Chúng ta
hẳn thấy rõ, những giáo pháp được Phật nói ra đều từ ánh sáng giác ngộ
đó mà
lưu xuất. Thiếu ánh sáng giác ngộ thì Phật pháp có còn là Phật pháp chăng? Hay
chỉ là những trang chữ nghĩa chết?
Theo
ngài Lâm Tế, pháp thật chính là Tâm, rời tâm không có pháp thật nào khác. Nếu người cứ bám vào văn tự, chữ
nghĩa để tìm Phật pháp hẳn không thể thấy Phật pháp thật. Bởi vì giác ngộ là ở
nơi tâm, từ “tâm giác ngộ” mới thấy được pháp và chính từ đó mới nói ra pháp.
Do đó, pháp có nói ra, cốt đều chỉ cho người trở về bản tâm là gốc. Đây là một
lẽ thật trên hết, người học Phật không thể quên!
Với con
người, ai nấy đều cho đó là một định luật từ ngàn xưa để lại không thể làm sao
hơn, nhưng với Ngài, Ngài quyết phải thắng được định luật đó. Điều mà bao nhiêu
con người cho là “vốn như thế”, với Ngài thì “không phải vốn như thế” mà nó
“phải có nguyên nhân của nó”, tìm được nguyên nhân tức sẽ có cách giải quyết.
Do đó, Ngài sẵn sàng vượt thành xuất gia, bỏ lại đằng sau mọi sự nghiệp cao
sang của thế gian, quyết tìm nguyên nhân dẫn đến sanh tử luân hồi triền miên
này, không thể cúi đầu chấp nhận như thế được. Và quả nhiên, Ngài đã thành
công.
Trong
Kinh tạng Nikaya, có bài kinh kể rằng: - Một hôm Phật đi trên đường để lại
những dấu chân in sâu trên đất. Có một vị Bà la môn tên Dona giỏi về tướng số,
thấy dấu chân có xoắn ốc biết là tướng phi phàm, ông liề n đi theo dấu chân tìm
đến gặp Phật. Ông hỏi:
– Ngài có phải Tiên không?
– Ta không phải Tiên.
– Ngài có phải A tu la không?
– Ta không phải A tu la.
– Ngài có phải Dạ xoa không?
– Ta không phải Dạ xoa.
– Ngài có phải người không?
– Ta không phải người.
– Thế Ngài là gì?
Phật
bảo:
– Nếu
Tiên mà sạch hết lậu hoặc thì ta là Tiên. Nếu A tu la mà sạch hết lậu hoặc thì
ta là A tu la. Nếu Dạ xoa mà sạch hết lậu hoặc thì ta là Dạ xoa. Nếu người mà
sạch hết lậu hoặc thì ta là người. Còn ta, vì đã sạch hết các lậu hoặc nên ta
là Phật, là Thế Tôn.
Như
vậy, Phật vốn có đủ trong tất cả, nếu Tiên, A tu la, Dạ xoa, người mà sạch hết
lậu hoặc, tức đã... thành Phật
rồi. Đây là một ý nghĩa rất quan trọng, từ đó càng làm sáng tỏ tinh thần vô ngã
tuyệt vời trong đạo Giác Ngộ. Mê không cố định là mê mải, mà có thể chuyển “mê”
thành “giác”, không còn phải mặc cảm tội lỗi để chìm sâu trong đường tối tăm.
Đều có thể chuyển hết! Đó là một niềm tin vững mạnh để vươn lên, một chân lý
bình đẳng cao tuyệt, một ánh sáng hy vọng đầy vui sướng! Chúng ta không phải
làm chúng sanh mê muội mãi mãi!
Rõ được
ý nghĩa trên, chúng ta thấy chắc chắn không nghi ngờ: nói đến đạo Phật
là nói đến giác ngộ, đây là điều không thể thiếu, nhưng giác ngộ có cạn, có sâu
tùy trình độ mỗi người. Nếu cạn thì giác điều dở, điều xấu để bỏ; làm điều
lành, điều tốt để chuyển hóa ngay trong cuộc sống của mình.
Lên bậc
nữa, là giác ngộ vô thường, vô ngã, giác cái nhân sanh tử, mê lầm ái ngã khiến
dứt sạch thì đạt vô sanh Niết bàn.
Tiến
lên nữa, giác bản tánh chân thật bất sanh bất diệt cùng Phật không khác, giác
Phật tánh sẵn có nơi mọi chúng sanh. Mê bản tánh này là căn bản vô minh, là mở
đường đi vào cuộc luân hồi từ vô thỉ! Giác bản tánh này là con đường thành
Phật.
