Trong một bức thứ gửi cho đồ đệ,
hiển nhiên được viết để trả lời cho nghi vấn về lối thực hành Niệm Phật, Không
Cốc Long khuyên cứ nói ngay đến Niệm Phật, không cần có khí chất triết học; tức
là khỏi có nghi tình.
Điểm cốt yếu ở Niệm Phật là
phải có tín tâm và tụng thầm trong miệng, không lo lắng đến các sự việc thế
gian.
Không Cốc Long nói:
-- Pháp môn Niệm Phật là con
đường thể hiện đạo Phật ngắn nhất. Đừng tin ở hiện hữu sắc thân hư huyễn này,
bởi vì tâm trước vào những phù hư của kiếp sống thế gian là cội gốc của luân
hồi. Cõi Tịnh Độ là đáng mong cầu nhất và pháp Niệm Phật là đáng trông cậy
nhất.
Đừng hỏi Niệm Phật như thế nào,
gấp rút hay thư thả.
Đừng hỏi tụng đọc danh hiệu
Ngài như thế nào, cao giọng hay thấp giọng.
Đừng để bị gò bó bởi điều luật
nào mà hãy một lòng không loạn, tịch tĩnh và trầm mặc niệm tưởng.
Khi chứng đến chỗ chuyên nhất,
không bị ngoại cảnh quấy nhiễu, rồi một ngày kia, một biến cố sẽ bất ngờ gây ra
trong mình một thứ cải biến tâm lý, và sẽ nhờ đó mà nhận ra rằng cõi Tịch Quang
Tịnh Độ là chính cõi đất này, và Phật A-Di-Đà cũng chính là cái Tâm này.
Nhưng hãy cẩn thận, đừng phóng
tâm mong chờ một cảnh tượng như thế, vì nó sẽ trở nên chướng ngại sự chứng đắc.
Phật tánh hiển lộ đường đột vì
đấy không phải là sản phẩm của tâm suy tư hay lý giải. Nhưng, khi ta nói thế,
đừng coi đó là một trạng thái vô tâm vốn cũng là một ngộ nhận lớn lao nữa cần
phải tránh.
Nơi đây chỉ có những điều ách
yếu là phải có tín tâm và đừng để cho những tư tưởng vô dụng và Thiền nhiễu xen
tạp vàọ.."...
Trích Thiền Luận, bộ trung,
Luận giả: Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki;
Bản dịch của Tuệ Sỹ Trang
(Trang 224)
Một trong vô số tục gia dệ tử
của thiền sư Bạch Ẩn rất phiền muộn về cha già keo lận của mình, ông ta chỉ
chạy theo việc kiếm tiền, chẳng chút bận tâm tới đạo Phật.
Y muốn Bạch Ẩn gợi cho một phương pháp nào để chuyển tư tưởng của cha y ra khỏi
sự keo lận.
Bạch Ẩn gợi lên đề nghị này:
-- "Bảo ông lão keo lận cứ
Niệm Phật mỗi khi ông nhớ đến, và sẽ trả cho ông mỗi lần tụng niệm là một tiền.
Nếu trong một ngày ông niệm Phật được một trăm lần, ông sẽ có được một trăm
tiền."
Lão già nghĩ rằng đây là một
cách bỏ tiền vào túi dễ nhất trên thế gian. Mỗi ngày ông đến Bạch Ẩn để được
trả tiền do sự Niệm Phật của mình, vì ông rất siêng năng trong việc này, và cứ
tái diễn như vậy rất nhiều lần. Ông bị mê hoặc với những thủ đắc của mình.
Nhưng chẳng bao lâu ông thôi
không đến Bạch Ẩn để được trả tiền hằng ngày nữa.
Bạch Ẩn sai người đi tìm hiểu
xem ông ta mắc chuyện gì. Thì ra bây giờ ông bị sự Niệm Phật lung lạc đến độ
quên cả ghi nhớ. Đấy là điều mà Bạch Ẩn lúc nào cũng chờ đợi nơi ông. Ngài dạy
người con cứ để cho cha y ở một mình trong một thời gian thử xem chuyện gì sẽ
đến với ông nữa.
Lời khuyên này được tuân theo.
Và trong vòng một tuần lễ, người cha thân hành đến kiếm Bạch Ẩn với cặp mắt
ngời sáng, bộc lộ một kinh nghiệm tâm linh cực lạc mà ông đã trải qua.
