, ngược với đạo Ki-tô,
sinh ra trong những điều kiện hoàn toàn khác, đạo Phật không những chưa bao giờ
phủ nhận sự hiện hữu hoặc phủ nhận tính trời của vô số vị trời của Ấn Độ cổ
xưa, hay của các xứ mà đạo Phật truyền tới, mà đạo Phật cũng không hạ thấp các
vị trời đó xuống hàng những loài quỷ, xấu xa và tàn bạo, hiện thân của mọi điều
xấu. Ngược lại, đạo Phật đã thu nhập tất cả những vị này, kể cả những vị vốn
rất hung dữ cũng được mau chóng chuyển hóa. Còn hơn thế nữa, đạo Phật đã nâng
các vị thần này lên hàng mẫu mực cho Phật tử cư sĩ, nhưng không thể là mẫu cho
hàng tăng sĩ vì đời sống quá sung sướng của cõi trời khiến các vị trời không
thể thành tu sĩ khổ hạnh, không thể trì hành các giới luật nghiêm túc và khắc
khổ, con đường duy nhất đưa đến giải thoát, Niết-bàn.
Trong thiên giới phong phú và
phức tạp được đạo Phật công nhận, rất hiếm có những vị trời còn giữ tính dữ dằn
hoặc là căm thù đối với loài người. Nếu có, thường chỉ là những vị địa tiên
thuộc những tầng thấp nhất, những vị tiểu thần của một thôn xóm nào đó, hay là
Mâra, thần chết, đối thủ chính và dai dẳng của đức Phật, vì ngài dạy cho muôn
loài phương pháp để thoát khỏi sự chết, hay đúng hơn những sự chết kế tiếp
nhau, hệ quả của những sự tái sinh. Thật ra, Mâra là một hình ảnh có tính biểu
tượng, chỉ được dùng trong đạo Phật, và theo truyền thuyết thì thường thường lố
bịch hơn là ghê gớm, ngay cả lúc vị thần này xua đoàn quân quỷ do nó sanh ra để
tấn công đức Phật và đức Phật đã xua tan chúng chỉ bằng một ý niệm của ngài.
Những vị trời, ngoại trừ một
vài vị rất hiếm, đều là những hữu thể hiền hoà xứng đáng được tôn kính; theo
giáo lý nhà Phật thì đây là một chuyện rất d hiểu, vì nếu các ngài hưởng được
hạnh phúc của cõi trời là vì các ngài thừa hưởng quả báo của vô số thiện nghiệp
trong những đời trước. Trở lại đề tài của chúng ta, nếu con người Giê-su đã trở
thành một vị trời, và đứng trên quan niệm Phật giáo thì chuyện này rất đáng
tin, ngài xứng đáng được mọi người tôn kính, không những chỉ tín đồ đạo Ki-tô,
mà cả những người Phật tử và những người theo đạo khác cũng vậy. Con người
Giê-su trở thành một vị trời do đó được kính trọng, phải chăng điều
này có nghĩa là giáo lý của
ngài dạy cách đây hai ngàn năm cũng phải được trọng vọng như vậy?
Nói cách khác, với người Phật
tử, giáo lý của Giê-su, đạo Ki-tô, có đáng được trọng vọng bằng những thiện
nghiệp của ngài không? Chắc chắn là đáng trong chừng mực mà giáo lý của ngài
phù hợp với lời dạy của Đấng Thế Tôn, nghĩa là có ích lợi cho con người, giúp
con người tiến bộ trên con đường giải thoát hay ít ra giúp tái sinh trong cõi
trời hay cõi người chứ không bị rơi vào những cõi xấu xa khác. Trái lại, cũng
không đáng, vì giáo lý của Giê-su không dẫn con người tới
Niết-bàn, hay đúng hơn khiến
con người ngừng lại dọc đường, chỉ dẫn đến tái sinh nơi thiên đàng của một vị
trời trong một thời gian có giới hạn, dù giới hạn này có dài lâu đến đâu đi
nữa, và làm cho con người lầm tưởng rằng sẽ được ở đó vĩnh vin. Tóm lại, giáo
lý của Giê-su chỉ dành cho cư sĩ, những người muốn có một đời sống tương lai
càng sung sướng, càng lâu dài càng tốt, trong khi giáo lý của đức Phật nhắm
những tu sĩ, những người, sau khi thấu rõ tính chất vô thường, sự giới hạn
trong không gian và thời gian, của vạn vật, kể cả hạnh phúc trong cõi trời,
không vừa lòng với hạnh phúc đó, quyết định đạt đến Niết-bàn, chấm dứt mọi tái
sinh, dù trong cõi nào đi nữa.