Trong Huyết mạch luận, Tổ sư bảo:
– “Phật
nói tất cả chúng sanh trọn là người mê, nhân đây tạo nghiệp, rơi vào sông sanh
tử, muốn ra lại vào, chỉ vì chẳng thấy tánh. Chúng sanh nếu chẳng mê nhân đâu
hỏi đến việc trong ấy, không có một người lãnh hội được, tự nhà mình giơ tay,
động chân vì sao chẳng biết?”.
Là việc
chúng ta sống hàng ngày, tuy giơ tay, động chân nhưng hỏi đến lại lờ mờ không
biết, cứ đi nhận những cái đâu đâu không mê là gì? Hãy xét kỹ xem. Ai xen vào
trong ta để làm những chuyện đó? Quả thật không ai khác xen vào, vậy tại sao
mình không rõ? Cho nên, mọi người cần giác ngộ trở lại chỗ này, đó chính là bản
hoài Phật ra đời mà trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật đã thố lộ rõ rằng: “Các Đức Phật Thế Tôn vì muốn cho
chúng sanh khai tri kiến Phật để
được thanh tịnh mà hiện ra đời; vì muốn chỉ tri kiến Phật cho chúng sanh mà hiện ra đời; vì muốn cho
chúng sanh tỏ ngộ tri kiến Phật mà
hiện ra đời; vì muốn cho chúng sanh chứng vào đạo tri kiến Phật mà hiện ra đời”.
Nói đơn
giản, chư Phật ra đời chỉ vì một việc: “Chỉ bày” cho chúng sanh, “ngộ nhập” tri
kiến Phật, mà tri kiến Phật, tức là sự “thấy biết giác ngộ”.
Chúng
ta hãy nhớ lại, Đức Phật Thích Ca sau bao năm tìm học ở các vị thầy, cuối cùng
Ngài buông hết, đến dưới cội bồ đề ngồi thiền định, rồi giác ngộ, vậy sự giác
ngộ đó từ đâu đến? Người học Phật đều biết rằng, khi sao Mai mọc, Ngài giác ngộ
thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; vậy trước khi sao Mai mọc, đạo Chánh
đẳng giác đó ở đâu? Đến khi sao
Mai mọc, nó ở đâu chạy lại khiến Ngài giác? Rõ ràng giác đó, chính là tâm giác
thôi, quyết không thể có gì khác. Giác ngộ vốn ở ngay nơi tâm, ngoài tâm tìm
giác ngộ, đó là giác ngộ trong kinh điển, trong sách vở ghi chép lại.
Cũng
trong Huyết mạch luận, Tổ sư bảo:
“Phật
là tự tâm mình làm thành, nhân đâu lìa ngoài tâm này tìm kiếm Phật? Phật trước,
Phật sau chỉ nói tâm ấy, tâm tức là Phật, Phật tức là tâm, ngoài tâm không
Phật, ngoài Phật không tâm. Nếu nói ngoài tâm có Phật, Phật ở chỗ nào?”.
Ở đây,
Tổ xác định rõ, Phật chính là tự tâm chúng ta, không thể tìm đâu khác. Bởi,
ngoài tâm làm sao có giác? Ngoài tâm, Phật lấy cái gì giác? Cái giác đó ở đâu? Ở sao Mai? Hay ở dưới
cội bồ đề? Lẽ thật rõ ràng như thế! Mà ai không có tâm? Không có
tâm hẳn
đã thành người thiên cổ rồi! Vậy ai có tâm, thì quyết đều có giác.
Muốn
đến chỗ cứu cánh chân thật thì phải tự chứng nghiệm, ngoài ra, không có cách gì
khác. Chính Đức Phật, ngay từ buổi đầu mới thành đạo, Ngài đã ngầm nói lên ý
đó rồi. Tức là thành đạo xong, Ngài chưa muốn đi thuyết pháp, đợi Phạm
Thiên thỉnh mấy phen Ngài mới hứa khả.
Trong
kinh Thánh Cầu – Trung Bộ kinh - chính Phật đã thuật
lại:
– “Này
các Tỷ kheo, rồi ta suy nghĩ như sau: - Phá p này do ta chứng được thật là sâu
kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu”.
Và
trong kinh Tạp A Hàm, tập II, bài kinh 404, lúc Phật ở tại nhà Phước
Đức, Ngài nắm một nắm lá trong tay hỏi các Tỷ kheo: – Lá cây trong tay ta nhiều
hay lá cây trong rừng nhiều?