KHAI THỊ CỦA ĐẠI SƯ HÁM SƠN
Việt dịch: Thích Hằng Đạt
Bài khai thị về những điểm thiết yếu khi niệm Phật
Pháp môn niệm Phật cầu vãng
sanh cõi tây phương Cực Lạc, vốn là đại sự cắt đứt dòng sanh tử. Vì vậy bảo
rằng niệm Phật liễu được sanh tử. Người đời nay phát tâm niệm Phật vì muốn cắt
đứt dòng sanh tử. Chỉ cần xưng danh hiệu Phật là có thể cắt đứt dòng sanh
tử.
Song, nếu không biết cội gốc
của sanh tử, niệm Phật mãi thì rốt ráo sẽ đi về đâu?
Nếu niệm Phật mà không đoạn được cội gốc của sanh tử thì làm sao cắt đứt dòng
sanh tử?
Cội gốc của sanh tử là gì? Cổ
nhân nói:" Nghiệp bất trọng bất sanh Ta Bà. Ái bất đoạn bất sanh Tịnh
Độ."
Thế nên, biết rõ ái dục là cội
gốc của sanh tử. Khiến tất cả chúng sanh thọ khổ sanh tử đều do ái dục. Cội gốc
ái dục này không phải chỉ hiện hữu trong một hoặc hai, ba, bốn đời, mà nó đã tự
có sẵn từ đời vô thủy cho đến ngày nay. Sanh sanh thế thế, xả thân thọ thân, đều
do lưu chuyển theo ái dục.
Ngày nay, suy nghĩ nhìn lại,
xem coi lúc nào có một niệm tạm đoạn cội gốc ái dục này đau. Hạt giống ái căn,
bao kiếp tích lũy sâu dầy, nên khiến sanh tử không cùng tận.
Ngày nay vừa phát tâm niệm
Phật, nếu chỉ vọng không cầu sanh Tây Phương mà danh tự ái dục tức cội gốc của
sanh tử lại không biết đến, thì khi nào mới có niệm đoạn được nó?
Không biết cội gốc của sanh tử,
nên một bên niệm Phật, một bên cội gốc sanh tử lại càng sanh trưởng nhiều hơn.
Cả hai việc niệm Phật và cội gốc sanh tử chẳng quan hệ với nhau. Dẫu niệm cách
nào đi nữa, đến lúc lâm chung quý vị chỉ thấy sanh tử ái căn hiện tiền. Khi đó
lại cho rằng Phật hoàn toàn không đắc lực, nên liền oán trách niệm Phật không
linh nghiệm, dẫu sau này có hối hận cũng không kịp.
Vì vậy, khuyên người niệm Phật
thời nay, đầu tiên phải biết ái dục là cội gốc của sanh tử. Ngày nay dốc lòng
niệm Phật, thì niệm niệm phải đoạn ái căn nàỵ
Trong cuộc sống hằng ngày, ở
nhà niệm Phật; mắt thấy vợ con cháu chắt, gia duyên tài sản, đều không nên đắm
trước ái nhiễm, thì làm việc nào và niệm niệm nào cũng đều vì sanh tử, như toàn
thân đang đứng trong hầm lửa.
Lúc chưa biết cách chân chánh
niệm Phật, thì niệm ái dục trong tâm chưa có thể xả bỏ. Lúc chân chánh niệm
Phật, chỉ bảo rằng niệm không thiết tha và chẳng biết ái dục là chủ tể, nên chỉ
niệm Phật ngoài da. Nếu như thế thì Phật chỉ nghe niệm, còn ái dục thì lại tăng
thêm.
Lúc cảnh tình của vợ con hiển
hiện, phải xoay nhìn vào tâm. Nếu một danh hiệu Phật có thể đối địch với ái
dục, thì sẽ cắt đoạn được ái căn. Nếu không cắt được ái dục thì làm sao đoạn
được sanh tử. Do tập khí của duyên ái trong bao đời đã chín mùi mà nay chỉ mới
bắt đầu niệm Phật, lại không thiết thật niệm Phật, thì không thể niệm Phật đắc
lực được. Nếu trước mắt không thể kềm chế dược ái cảnh thì khi lâm chung quyết
không thể tự làm chủ được.