Hệ luân lý Giê-su truyền dạy
cho tín đồ ngài hầu như in hệt hệ luân lý đức Phật dạy cho Phật tử. Không những
cả đôi bên đều ngăn cấm làm điều ác, lớn hay nhỏ, như giết người, trộm cắp, tà
hạnh, hưởng thụ, dối trá, phóng dật, v.v..., mà cả đôi bên cũng đều luôn luôn
khuyên bảo tín đồ mình nuôi dưỡng và thể hiện những đức tính như lòng nhân ái,
lòng từ bi, tính kiên trì, lòng từ thiện, lòng khoan dung mỗi khi bị xúc
phạm,... Cả hai đều thấy rõ là sự thể hiện hệ luân lý chung này chỉ là bước
đầu, rất cần thiết nhưng không đầy đủ, trên con đường dài đưa đến mục tiêu tối
hậu docác vị sáng lập đạo giáo vạch ra cho tín đồ của mình, thiên đàng cho
người theo đạo Ki-tô, Niết-bàn cho Phật tử. Tóm lại, cùng truyền dạy một hệ
luân lý chung như là bước đầu cơ bản, Giê-su và đức Phật lúc đầu dẫn đắt tín đồ
của mình trên cùng một con đường, một con đường dài và khó khăn cho nhiều người
nhưng không thể tránh khỏi để chuẩn bị cho chặng đường sau, cho một đời sống
đạo hạnh, tu luyện tâm linh để đạt đến một quả vị nào đó.
Ngoài những điểm tương đồng kể
trên, giáo lý của Giê-su và giáo lý của đức Phật khác biệt nhau rất xa. Với đức
Phật, giáo lý của Giê-su sai lạc, không đúng với sự thật, không đúng với những
Thánh đế mà tu sĩ Gotama đã "giác ngộ". Như vậy, giáo lý đạo Ki-tô,
dù với hệ luân lý cao đẹp, là dẫn dắt tín đồ mình sanh vào một cõi trời, nhưng
lại ngăn chận không cho tiến xa hơn, tới sự giải thoát khỏi vòng luân hồi, đạt
đến Niết-bàn, vì làm cho tín đồ mình hiểu sai lầm rằng hạnh phúc trên cõi trời
là mục đích cao cả nhất. Đối với người Phật tử, Giê-su đáng tôn kính vì đã dẫn
dắt, bằng hệ luân lý của ngài, con người đến cõi sung sướng, nhưng ngài cũng
không hoàn hảo vì đã truyền cho tín đồ một đạo lý sai lạc.
Giáo lý này sai lạc vì nó dựa
lên lòng tin nơi một vị trời độc nhất, thường hằng và tạo hóa mọi vật, tin vào
một linh hồn vĩnh cửu, ẩn trong mỗi con người. Nó sai lạc vì nó không chấp nhận
lẽ vô thường, lẽ vô ngã, do đó đưa đến phiền não khổ đau, của mỗi hữu tình. Nó
còn sai lạc vì nó khuyên dạy tín đồ phát triển lòng sùng bái vị trời của họ và
lòng thương yêu những con người khác, cả hai tính này đều có cơ sở là tham ái,
trong khi đức Phật khuyên dạy phải xa lìa tham ái dưới mọi hình thức vì nó là
một chướng ngại quan trọng trên con đường giải thoát, ngài khuyên dạy phải phá
chấp một cách triệt để, và trong tuyệt đối, không chấp chước cả đến những đức
tính cao cả nhất, như lòng nhân ái, lòng từ bi, lòng từ thiện, lòng khoan dung.
Như vậy, đối với Phật tử, Giê-su là một con người đáng kính trọng, tôn sùng, là
một vị thánh nhân và chắc đã trở thành trời sau khi là một con người, cách đây
ngót hai mươi thế kỷ. Tuy vậy ngài vẫn thua kém đức Phật, dù đức Phật vẫn còn
là người trong kiếp sống cuối cùng, trong khi Giê-su có lẽ đã thành trời trong
đời sống đó. Thật ra, dưới con mắt những người Phật tử, tôn sư của họ, dù
vẫn còn sống trong cõi người,
đã tự nâng mình lên cao hơn mọi vị trời, đã "giác ngộ" Chân như, tìm
ra con đường đưa đến Niết-bàn, điều mà không một vị trời nào có thể làm nổi
chính vì tính trời của họ. Thật vậy, hạnh phúc vô hạn của các vị trời khiến các
ngài không thấu rõ được phiền não khổ đau tiềm ẩn trong mỗi hữu tình, dù có
mang hình thái nào đi nữa. Chính sự chứng ngộ khổ đau này, đối với người Phật
tử, là bước đầu trên con đường rất dài và rất khó khăn đưa đến sự giải thoái
khỏi vòng luân hồi.