Các Tỷ
kheo đáp: – Lá cây trong tay Phật rất ít, còn lá cây trong rừng nhiều không tính
kể. Phật liền bảo: – Ta
thành Đẳng chánh giác, những pháp do ta tự thấy mà vì người giảng nói chỉ ít
như lá cây trong tay. Còn chánh pháp ta tự tri khi thành Đẳng chánh giác mà
không nói ra thì nhiều như lá cây trong rừng.
Tại sao
Phật tu hành giác ngộ rồi Ngài không muốn nói lại cho người? Phật nói rõ: “Vì
pháp ấy sâu kín, khó thấy, vượt ngoài mọi lý luận, chỉ người trí mới hiểu
thấu”. Tức ngầm chỉ, chỗ Ngài chứng đó, vốn vượt ngoài ngôn ngữ, danh tự, bỏ xa
lý luận, suy nghĩ hiểu biết,
chỉ có người tự chứng mới cảm thông thôi. Vậy làm sao nói đây? Chính là Phật đã
ngầm nhắc cho hàng đệ tử sau này, phải thấy thấu đến chỗ sâu kín đó, chớ kẹt
trên ngôn ngữ mà Ngài đã nói ra.
Trong
nhà thiền có đoạn nhân duyên: Một thiền sư ở trên núi, nhân có việc xuống đồng
bằng. Lúc trở về, gặp một người cư sĩ cỡi ngựa chạy ngang qua, ông cư sĩ thấy
sư bèn gò cương ngựa lại hỏi:
– Thầy đi về đâu?
Thiền sưđáp:
– Tôi về đạo tràng.
Cư sĩ nói:
– Nơi nơi đều là đạo tràng, vậy thầy về chỗ nào?
Bất ngờ, thiền sư thoi vào hông cư sĩ bảo:
– Kẻ vô lễ ! Đã đến đạo tràng mà không xuống ngựa?
Cư sĩ câm họng.
Cho
thấy, ông cư sĩ học câu nói “đâu đâu cũng là đạo tràng”, nhưng khi bị thiền sư
gạn lại đành tắc tị. Rõ ràng ông chưa có chỗ sống chân thật, chưa tự mình cảm
nghiệm qua. Nếu quả thực ông cư sĩ có chỗ sống chân thật hẳn hoi, thì tự sẽ có
câu trả lời dễ dàng.
Bắt
nguồn của đạo Phật là từ sự giác ngộ, vậy người học Phật cũng phải có giác ngộ,
không thể thiếu. Thực tế, giác ngộ không phải cái gì xa lạ, ở đâu đâu, mà ở
chính ngay tâm người. Điều
xác quyết là, giác ngộ không thể có trong sách vở chữ nghĩa, sách vở chữ nghĩa
hẳn không thể ghi chép được ánh sáng giác ngộ. Đừng phí công giam mình trong
những cái khuôn chết đó, mà phải tự sống dậy ngay chính mình.
Ai ai
cũng có tâm thì ai ai cũng có quyền Giác, không ai có thể ngăn cản ai. Đây là
một lẽ thật bình đẳng cho tất cả, và cũng chính là điểm đặc biệt trong nhà
Phật. Rất là nhân bản, rất là con người!
Phật là
một bậc “Đạo sư” tức vị thầy dẫn đường, còn lại là mỗi người phải tự đi, không
thể ỷ lại vào ai khác. Đó cũng là điều mà người xưa đã khẳng định:
Ngã tâm bổn dữ Phật tăm tề,
Khoáng kiếp phiêu trầm chỉ vị mê.
Bồ đề Phạn ngữ, Đường ngôn giác,
Tâm tinh nhi tri thị Bồ đề.
Nghĩa :
Tâm ta, tâm Phặt vốn không hai,
Nhiều kiếp nổi chìm bởí tại mê.
Tiếng Phạn bồ đề, Tàu gọi giác,
Tâm “tịch” mà “ tri” ấy Bồ
đề!
Tâm ta
- tâm Phật cũng một tâm. Nói Bồ đề, nói giác cũng là danh từ, cần giác ngộ trở
lại ngay chỗ tâm “tịch” mà “tri” ấy. Tức phải nhớ kỹ: tịch mà tri, nghĩa là
“Lặng” mà “Biết”, “Biết” mà “Lặng”, phải đủ hai nghĩa như thế không thể thiếu
một. Lặng mà thiếu Biết là mê mờ, Biết mà thiếu Lặng là động khởi, là sinh diệt
lăng xăng. Còn ngay cái Biết mà lặng lẽ không một đối tượng gì, không một bạn
bè nào, thì Phật, Tổ hiện sáng ngời trong đó!./.