Thuật ngữ "Bodhi" bắt nguồn từ ngữ căn "budh" (thức tĩnh) [1] hàm nghĩa là Trí tuệ (~naa.na),
Giác ngộ hay Trí tuệ mà Ðấng Giác Ngộ, (Ðức Phật) đạt được. [2]
Thông thường, Bồ-đề bao gồm bảy pháp tu tập đưa đến Giác ngộ (Paali,
Bojha"nga; Skt. Bodhya"nga, Thất Giác chi) và sự chứng đắc giác ngộ thông qua các nguyên lý dẫn đến sự chín muồi của tỉnh thức. (Paali, bodhipakkhikaa-dhammaa hoặc bodhi-paacanaa-dhammaa; Skt. bodhi-pak.syaa-dharma).
Bên cạnh đó, trong ý nghĩa đặc biệt của giác ngộ, thuật ngữ "Bồ đề"
(Bodhi) còn được dùng để nói đến sự giác ngộ của chư Ðộc Giác Phật.
[3] Ðôi khi, thuật ngữ sambodhi (sự giác ngộ viên mãn) cũng
được dùng diễn đạt sự giác ngộ của Ðức Phật, chư Ðộc Giác Phật, và
các vị A-la-hán. [4] Tuy nhiên, trong trường hợp để phân biệt sự
giác ngộ của chư Phật Duyên Giác và các vị A-la-hán, thuật ngữ abhisambodhi (Vô thượng đẳng giác) và samma-sambodhi (chánh đẳng giác) được dành chỉ riêng cho giác ngộ của Ðức Phật.
Tam tạng Nikaaya cũng như văn học sớ giải đã nỗ lực giải thích ý nghĩa chuẩn xác thuật ngữ bồ-đề (bodhi). Vì thế, theo Sa'myutta-Nikaaya, [5] bồ-đề
chính là đạt được trí tuệ về Bốn Ðiều Chân Thật Vi Diệu (Tứ Thánh
Ðế). Mặt khác, con đường Giác ngộ [6] ả giác ngộ là con đường (có
nghĩa là Tám Con Ðường Chân Chánh). Giác ngộ được giải thích như là sự
thấu suốt bốn điều chân thật cao quý, đó là Bốn Ðiều Chân Thật
Vi Diệu [7]
Chứng đạt giác ngộ là thể nghiệm cá nhân và vì vậy chỉ có người
đạt ngộ mới thấu triệt bản chất và ý nghĩa của giác ngộ. Lại nữa,
nhiều đoạn trong Nikaaya đã lý giải sự chứng quả giác ngộ của Ðức Phật cũng như nội dung của chứng ngộ. [8]
Có hai vấn đề được đưa ra: Thứ nhất, giác ngộ được mô tả một cách
bình dị chính nhờ vào công phu thiền định đã mang lại ánh sáng chân
lý sau thời gian dài chịu thử thách và lạc lối. Thứ hai là cách
trình bày sinh động về cuộc ác chiến quyết liệt giữa con người với
Ma vương, cuối cùng Bồ-tát đã chiến thắng Ma vương và chứng quả
Chánh Ðẳng Giác. [9]
Hai cách diễn đạt này cho thấy rõ: cách thứ nhất diễn đạt là lúc
ban đầu và cách diễn đạt thứ hai là thần thoại hoá sau này, có lẽ
cách diễn đạt sau này để cố gắng trình bày tượng trưng cuộc chiến
đấu nội tâm của Bồ-tát ngay trước giờ phút thành Chánh Giác.