Sau khi đã tìm hiểu cái nhìn mà
người Phật tử lẽ ra phải có về Giê-su, dựa trên giáo lý cơ bản mà người Phật tử
đã học hỏi và tin theo, chúng ta xét trong tựhc tế họ nghĩ sao về Giê-su, lần
này ta dò la trên những lời nói của chính họ.
Muốn như vậy, tôi dã dựa vào
bốn trong những người cộng tác xuất sắc nhất của tôi, mỗi vị có một sự hiểu
biết thấu đáo về quan niệm của những người Phật tử, trên mỗi khía cạnh khác nhau.
Thượng tọa Thích Thiện Châu, Tiến sĩ Văn chương, vốn là một vị tôn đức của Phật
giáo Việt nam. Ông Mohan Wijayaratna, sinh ra trong một gia đình song giáo,
Ki-tô và Phật, sắp trình luận án Tiến sĩ về một số khía cạnh của Phật giáo Tích
lan và cũng đã từng viết nhiều bài báo rất đáng chú ý, một trong những bài này
nói về đề tài chúng ta bàn đến hôm nay, dưới con mắt người Tích lan. Đức Cha
Eugène Denis, Tiến sĩ Văn chương và nghiên cứu viên tại Viện Nghiên Cứu Khoa
Học Quốc Gia (CNRS), sống tại Thái Lan từ hơn ba mươi năm nay và đang nghiên
cứu đạo Phật xứ này. Ông Paul Magnin, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên Cứu Khoa
Học Quốc Gia (CNRS), đã từng sống lâu năm tại các xứ Vin đông, nhất là tại Đài
Loan, chuyên nghiên cứu về đạo Phật Trung quốc. Tôi cũng phải nói đến quyển
sách quý báu do đồng nghiệp và cũng là bạn thân của tôi, Giáo sư Jacques
Gernet, xuất bản cách đây hai năm tại nhà xuất bản
Gallimard dưới tựa đề
"Trung quốc và đạo Ki-tô, tác động và phản ứng" (Chine et
christianisme, ation et réaction); tác phẩm này cho ta biết và hiểu quan niệm
của người Trung quốc, người Phật tử hay người theo đạo khác, về đạo Ki-tô và về
Giê-su trong những thế kỷ XVII và XVIII.
Lẽ ra, trong chừng mực nào đó,
ta phải gắn bó sự tìm hiểu cái nhìn của người Phật tử về Giê-su với cái nhìn
của họ về đạo Ki-tô. Nhưng vấn đề này tự nó cũng rất phức tạp khiến ta không có
thì giờ bàn tới bữa nay.
Cái nhìn của Phật tử về Giê-su
thay đổi tùy thời điểm lịch sử, tùy xứ, tùy tông phái. Nhưng ngày nay nó có xu
hướng trở nên đồng nhất. Người Trung quốc vào thế kỷ XVII và XVIII có một cái
nhìn nghiêm khắc nhất, tuy nhiên rất khó mà phân định đâu là phần của đạo Phật,
đâu là phần của đạo Khổng hay đạo Lão. Với người trung Quốc, Giê-su chỉ là một
người, bị kết án tử hình vì làm loạn, làm xáo trộn trật tự xã hội, điều tối kĩ
đối với truyền thống Á đông. Cái chết khổ nhục của Giê-su, bị hành hình trên
cây Thập ác như một tên tội phạm, sự đau đớn phải trải qua, theo người Phật tử,
chỉ là kết quả của ác nghiệp trong quá khứ, nghiệp càng ác, quả báo càng nặng.
