Qua câu chuyện, chúng ta thấy rõ, nói được một trượng mà hành
chẳng được một thước. Nói được một thước mà hành chẳng được một tấc. Không bị
cảnh chuyển, chẳng phải dễ dàng.
Xưa kia, có một vị lão tu hành, sống trong đại chúng rất lâu,
tánh tình khoan dung độ lượng, tiếp đãi người rất nồng hậu, và thường khuyên kẻ
khác xả bỏ chấp nê. Lần nọ, có người hỏi:
- Thầy khuyên dạy người, vậy tự chính mình có làm được không?
Thầy đáp:
- Ba mươi năm về trước, tôi đã cắt đứt vô minh, sao không làm
được?
Sau này, sống trong đại chúng, cảm thấy có vài việc không
được tự do tự tại, nên Thầy bỏ vào núi sâu, kết am tu hành. Sống nơi đơn độc cô
phong, không người lui tới, tự do tự tại, không còn phiền não. Nào ngờ, vào
ngày nọ, đang lúc ngồi thiền, Thầy nghe bên ngoài cửa, có một lũ mục đồng nhốn
nháo đùa giỡn, và bảo nhau rằng muốn vào am tranh xem chơi. Có đứa nói rằng
không nên làm động tâm người tu hành. Có đứa nói rằng người tu hành không còn
bị động tâm niệm. Lát sau, cả lũ mục đồng ùa vào am tranh, nhảy nhót đùa giỡn.
Tuy biết, Thầy vẫn ngồi thiền, an nhiên bất động, không màng đến chúng. Lũ mục
đồng nhốn nháo kêu la, nhưng Thầy vẫn không thèm để ý. Chúng tưởng đâu Thầy đã
chết, vì khi lung lay thân, mà không thấy động đậy. Lúc chúng sờ vào thân Thầy
thì cảm thấy vẫn còn hơi nóng. Có đứa bảo:
- Thầy này chắc đã nhập định rồi!
Có đứa bảo rằng không tin. Để kiểm nghiệm, chúng lấy cọng
rơm, ngoáy vào bắp đùi, ngoáy vào tay, ngoáy vào bụng, ngoáy vào lỗ tai, mà
Thầy vẫn không động đậy. Lúc chúng ngoáy vào lỗ mũi, khiến Thầy bị hắt xì. Mở
mắt ra, Thầy mắng chúng:
- Đánh chết tụi bây!
Khi ấy, Bồ Tát Quán Âm hiện ra trên không trung, bảo:
- Ba mươi năm trước, ông đã đoạn hết vô minh rồi. Sao hôm nay
vẫn còn phiền não, chưa xả bỏ được?
Qua câu chuyện, chúng ta thấy rõ, nói được một trượng mà hành
chẳng được một thước. Nói được một thước mà hành chẳng được một tấc. Không bị
cảnh chuyển, chẳng phải dễ dàng.