Những cứ liệu văn bản sớm nhất cho rằng thái tử Sĩ-đạt-ta
(Siddhattha Gotama) thoát ly đời sống gia đình với mục đích duy nhất
là chấm dứt hiện hữu luân hồi vốn chứa đầy đau khổ. [10] Trải qua
thời gian khá dài trong thử thách và đi sai đường, cuối cùng Ngài liễu
tri trọn vẹn nguyên nhân của tất cả đau khổ trong đời và thấy rõ con
đường đưa đến chấm dứt mọi đau khổ ấy. Chính sự nhận thức thấu
đáo này được gọi là giác ngộ. [11]
Từ các cứ liệu kinh điển nguyên thuỷ, chúng ta hoàn toàn thấy rõ
Ðức Phật đạt đến đỉnh cao nhất của trí tuệ chính là do đoạn trừ mọi
lậu hoặc (aasavakkhaya-~naa.na). [12] Hai loại tuệ giác khác đó là tuệ giác biết được nhiều kiếp trước của mình và chúng sanh (Paali, pubbenivaasaanussati-~naa.na; Hán-việt dịch là túc mạng minh) và tuệ giác biết được hiện tượng sanh và diệt của chúng sanh (Paali, dibbacakkhu-~naa.na; Hán-việt dịch là thiên nhãn minh)
là những bước chứng ngộ đầu tiên. Trong nhiều kinh điển, giây phút
chứng ngộ này được minh hoạ như đoạn văn dưới đây: " Với tâm định
tĩnh ta hướng tâm đến trí tuệ đoạn trừ mọi lậu hoặc (aasavaana'm khaya~naa.naaya citta'm abhininaamesi'm). Ta nhận chân: đây là khổ (dukkha),
đây là nguyên nhân của khổ, đây là sự đoạn diệt khổ, đây là con
đường đưa đến sự đoạn diệt khổ. Ta nhận chân: Ðây là lậu hoặc...,
đây là tiến trình đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc. Biết như vậy,
thấy như vậy, tâm ta thoát khỏi mọi lậu hoặc của dục ái (kaamasava), hữu ái (bhavaasava) và vô minh ái (avijjaasava). Khi tâm được giải thoát, ta biết rằng ta được giải thoát, và nhận thức: sanh đã tận (khii.naa jaati), phạm hạnh đã thành (vusita'm bramacariyam), việc nên làm đã làm (kata'm kara.niiya'm), không còn trở lại đời sống nầy nữa"(naapara'm itthattaaya).
[13] Sau khi tâm giải thoát khỏi vô minh, nguồn gốc của tất cả khổ
và tái sanh, tuệ giác đoạn trừ các lậu hoặc trở nên viên mãn. Kể từ
khi Bồ-tát Gotama chứng quả Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ngài được tôn
xưng danh hiệu là Bậc Giác Ngộ, Ðức Phật.
Kinh điển nguyên thủy không quan niệm rằng thuật ngữ bồ-đề (bodhi) chỉ dành riêng cho Ðức Phật. Tất cả những vị đã vượt ra ngoài cơn lốc xoáy của sanh tử, đạt được lậu tận trí (aasavakkhaya-~naa.na) đều được gọi là Bậc Giác Ngộ và cũng chỉ cho những vị đã đoạn trừ được các lậu hoặc (khii.naasava)
hay còn gọi là những vị A-la-hán. Ðức Phật đạt đến cực điểm của
tiến bộ tâm linh ngang qua chứng ngộ quả vị A-la-hán. Ngài là vị
A-la-hán đầu tiên và cũng được xem như những vị A-la-hán khác. [14]
Chứng quả giác ngộ trước những vị khác, Ngài đi tìm lại con đường mà
nó đã mất dấu quá lâu trên cõi đời. [15] Vì vậy, Ngài là vị tiên
phong đã thành công trên bước đường tìm cầu mục đích giải thoát,
trong khi đó những vị A-la-hán khác hành theo pháp của Ngài, do đó
những vị ấy cũng được gọi là những Bậc Giác Ngộ sau sự giác ngộ của
đức Phật (buddhaanubuddhaa). [16]
Từ thời xa xưa đã có những nỗ lực phân biệt sự giác ngộ của Ðức
Phật khác với sự giác ngộ với chúng đệ tử của Ngài. Có lẽ vì mục
tiêu này mà sự giác ngộ của Ðức Phật đã được xem là sự giác ngộ viên
mãn nhất (anuttara-sammaa-sambodhi). Cùng với việc mở rộng
