Nhiều hiện vật, dấu tích quan trọng phản ánh quần thể
kiến trúc đồ sộ, mang đậm phong cách kiến trúc, nghệ thuật triều Lý được
phát hiện ở chùa Dạm, xã Nam Sơn (Quế Võ, Bắc Ninh).
|
Chùa Dạm (hay còn gọi là chùa Rạm) là đại danh lam từ
thời Lý, một di tích quan trọng của tỉnh Bắc Ninh với lịch sử gần 1.000
năm. | |
|
Để tạo điều kiện cho quá trình nghiên cứu, thiết kế
trùng tu, phục dựng chùa Dạm, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc
Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam và Hội Phật giáo tỉnh đã
khởi công khai quật ngôi chùa trên tổng diện tích 300 m2. | |
|
Sau một tháng khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện
hàng trăm hiện vật quý thuộc 4 lớp kiến trúc, mỗi lớp có nhiều công
trình. | |
|
Lớp nền được kè đá 3 lớp vững chãi. | |
|
Khu khai quật được cho là rộng nhất nằm trên diện tích khoảng 50 m2. Ở nền đất này có dựng một tấm bia trên lưng rùa. | |
|
Nền đất xung quanh có nhiều viên gạch được trạm trổ tinh xảo. | |
|
Các chân cột của chùa được phát lộ trong quá trình khai quật. | |
|
Một cột đá lớn nguyên khối được chôn sâu chìm xuống
nằm đối mặt với chùa Dạm có nhiều hoạ tiết độc đáo, biểu hiện sinh thực
khí trời. Cột đá cao gần 5 m, được đặt trên khối vuông bằng đá, đường
kính khoảng 1,3 m. | |
|
Trên cột đá chạm nổi đôi rồng phong cách thời Lý đầu
vươn cao chầu vào viên ngọc tỏa sáng, thân quấn quanh cột, đuôi ngoắc
vào nhau. | |
|
Trong quá trình khai quật, hàng trăm hiện vật quý như
kiến trúc tháp đá, cột đá, các trụ sỏi hay gạch, đá, gốm, sứ, sành, đất
nung, ngói mũi sen... được phát hiện và đều mang đậm kỹ thuật thời Lý. | |
|
Các hiện vật được các nhà khảo cổ học phân loại. | |
|
Gạch lát nền phát hiện được chôn sâu dưới lòng đất. | |
|
Quá trình khai quật vẫn tiếp tục, các nhà khảo cổ hy vọng sẽ khám phá được nhiều điều thú vị và mới mẻ về một giai đoạn lịch sử. | |
Chùa Dạm (hay còn gọi là Đại Phúc Tự) được khởi dựng
năm 1086 dưới triều Lý. 8 năm sau ngôi chùa được hoàn thành với quy mô
rộng lớn gồm: 3 cây tháp đá lớn được trạm khắc rồng tinh xảo và 12 tòa
nhà (còn được gọi là Nhị thập lâu đài).
Đến thời Lê, chùa được trùng tu với quy mô trên 100
gian. Tuy nhiên, tất cả đã bị phá huỷ do thời gian và chiến tranh. Các
bậc đá, cột đá chạm hình rồng tinh xảo, hai pho tượng Hoàng thái hậu Ỷ
Lan và vua Lý Thánh Tông là tài sản duy nhất còn lại của ngôi chùa. |
Lê Hiếu ( VnExpress)