Vì vậy khuyên người niệm Phật,
việc thứ nhất là phải biết vì sanh tử mà thiết tha
niệm Phật, phải có tâm thiết tha đoạn sanh tử, phải dùng niệm niệm mà đốn đoạn
cội gốc sanh tử.
Lúc niệm niệm
đều liễu được sanh tử thì cần gì đợi đến ngày ba mươi tháng chạp!
Nếu đợi đến
lúc đó thì đã trễ lắm rồi!
Do đó bảo rằng
trước mắt luôn nghĩ đến sanh tử đại sự. Trước mắt liễu được sanh tử vốn không.
Niệm niệm thiết thật, thì đao đao đều chặt đứt. Dụng tâm như thế, nếu không
vượt khỏi sanh tử thì chư Phật bị đọa vì tội vọng ngữ!
Do đó người
xuất gia kẻ tại gia, biết rõ tâm sanh tử tức là biết rõ thời tiết xuất ly sanh
tử, sao còn diệu pháp nào khác nữa!
http://www.thuvienhoasen.org/hamsonkhaithi-04.htm
Hòa thượng
Tịnh Không khai thị:
Pháp môn Tịnh
Độ là pháp môn hiện bày bốn chữ " Tiện lợi- dễ dàng" một cách rõ rệt.
Nếu quý vị
không hiểu được những lý luận trong kinh cũng không thành vấn đề, cũng vẫn có
thể thành tựụ
Nếu bảo không
cần hiểu nghĩa lý trong kinh, chỉ một lòng thành tâm niệm Phật mà có thể thành
tựu, vậy thì tôi vẫn phải giảng kinh thuyết pháp nữa để làm gì?
Sở dĩ tôi vẫn
phải mỗi ngày thuyết giảng không ngừng, đem những lời hay ý đẹp của đức Thế Tôn
ra nói là mong quý vị hiểu, mong quý vị giác ngộ.
Bởi quý vị đây
không đủ phước báu nên suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy thì ai là
người có đủ phước báu.
Là những người
thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng
không nghĩ tưởng. Do đó, công phu niệm Phật của quý vị khi đã đến mức không còn
mảy may vọng niệm, chỉ còn một câu A Di Đà Phật, thì lúc đó Tam tạng mười hai
bộ Kinh điển, mà Thế Tôn suốt 49 năm thuyết pháp đều là dư thừạ
Quý vị cũng
không cần đến nghe tôi giảng giải nữạ
Cho nên Phật
độ chúng sanh, có hai hạng người dễ độ nhất:
-- Một là
những người thượng căn lợi trí, vừa nghe qua liền thông đạt, liễu ngộ, dứt sạch
vọng niệm.
-- Hai là
những người thật thà ngu dốt, họ không cần tìm hiểu nhiều, bảo họ niệm Phật là
họ cứ ngoan ngoãn, thật tình chấp trì, không nghỉ tưởng điều gì ngoài niệm
Phật.
Hạng thứ ba là những người lưng chừng, thích " khiêng vác" ôm đồm,
tìm hiểu suy nghĩ lung tung.
Quý vị biết
không, chúng ta thuộc loại người thứ ba này đó, loại người nhiều rắc rốị
Cho nên đức Thế Tôn suốt 49 năm khó nhọc, mỗi ngày không ngừng nói pháp cũng vì
những người nhiều rắc rối như chúng tạ Ngài phải đem pháp ly ác giảng nói tỉ mỉ
ra cho chúng tạ
Mong rằng sau
khi quý vị đã hiểu rõ rồi thì phải biết buông xả, không còn vọng niệm.
Người có đại phước báu, tuyệt đối không phải có nhiều tiền tài, có địa vị cao.
Người có địa vị, tiền tài tuy được hưởng thụ đời sống vật chất, hưởng độ vài ba
năm, sau khi chết rồi sẽ ra saỏ Tam đồ, lục đạo phải chịu luân hồi, như thế có
phải là phước đâu.
Nếu tâm không
chút vọng tưởng, suốt ngày chỉ câu A Di Đà Phật, người này chỉ vài năm sau là
đã thành Phật được rồi.