Thuyết nghiệp báo khiến một số Phật tử nghĩ rằng đời trước Giê-su đã giết
người. Hơn nữa, không dủ sức thoát khỏi cực hình, tự cứu thoát bằng phép tắc
nhiệm mầu thì làm sao Giê-su có thể cứu người khác? Nếu Giê-su là Thượng đế tối
cao, khi ngài đầu thai làm người, đất trời không ai cai quản, kết quả sẽ khủng
khiếp vô cùng. Còn nếu ngài giáng sinh từ Thượng đế thì ngài thua đức Phật xa,
vì chẳng cần ai giúp sức, dù là thần thánh hay gì gì đi nữa, đức Phật tự mình
đã tìm ra giáo lý giải thoát và tự lấy quyết định truyền bá giáo lý này. Dù sao
đi nữa, nếu Giê-su là một vị trời, ngài chỉ có thể là một vị trời như muôn ngàn
vị khác, chịu theo quy luật nghiêm khắc của quả báo tái sinh, và do đó thấp hơn
đức Phật, người đã ra ngoài vòng sanh tử luân hồi. Sự kiện Giê-su giáng sinh
chẳng có gì đáng chú tâm, vì thực ra, nó chỉ là một hiện tượng mà người Phật tử
coi là tương đối và tùy theo điều kiện mà sanh ra, trong dòng sanh tử luân hồi
vô thường của thế giới.
Hơn nữa, sự giáng sinh này mâu
thuẫn với tính chúa-ba-ngôi mà giáo lý Ki-tô gán cho ngài. Còn các phép lạ của
Giê-su chẳng thấm vào đâu so với các oai phép Phật đã tung ra, bao trùm cả vũ
trụ vô thủy vô chung, bao gồm hằng hà sa số thế giới.
Thời nay, những mâu thuẫn cũ
giữa hai đạo đã giảm bớt, cái nhìn của Phật tử về Giê-su cũng nhẹ nhàng hơn. Dĩ
nhiên, người Phật tử không nhìn nhận, không thể nhìn nhận Giê-su là vị Cứu thế,
hay là Đấng Tạo Hóa, thường hằng và tối thắng, vì những danh hiệu này đối với
Phật tử hoàn toàn vô nghĩa, hay chỉ định những ảo vọng do vô minh tạo ra. Dĩ
nhiên, người Phật tử cũng không thể đặt Giê-su cao hơn đức Phật, như một nhà
truyền giáo nọ đã vụng về cố gắng chứng minh rằng đức Phật là kẻ đi trước chuẩn
bị cho Giê-su xuất hiện. Và dĩ nhiên, người Phật tử không chấp nhận có sự phục
sinh của Giê-su, vì khái niệm phục sinh không có trong giáo lý đạo Phật, cũng
như không có trong giáo lý Ấn độ hay đạo Jaĩna. Sự tái sinh sau khi chết hoàn
toàn khác với sự phục sinh của đạo Ki-tô.
Ngoài những giới hạn kể trên,
giới hạn suy ra dựa vào lời dạy của đức Phật, hầu như mọi người Phật tử thời
nay đều có thiện cảm với Giê-su. Họ cảm mến ngài, kính phục nữa, nhưng không
phải vì vậy mà họ mảy may có ý cải đạo theo đạo Ki-tô. Họ saün sàng nêu lên
những điểm tương đồng giữa Giê-su và đức Phật: Một đời sống trong sạch, được
hướng dẫn bởi một hệ luân lý cao cả, vô vị lợi, thấm nhuần bởi lòng nhân ái,
lòng từ bi, lòng từ thiện, lòng khoan dung, cho đến hy sinh cả tính mạng của
chính mình. Theo họ, cả Giê-su lẫn đức Phật đều đáng kính, cả hai đều là những
vị thánh nhân hiền đức như nhau.
Thượng tọa Thích Thiện Châu có
đưa thêm vài ý khá lý thú, dựa trên giáo lý Đạo Phật Phát Triển (Mahayana), một
phong trào canh tân trong đạo Phật cách đây hai mươi thế kỷ; đạo Phật Việt Nam bắt nguồn
từ đó, cũng như rất nhiều hình thái khác của đạo Phật tại Vin đông và Trung
đông. Giáo lý Ba Thân Phật cho phép ta hiểu tính chất của Giê-su rõ hơn là giáo
lý nguyên thủy, hiện còn thịnh hành tại Tích Lan và Đông Nam Á. Giáo lý Phát
Triển quan niệm là đức Thế tôn có ba thân: Hóa thân hay ứng thân, người thường
thấy được, với thân này Phật đã sanh ra, sống một đời sống bình thường của mọi
người rồi chết đi; Báo thân, ngài dùng thân này để hiện ra giữa các vị Bồ-tát,
tức là những vị xả thân cứu đời để thành Phật trong một thời gian rất xa nữa;
và Pháp thân, là thật thể của các pháp trong vũ trụ, thân như thật và vĩnh cửu,
các hữu tình đều có thân này, nhờ thế mà trong tương lai, có thể rất xa, tất cả
đều có thể thành Phật. Ta có thể áp dụng Lý Ba Thân này vào trường hợp Giê-su
để giải thích tính chất vừa trời vừa người của ngài, giải thích cách nào ngài
vừa ở đời cứu nhân độ thế, vừa ngự trị trên ngôi tối thượng tuyệt đối. Thân thứ
nhất có thể coi là thân mà mọi người bình thường trông thấy, là thân của Giê-su
lịch sử, đã sanh ra, truyền đạo, đau khổ và chết đi trên cây Thập ác.