khái niệm "Ðức Phật," nội dung giác ngộ của Ðức Phật cũng trải qua
nhiều thay đổi. Vì vậy người ta cho rằng mặc dù Ðức Phật và chư vị
A-la-hán đều chứng đạt tam minh (tisso vijaa) nhưng tam
minh của Ðức Phật vẫn khác với chư vị A-la-hán. Tuệ giác của Ðức
Phật được cho là do thành tựu từ nhiều phương diện. Ngài đã đạt được
lục thông (chaầ abhi~n~naa), thập lực (dasabala), tứ vô sở uý (catu-vesaarajja), v.v... . Ngài đã thuần thục các pháp đưa đến Giác ngộ (bodhi-pakkhikaa-dhammaa). Sau càng về sau Ngài được tôn là Ðấng Toàn Trí (sabba~n~nu). Tất cả những đặc điểm biểu trưng này được xem như phần nào về sự giác ngộ của Ðức Phật. [17]
Chính vì nội dung của Giác ngộ thay đổi làm cho quan niệm về con
đường đưa đến giác ngộ dường như cũng có một vài biến đổi. Các cứ
liệu kinh điển nguyên thủy mô tả về sự chứng ngộ quả Vô Thượng Chánh
Ðẳng Chánh Giác của Ðức Phật, sau khi từ bỏ hai cực đoan là tham
đắm ngũ dục lạc (kaamasukhallikaanuyoga) và khổ hạnh ép xác (attakilamthaanuyoga), Ngài đi theo con đường Trung đạo (majjhimaapa.tipadaa), tu tập Giới (siila), Ðịnh (samaadhi), và Tuệ (pa~n~naa);
chính con đường Trung đạo này đã đưa Ngài đến giác ngộ. Cũng có một
số cứ liệu kinh điển trình bày nhiều phương tiện chứng đạt giác ngộ
theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn trong Samyutta Nikaya, [18] có
đoạn viết: chính do sự tu tập đạt được bốn thần thông (iddhi-paada),
Ðức Như Lai được tôn xưng là một vị A-la-hán, một vị giác ngộĩ viên
mãn. Ở một đoạn khác trong kinh Tương ưng, tu tập bảy pháp giác ngộ
được xem là nhân, là duyên đưa đến quả Giác Ngộ. [19] Những bản
kinh sớm hơn không đề cập lại các pháp tu tập căn bản hướng đến Giác
ngộ (bodhi-pakkhikaa-dhammaa). Về sau, số lượng các pháp
tu tập then chốt này được tăng lên ba mươi bảy hoặc bốn mươi ba. Cho
đến sau này, cùng với đà phát triển của trường phái Ðại thừa, Lục
Ba-la-mật (paaramita) và Thập Ðịa (Bhuumi) cũng được xem là những nhân duyên thiết yếu đưa đến quả giác ngộ. [20]
Chứng đạt giác ngộ cũng đồng với chứng đạt Niết-bàn. Ðây là mục đích mà tất cả những vị đoạn trừ hết thảy mọi lậu hoặc (aasava) dù là Chư Phật, chư Phật Ðộc Giác, hay các bậc giác ngộ sau giác ngộ của Ðức Phật. Phật giáo Nguyên Thủy (Theravaada)
không buộc chúng ta trở thành Phật để chứng đạt Niết bàn nhưng chủ
yếu chủ trương đoạn trừ các lậu hoặc để đạt Niết-bàn. Phật giáo
Nguyên thủy cho rằng có ba bậc giác ngộ: Chư Phật, Ðộc Giác Phật, các
vị giác ngộ sau Ðức Phật hay còn là chư vị A-la-hán. Nhưng lý tưởng
này không được xem như như ba lý tưởng khác nhau mà những vị theo
Thượng Toạ Bộ theo đuổi như là sự lựa chọn của mình. Tuy nhiên, sau này
cùng với trào lưu phát triển của Phật giáo Ðại thừa và khái niệm
Bồ-tát, các quả vị này được tuyên bố dứt khoát là ba giai đoạn tu tập
tâm linh khác nhau đưa đến ba bậc giác ngộ khác nhau là Vô Thượng
Chánh Ðẳng Chánh Giác (anutara-samyaksambodhi), Duyên Giác (pratyekabuddha-bodhi), và Thanh Văn Giác ('sraavaka-yaana) để đối thừa với ba quả vị giác ngộ này, Tam thừa đã được thành lập, đó là Bồ-tát thừa (bodhi-satva-yaana), [21] Duyên Giác thừa (pratyekabuddha-yaana) và Thanh Văn thừa ('sraavaka-yaana). Hai thừa sau được xem như thấp hơn nhiều so với Bồ-tát thừa.