Hiểu được như
thế, quý vị mới biết công đức niệm Phật thật vô cùng thù thắng, không gì sánh
bằng. Đức Thế Tôn sở dĩ phải bày ra phương tiện nói ba thừa, chỉ vì muốn dẫn độ
chúng sanh mà thôi. Mục đích duy nhất của Ngài là mong chúng ta một đời có thể
thành Phật.
Trích từ: http://www.thuvienhoasen.org/thkh-khaithiphathat.htm
Trích Thiền Luận, bộ trung;
Luận giả: Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki;
Bản dịch của Tuệ Sỹ (Trang 259)
Đại sư Pháp
Nhiên nói trong bản sớ giải của ngài về Quán kinh rằng hành giả phải như một
người mất hết các cảm quan, như một người câm và điếc, hay như một tên khờ, khi
y chuyên tâm thực hành Niệm Phật, ngày đêm xưng tụng danh hiệu của Phật, dù đi
đứng hay nằm ngồi, chẳng kể bao lâu, một ngày, hai ngày, một tuần, một tháng,
một năm, nhẫn đến hai, ba năm.
Nếu sự tu tập
được theo đuổi như vậy, một mai chắc chắn hành giả sẽ chứng được Tam Muội và mở
rộng Pháp nhãn, rồi y sẽ thấy một thế giới vượt hẳn ngoài tâm tưởng.
Đây là "một cảnh giới huyền vi nơi đó mọi tâm hành đều chấm dứt và mọi hư
tưởng đều bị tiêu trừ, hoàn toàn phù hợp với trạng thái Tam Muội".
Trong Tam Muội
này, trong đó hành giả có đủ tín tâm, theo tác giả của An Tâm Quyết Định
Sao, "thân trở thành Nam
Mô A Di Đà Phật và Tâm trở thành Nam Mô A Di Đà Phật".
Nếu thế, đây
há không phải là một trạng thái thần bí của ý thức phù hợp với những gì được
thể hiện bằng lối thực tập công án.
Trích Thiền Luận, bộ
trung;
Luận giả: Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki;
Bản dịch của Tuệ Sỹ
(Trang 262)
Phái Tịnh Độ
Chân Tông chú trọng đức tin, coi như là điều kiện duy nhất để vãng sinh cõi
Phật Di Đà.
Tin tưởng
tuyệt đối được đặt vào trí tuệ của Phật vốn siêu việt hẳn tư nghị của loài
người. Vì vậy, hãy đặt niềm tin của bạn vào trí bất khả tư nghị này của Phật Di
Đà, rồi bạn sẽ được Ngài duỗi tay tế độ.
Bạn khỏi cần
đợi chờ phút chót, lúc mà một hàng chư Phật ân cần từ trên kia bước xuống.
Bạn khỏi phải ôm ấp những sợ hãi lo lắng về số phận của mình sau khi chết, nhất
là nghĩ không biết mình có bị trôi vào địa ngục hay không.
Bạn chỉ cần
vứt bỏ những ý nghĩ về mình và đặt niềm tin tuyệt đối vào đức Phật, Ngài vốn
biết làm thế nào để hộ trì phước lợi của bạn cho trọn vẹn.
Bạn chẳng cần
lo lắng chút gì về giờ phút lâm chung, lúc bạn phải vĩnh biệt cõi đời này.
Nếu sinh tiền bạn đã được thiện tri thức khuyến hóa và đã phát khởi tín tâm đối
với Phật, lúc phát khởi ấy chính là giây phút cuối cùng của bạn trên trần gian.
Nếu do tin
tưởng bản nguyện của Phật A Di Đà mà xướng lên Nam Mô A Di Đà Phật, chắc chắn
bạn sẽ vãng sanh Tịnh Độ, vì tín tâm này tức vãng sanh.
Nhưng làm sao
người ta thực sự có thể có tín tâm này nó vốn nâng hẳn kẻ nào sở đắc lên hàng
viên mãn Giác, dẫn y đến làm bạn lữ với cả bồ tát Di Lặc?
Chỉ nghe các
vị sư phó thôi sẽ không thực hiện được điều đó.
Chỉ Niệm Phật
không thôi cũng sẽ không thực hiện được.
Làm sao để
người ta có niềm tin tuyệt đối này -- vốn dĩ cùng tự tính với giác ngộ?
Làm sao chúng
ta có thể quyết chắc về sự vãng sinh của mình?