Thân thứ hai là báo thân huyền
diệu mà ba đệ tử Pierre,
Jean và Jacques đã chiêm ngưỡng trên núi.
Thân thứ ba là thân trời, người
thường không thể nghĩ bàn, thân Cha trong quan niệm Ba Ngôi của đạo Ki-tô. Cách
so sánh này, giữa hai giáo chủ, giúp cho người Phật tử hiểu biết dễ dàng hơn về
Chúa cứu thế và Kinh thánh, và kính trọng ngài hơn. Thượng tọa Thích Thiện Châu
đưa ra một hình ảnh tuyệt đẹp: "Ta có thể yêu mến sự tinh khiết của hoa sen,
và cùng lúc thưởng thức cái đẹp của hoa huệ và hoa hồng".
Vị tăng sĩ Việt Nam nêu ra một
điểm gần gũi nữa, giữa đạo Ki-tô và tông Tịnh độ, một tông phái ở Vin đông khá
quan trọng chỉ tôn thờ Phật A Di Đà, hay "Vô lượng quang Phật", một
vị Phật trước đây đã nguyện đón về đất "Tịnh Độ" tất cả hữu tình niệm
danh hiệu ngài. Phật A Di Đà có một vị cộng tác nổi tiếng nhất trong các hàng
Bồ tát, đó là Bồ tát Quan Thế Âm, đại từ đại bi, luôn luôn saün sàng hiện ra
cứu giúp những kẻ hoạn nạn và đã từ chối không thành Phật chừng nào tất cả hữu
tình chưa đạt Niết bàn. Hình ảnh Quan Thế Âm rất gần với hình ảnh Giê-su, do đó
những người tu theo Đạo Phật Phát Triển, nhất là tông Tịnh độ, có thể tôn kính
Giê-su như một vị Bồ tát. Đạo Phật Phát Triển cho rằng các vị Phật tương lai
này, ngoài những đức tính như lòng từ bi, trí tuệ, lòng nhân ái, lòng nhẫn nại,
v.v... còn "giỏi về phương tiện" để cứu vớt hữu tình, làm những phép
lạ, do đó Phật tử các tông phái Phát Triển chấp nhận dễ dàng là Giê-su thực sự
có phép lạ.
Tuy nhiên, Thượng tọa Thích
Thiện Châu nói thêm, Phật tử thuộc các tông phái Phát Triển, với quan niệm
tôn kính về Giê-su như đã nói ở trên,] không tránh khỏi ngỡ ngàng trước những
lời cuối cùng có lẽ Giê-su đã thốt ra trên cây Thập ác: "Chúa ơi, Chúa ơi,
sao lại bỏ rơi con?".
Như vậy, trong các tôn giáo
lớn, đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất, về mặt giáo lý cũng như phương
cách hành đạo, nhưng, ngược lại, cũng là đạo biết đánh giá cao nhất giá trị tâm
linh của đạo Ki-tô. Điều đó càng đúng vào thời đại này, khi mà đạo Ki-tô đã từ
bỏ thái độ thù địch cố hữu của mình với mọi tín ngưỡng khác để chấp nhận rằng
các đạo giáo đó không phải là âm mưu của quỷ dữ, mà là những cố gắng nhiều khi
rất đáng quý nhằm xoa dịu phiền não khổ đau của con người bằng cách hiến dâng
họ những hy vọng vào một ngày mai xán lạn hơn. Những quan hệ thường thường rất
nồng hậu giữa Phật tử và tín đồ Ki-tô, và nhất là giữa những người đại diện của
các cộng đồng đôi bên tại trung Á và đông Á, là những khích lệ lớn và có nhiều
ý nghĩa. Trong các kết quả đáng chú ý nhất, phải kể cái nhìn kính trọng và có
thiện cảm của đa số người Phật tử thời nay với con người Giê-su, dù là Phật tử
xứ nào đi nữa, hay thuộc tông phái nào đi nữa.
G.S. André Bareau
(Người dịch: Lại Như Bằng
Nguyệt San Liên Hoa Số 302