Khi Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Ðại thừa truyền bá rộng rãi
đến nhiều nước khác, các quan điểm và giáo lý đã bị thay đổi nhiều
để phù hợp với niềm tin và quan niệm riêng biệt của mỗi nước. Kết
quả là nội dung và bản chất của Giác ngộ cũng thay đổi ở mức độ nào
đó. Các trường phái Phật giáo ở Trung Quốc và Nhật Bản đã trình bày
thêm nhiều quan niệm khác liên quan đến bản chất giác ngộ và con
đường đạt đến giác ngộ. Ví dụ, một mặt, Phật giáo Thiền dạy rằng
giác ngộ đạt được nhờ sự tuệ tri về bản chất của hành giả (kiến tánh
thành Phật). Mặt khác Phật giáo Tịnh Ðộ cho rằng đạt được giác ngộ
thông qua sự tế độ của Ðức Phật A-di-đà. Phật giáo Thiên Thai kể ra
năm mươi hai giai đoạn hành giả phải vượt qua trước khi đạt giác ngộ
viên mãn. Một số trường phái cho rằng chứng đạt giác ngộ phải tu
tập từng bước (tiệm ngộ), trong khi đó một số trường phái khác lại
cho rằng chứng đạt giác ngộ là sự trực ngộ nhanh chóng (đốn ngộ).
Chính sự khác nhau này đưa đến việc hình thành hai trường phái thiền
Phật giáo riêng biệt./.
* * *
[Dịch từ nguyên tác tiếng Anh "Bodhi" trong Từ Ðiển Bách Khoa Phật Giáo (Encyclopaedia of Buddhism), tập III, do giáo sư G.P. Malalasekera làm tổng biên tập. Ceylon: The Government Press, 1971, trang 178-180]
Chữ Viết Tắt
A. A"nguttara NIkaaya, I - VI, ed. R. Morris, E. Hardy, C. A. F. Rhys Davids, PTS. 1885-1910.
DA. Diighanikaaya A.t.thakathaa (Suma"ngalavilaasinii), I - III, ed. T. W. Rhys Davids, J. E. Carpenter, W. Stede, PTS. 1886-1932.
J. Jaataka (with commentary), I - VI, ed. V. Fausbưll, PTS. 1962.
Lal. Lalitavistara, ed. P. L. Vaidya, PTS. 1, 1958.
M. Majjhima Nikaaya, I - IV, ed. V. Trenckner, R. Chalmers, Mrs. Rhys Davids, PTS. 1888-1925.
M.A Majjhimanikaaya A.t.thakathaa (Pa~ncasuudani), I-V, ed. J. H. Woods, D. Kosambi, I. B. Horner, PTS. 1922-38.
Mhvu. Mahaavastu, I - III, ed. E. Senart, Paris, 1882-97.
S. Sa'myutta Nikaaya, I - VI, ed. L. Féer and Mrs. Rhys Davids, PTS. 1884-1904.
Sn. Suttanipaata, ed. D. Anderser and Smith, PTS. 1913.
SnA. Suttanipaata A.t.thakathaa (Paramatthajotikaa II), ed. H. Smith, PTS. 1916-18.
tr. trang
VbhA Vibha"nga A.t.thakathaa (Sammohavinodanii), ed. A. P. Buddhadatta, PTS.
Vin. Vinayapi.taka, I - V, ed. H. Oldenberg, London, 1879-83.
VinA Vinaya A.t.thakathaa (Samantapaasaadikaa), I - VII, ed. J. Takakusu, M. Nagai, PTS. 1924-47.
vctkt. và các trang kế tiếp
Chú Thích
[1] Bodhin- manas: Rg- veda, v. 75. 1. viii, 82, 18.