Làm sao để
chúng ta không còn ấp ủ những nghi hoặc đối với số phận ngày mai của mình?
Phải thức tỉnh
một trạng thái ý thức nào đó trong lòng mình, nhờ đó chúng ta có thể đứng vững
trong niềm tin của mình.
Suy luận, học
hỏi các kinh điển, hay nghe các minh sư giảng pháp sẽ không khơi dậy ý thức này.
Lịch sử của
các tôn giáo cho chúng ta hay rằng phải có một thị kiến trực giác nhìn vào chân
lý, chân lý đó là quên mình mà phó thác vào bản nguyện của Phật A Di Đà.
Và đây há
không phải là lúc mà câu "Nam Mô A Di Đà Phật" tuôn ra từ chính thâm
tâm của mình?
Đây há không
phải là điều mà các vị sư Tổ của Chân Tông muốn nói khi họ bảo:" Chỉ một
lần xưng danh là được tế độ"?
Trích Thiền Luận, bộ
trung;
Luận giả: Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki;
Bản dịch của Tuệ Sỹ
(Trang 264)
Khi diễn giải
pháp môn Niệm Phật như trên, chúng ta có thể hiểu bài pháp của Nhất Biến
(Ippen):
-- "Vãng
sinh tức là sơ phát tâm, đấy là tin có một hiện hữu, tức kẻ mà tâm đã phát khởi
trong y.
"Nam Mô A
Di Đà Phật" tức vãng sinh, và vãng sinh tức vô sinh. Khi thể hiện được như
thế, ta tạm gọi là sơ phát tâm.
Khi người ta
thâm nhập Phật hiệu, vốn vượt trên thời gian, thì sự vãng sinh lại là vô thủy
vô chung.
Có lúc phân
biệt giữa giờ phút lâm chung và đời sống thường nhật, nhưng đấy là một thứ giáo
thuyết y cứ trên tư tưởng mê lầm.
Chính trong
câu "Nam Mô A Di Đà Phật" không có giờ phút lâm chung, không có đời
sống thường nhật. Đó là một thực tại thường trụ khắp mọi thời.
Dối với nhân
sinh, đấy là một chuỗi những khoảnh khắc chỉ kéo dài giữa hơi thở ra và thở
vào, và vì vậy, mỗi một sát na tâm là giờ phút tối hậu của sự sống. Nếu thế,
mỗi sát na tâm là giây phút tối hậu và mỗi giây phút là vãng sinh.".
Ý nghĩa của sự
phát biểu có tính cách thần bí trên đây của Nhất Biến sẽ được thấy rõ hơn nếu
đọc luôn những dẫn chứng dưới đây:
-- " Khi
tâm (hay ý ) hoàn toàn phó mặc cho câu Nam Mô A Di Đà Phật, đấy là tư tưởng
chân chính dành cho những phút tối hậu".
Chỉ có Phật
hiệu, ngoài ra không có người niệm, không có cái được niệm.
Chỉ có Phật
hiệu, ngoài ra không có vãng sinh.
Hết thảy vạn
hữu đều là các công đức hàm tàng trong bản thân Phật hiệu
Nếu thế, khi
các ngươi chứng tri vạn pháp vô sinh, ở đấy, mọi tâm ý đều biến mất, đọc câu
Nam Mô A Di Đà Phật tức thì cái sơ tâm được phát khởi gọi là chánh tư duy của
giờ phút tối hậu của mình, bởi vì đấy chính là tâm giác ngộ, vốn là Nam Mô A Di
Đà Phật"...."...
Trích Thiền Luận, bộ trung;
Luận giả: Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki;
Bản dịch của Tuệ Sỹ
(Trang 272)
Nói theo mặt
tâm lý, mục tiêu của trì danh Niệm Phật là trừ khử óc phân hai tự nền tảng, nó
vốn là một điều kiện của ý thức thường nghiệm của chúng ta.
Do thành tựu
điều đó, hành giả vượt lên những trở ngại và mâu thuẫn trong lý thuyết đã từng
làm y bối rối.
Bằng tất cả sự
phấn phát của tâm trí, y đã buông mình rơi xuống những vùng sâu thẳm của tự
tính.
Tuy nhiên, y
không chỉ là một kẻ lạc đường không có gì hướng dẫn mình, bởi vì y có danh hiệu
trong tay. Y nắm lấy danh hiệu mà rảo bước; nắm lấy danh hiệu mà đi xuống hố
thẳm; dù y nhận thấy mình cứ bị ly dị với nó, nhưng luôn luôn hồi tưởng nó và
đồng hành với nhau.
Một ngày kia,
y không còn là mình nữa, và không cùng với danh hiệu nữa, thế mà chẳng hay biết
gì cả. Duy nhất chỉ có danh hiệu, và y là danh hiệu, danh hiệu là y.
Đột nhiên, sự
thể này biến mất, nhưng đấy không phải là một tâm trạng trống rỗng, cũng không
phải là một trạng thái vô thức.
Tất cả những ý
chỉ tâm lý này khó mà diễn tả nổi cái tâm trạng của y lúc bấy giờ. Nhưng y
không dừng lại trong đây, vì y cũng đột nhiên thức tỉnh khỏi tâm trạng trước
kia. Khi thức tỉnh, y thức tỉnh cùng với một niệm, một niệm ấy là danh hiệu và
tín tâm đối với bản nguyện của Phật A Di Đà và sự vãng sinh...."...
Đại sư Triệt Ngộ khai thị:
..."...
Chơn pháp vốn
không tự tánh, nhiễm tịnh do nơi duyên sanh, mà đã nơi lý nhất chơn thì toàn
thể có đủ thập giới.
Cho nên những
người đã thạo bàn về tâm tánh thì chẳng bao giờ rời bỏ nhơn qủa, mà những kẻ đã
sâu tin về nhân qủa thì sau khi đó lại càng hiểu rõ tâm tánh. Đó là lý thể tất
nhiên như vậy.
Cái tâm năng
niệm hiện tiền của chúng ta tuy toàn chơn mà thành vọng, tuy toàn vọng mà tức
chơn. Trọn ngày tùy duyên, trọn ngày bất biến.
Một câu Phật
sở niệm ấy là thế đức mà lập danh với đức. ngoài danh ra không có đức riêng.
Cho nên lià cái tâm năng niệm thì không có ông Phật sở niệm và lià ông Phật sở
niệm thì không có cái tâm năng niệm, năng sở vẫn một, sanh Phật không hai.
Nguyên lai lìa
tứ cú và tuyệt cả bách phi, mà cùng khắp hết thảy và trùm hết thảỵ
Thiệt là tuyệt
đải viên dung không thể nghĩ bàn. Vậy ai là người tu Tịnh Độ tông nên do trong
chỗ đó mà tín nhập.
Vả lại người
tu cần phải giữ giới sát, vì hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, thì loài súc
sanh cũng có. Vậy chẳng lẽ nên giết hay sao.
Cho nên người
mà tạo nghiệp nặng, buông lòng giết kết oán sâu, cảm qủa khổ, đều là do một cái
giết mà gây rạ Từ đó tâm giết lần lần mạnh, nghiệp giết lần lần sâu. Ban đầu
giết loài vật, rồi lần lần giết tới loài người, rồi lần giết đến hàng lục thân
quyến thuộc.
Thế lực của
cái giết cứ đi đến mãi thì sẽ dồn chứa làm đạo binh giặc cướp tàn hại sanh linh
mà diễn thành một tấn bi kịch. Đó cũng bởi cái hại không biết giới sát mà gây
ra vậy.
Nếu biết giới
sát thì loài trâu heo còn không nỡ giết, đến người, thì chắc rằng khó giết thân
bằng quyến thuộc.
Vậy trâu heo
đã chẳng nỡ giết thì cái lý giặc cướp, chiến tranh do đâu mà có được.
Người mà không
giới sát là do chẳng đạt tới cái lý nhân qủa.
Nhơn quả nghĩa
là cảm ứng, tức như ta lấy cái ác tâm cảm người, thì người cũng lấy cái ác tâm
ứng lại tạ Bằng như ta lấy thiện tâm cảm người, thì người cũng lấy thiện tâm
ứng lại ta, ấy kêu là nhân qủa.
Nhưng có một
điều là người chỉ biết sự cảm ứng trong lúc hiện thế mà không biết sự cảm ứng
thông cả ba đời.