[2] Trong ngữ cảnh này 'trí tuệ' có nghĩa là thấy rõ được bản chất thật của các pháp (yathaabhuuta~naa.na).
[3] Xem thêm các thuật ngữ pacceka - bodhi (J. III, tr. 348;
trong SnA. tr. 73 dùng để phân biệt với thuật ngữ sammaa - sambodhi) và
pacceka - bodhi - ~naa.na (J. IV, tr. 114). Ðiều đáng lưu ý là thuật
ngữ saavaka - bodhi không thấy xuất hiện trong kinh điển Paali và
văn học sớ giải mặc dù thuật ngữ Sanskrit tương đương là 'sravaka -
bodhi được dùng phổ thông trong các bản văn Sanskrit Phật giáo. Ghi
chú trong DA. I, tr. 100 có liệt kê ba cấp độ trí tuệ: Trí tuệ Thanh
văn (saavaka-paaramii-~naa.na), Trí tuệ Duyên Giác Phật
(pacceka-buddha-~naa.na), Trí tuệ của Phật (sabba~n~nuta-~naa.na).
Ðôi khi, thuật ngữ bodhi cũng được dùng để chỉ cho trí tuệ cao tột
của người tu khổ hạnh (ví dụ như trong J. V, tr. 229-230).
[4] Rhys Davids cho rằng thuật ngữ này tuyệt nhiên không có nghĩa
là trí tuệ của Ðức Phật mà nó luôn luôn chỉ cho tuệ quán ở trạng
thái cao hơn bậc Arahant (Dialogues, I, tr. 190 vctkt). Tuy nhiên,
quan điểm của ông không chấp nhận cách giải thích các dữ kiện liên
quan đến nguyên bản (xem thêm S. I, tr. 181; M. I, tr. 17, 163; Sn. kệ.
693, 696).
[5] Sa'myutta Nikaaya (Tương Ưng Bộ Kinh), tập V, tr. 423.
[6] Bodhiiti maggo (con đường giác ngộ): M.A. I, tr.54; VinA. I. tr. 139.
[7] Xem thêm I. B. Horner, Early Buddhist Theory of Man Perfect, London, 1936, tr. 34 vctkt. VàVbhA. tr. 310.
[8] Có nhiều đoạn trong kinh mô tả các vị đệ tử của Ðức Phật
chứng quả Giác ngộ. Trong Thera and Theri - gaathaa (Trưởng Lão
TăngKệ và Trưởng Lão Ni Kệ) cũng có rất nhiều đoạn mô tả như vậy.
[9] M. I., tr.160-161., 240-241; Sn. Kệ 425- 49; xem thêm Lal. tr. 218 vctkt., Mhvu. II, tr. 238).
[10] dukkha: M. I, tr. 163; A. I, tr. 145; S. II, tr. 104; III, tr. 65.
[11] M. I, tr. 167.
[12] Trong kinh Ariyapariyesana (M.I, tr. 163) không sử dụng
thuật ngữ đặc biệt này, tuy nhiên ý tưởng đã diễn đạt ý nghĩa quan
trọng của nó.
[13] M. I. tr.23, 249.
[14] Vin. I, tr. 14
[15] S. II, tr. 105; V, tr. 160-161; M. III, tr.8.
[16] Liên quan đến sự khác nhau giữa Ðức Phật và các vị A-la-hán.
[17] Xem ERE. II, tr. 740.
[18] M. V, tr. 127-128.
[19] S. V, tr. 127-128.
[20] Liên quan đến lời giải thích Bodhi của Mật Tông.
[21] Những quan niệm này về sau được trường phái Nguyên thủy Phật
giáo (Theravaada Buddhism) công nhận. Dường như nó được giới thiệu
vào Phật giáo Tích lan trong thời kỳ Polonnaruwa, trong suốt thời
gian đó, đông đảo Phật tử của Ðại thừa Phật giáo cũng đã tìm ra
hướng đi cho chính họ.
Theo: DPNN