Lại nữa con
người chỉ biết sự cảm ứng trong nhân thú mà không biết sự cảm ứng thông cả sáu
thú vậỵ
Nếu biết sự
cảm ứng thông cả ba đời sáu thú, thì trong sáu thú ấy đều là hàng phụ huynh
trong nhiều kiếp của mình, lẽ nào lại giết sát.
Huống chi sự
cảm ứng chẳng những thông cả sáu thú, mà lại thông cả thế gian và xuất thế gian
nữa.
Cho nên nói về
xuất thế gian, thì ta dùng cái tâm vô ngã mà cảm, tức là có cái ngã Thinh Văn,
Duyên Giác ứng lại.
Ta dùng cái
tâm Bồ Đề, lục độ vạn hạnh mà cảm, thì có cái qủa bồ tát pháp giới ứng lại.
Cho đến ta dùng cái tâm: bình đẳng đại tư, đồng thể đại bi mà cảm, thì có cái
qủa Phật pháp.
Thế là biết sự
cảm ứng rất rộng, rất lớn không thể nói cho cùng.
Trích từ: http://www.thuvienhoasen.org/khaithi-trietngo-1.htm
Đại sư Hám Sơn khai thị:
..."...
Những kẻ
thường gieo mười điều ác, thì lúc lâm chung sẽ bị nghiệp lôi kéo, và bao việc
khổ trong địa ngục hiện ra trước mắt.
Vì khổ quá bức
bách, nên mới có tâm thiết tha muốn thoát khổ. Tâm này cộng với ý cùng cực khổ
não mà thành niệm lực, nên khởi tâm thiết tha sám hốị Tâm sám hối đã thiết tha,
thì ngay nơi ấy toàn thể ý niệm chuyển biến, nên trong một niệm, bèn tương ưng
với chư Phật.
Nhờ Phật lực
gia trì, cảm ứng, khiến núi đao hoá thành rừng châu báu, và vạc lửa biến thành
ao sen, nên những kẻ ác này cũng được vãng sanh.
Cảnh Tịnh Độ
do toàn thể công lực của tự tâm chuyển biến, chứ chẳng do từ ngoài mà được.
Vì vậy quán
thấy, vạn pháp trong ba cõi, chẳng có pháp nào mà không xuất sanh từ tâm.
Cảnh tịnh uế,
chẳng có cảnh nào là không do tâm hiện.
Thế nên, pháp
môn Tịnh Độ, không luận là người đã ngộ hay chưa ngộ, bậc thượng trí hay kẻ hạ
ngu, nếu tu thì tất định sẽ được vãng sanh ; tất cả đều do tự tâm, tức là ý chỉ
duy tâm tịnh độ, trắng đen rõ ràng.
Thể tánh của
chư Phật như hư không. Tự tâm lặng lẽ thanh tịnh, thì ứng hợp với chư Phật.
Tuy giả lập khởi một niệm nguyện lực trang nghiêm, mà cảnh giới Tịnh Độ liền
hiện, chứ không cần vay mượn công huân.
Đó là bậc
thượng thượng, chẳng phải là việc mà kẻ trí hẹp hay lòng tin cạn cợt có thể đạt
đến.
Các vị trung
căn hạ căn, hãy nên liên tục quán xét tâm niệm, chớ để duyên ái hay tập nghiệp
làm khuynh đảo.
Căn tuy khiếm
khuyết, mà chí thật thượng thượng. Việc tu khó, chỉ vì khó đoạn ái căn.
Những kẻ ác được vãng sanh lại còn khó hơn.
Tuy bảo rằng
đới nghiệp vãng sanh, nhưng thật ra do tập khí của thiện căn trong bao đời đã
huân tập mà phát khởi.
Tuy căn tánh
xấu xa thấp kém, nhưng nếu phát khởi một tâm niệm dũng mãnh, thì siêu vượt lên
bậc thượng thượng.
Vừa bỏ dao đồ
tể, bèn làm Phật sự, còn gì thù thắng bằng!
Song, chúng
sanh mỗi mỗi không giống nhau.
Thế nhân nếu
mong đợi cầu vãng sanh thì là sai lầm.
Căn tánh không
lớn nhỏ ; cứu cánh chỉ do một niệm hướng thượng mà thành tựụ
Vì vậy pháp môn này, há chẳng phải đặc biệt quyền thiết cho trung hạ căn thôi
sao!