Phật Học Online

Làm được thân người là một điều khó

Thực sự sẽ rất khó để tái sanh làm thân người hoàn hảo trở lại. Tại sao nó quá khó? Tại sao vô cùng khó để tái sinh làm thân người hoàn hảo khác? 

Điều đó xảy ra bởi vì chúng ta chưa từng nhận được sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này mà không có lý do; sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này không phải không có nguyên nhân. Tại sao trong kiếp này chúng ta nhận được một sự tái sanh làm thân người hoàn hảo, gặp được giáo pháp và có cơ hội để thực tập thiền, chế ngự tâm mình? Đây là bởi vì trong nhiều kiếp trước, chúng ta đã tân thủ luật nhân quả nghiệp báo, sống trong phẩm hạnh giới luật, tạo nhiều việc thiện và thực hiện nhiều thệ nguyện để được tái sanh làm thân người hiện tại này. Trong nhiều kiếp trước, chúng ta đã hoạt động rất tích cực, nổ lực rất nhiều để tạo ra nguyên nhân của tái sanh làm thân người quý báu này.

Nếu có thể làm được thân người hoàn hảo này trong nhiều đời, một cách dễ dàng, từ kiếp này đến kiếp khác, thì có lẽ chúng ta sẽ không phải lo lắng. Nếu sự tái sanh làm thân người hoàn hảo dể như việc trồng lúa—bạn gieo hạt giống, chúng sẽ mọc lên, tạo ra nhiều hạt giống hơn, bạn tiếp tục gieo những hạt giống đó và thu hoạch nhiều lúa hơn—nếu khi đã chết tự nhiên tái sinh làm thân người hoàn hảo khác, thì chúng ta sẽ không phải lo lắng nhiều về việc khiến cuộc sống này trở nên có ý nghĩa. Sẽ không quá nguy hiểm khi hoang phí nó. Tuy nhiên, nó hoàn toàn không phải như vậy.

          Thực sự sẽ rất khó để tái sanh làm thân người hoàn hảo trở lại. Tại sao nó quá khó? Tại sao vô cùng khó để tái sinh làm thân người hoàn hảo khác? Điều đó xảy ra bởi vì chúng ta chưa từng nhận được sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này mà không có lý do; sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này không phải không có nguyên nhân. Tại sao trong kiếp này chúng ta nhận được một sự tái sanh làm thân người hoàn hảo, gặp được giáo pháp và có cơ hội để thực tập thiền, chế ngự tâm mình? Đây là bởi vì trong nhiều kiếp trước, chúng ta đã tân thủ luật nhân quả nghiệp báo, sống trong phẩm hạnh giới luật, tạo nhiều việc thiện và thực hiện nhiều thệ nguyện để được tái sanh làm thân người hiện tại này. Trong nhiều kiếp trước, chúng ta đã hoạt động rất tích cực, nổ lực rất nhiều để tạo ra nguyên nhân của tái sanh làm thân người quý báu này.

          Vì vậy, sự tái sanh làm người này không phải một điều gì đó đã từng nhận được mà không có nguyên nhân, một điều độc lập, tự có. Nó không phải như vậy. Do đó, việc được tái sanh làm thân người hoàn hảo trong tương phụ thuộc vào chúng ta có tạo ra nguyên nhân làm thân người hoàn hảo ở tương lai trong đời này hay không; nó nằm trong lòng bàn tay của thân người hiện tại của mình. Nếu đời này không tạo ra nguyên nhân để tái sanh được làm thân người hoàn hảo, thì chúng ta sẽ không sẽ không đầu thai lại làm người ở tương lai. Nếu trong đời này tạo ra nguyên nhân để được tái sanh làm người hoàn hảo, thì chúng ta sẽ nhận sự tái sanh làm người ở kiếp sau. Tất cả đều phụ thuộc vào kiếp sống hiện tại này của chúng ta.

          Như vậy, tại sao tái sanh làm thân người hoàn hảo là điều rất khó? Điều đó xảy ra bởi vì nguyên nhân để được làm thân người là vô cùng khó gây tạo. Ví dụ, hãy quan sát như vậy theo quan điểm của tư cách đạo đức. Nếu quan sát theo cách này, chúng ta có thể hình dung mình sẽ tái sinh làm người hoàn hảo trở lại hay không. Hãy suy nghỉ: “từ khi sinh ra cho tới bây giờ, tôi đã từng tuân giữ phẩm hạnh đạo đức như là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm hay chưa? Trong đời này, tôi đã vâng giữ giới luật đạo đức như vậy hay chưa?”.

          Hơn nữa, hãy quán chiếu: “tôi đã từng không nói dối, không ngồi lê đôi mách, không nói lời thô tục, không vu khống người khác hay chưa? Tôi đã từng vâng giữ những giới luật đạo đức này trong đời mình hay chưa?”. Đồng thời hãy quan sát: “tôi đã từng không sanh khởi ác tâm, tham lam hoặc tin theo tà đạo rằng không có thực tại tuyệt đối, không có Phật, không có pháp, không có Tăng và không có kiếp trước, kiếp sau? Tôi đã từng vâng giữ bất cứ giới luật đạo đức này trong đời mình hay chưa?”. Bây giờ, bạn hãy suy ngẩm: “thậm chí trong một ngày, tôi đã từng tuân thủ các giới luật đạo đức hay chưa?”. Nếu bạn nhận thấy mình đã từng tuân theo những giới luật như vậy, thì đó là điều để cảm nhận an vui hạnh phúc. Vì vậy, ngay bây giờ, sau khi quán chiếu, bạn hãy suy ngẫm: “nếu bây giờ tôi chết, có thể được tái sanh làm thân người hoàn hảo trở lại?”. Hãy tự hỏi chính mình.

          Do vậy, đó là việc quán chiếu để thấy chúng ta đã từng tuân thủ theo bất cứ giới luật đạo đức nào trong đời mình hay chưa. Chúng ta không cần nghiên cứu điều đó một cách cẩn thận nhằm nhận thấy có hay không, mà với tâm tiêu cực, chúng ta đã từng làm những điều ngược lại: ba hành động phi đạo đức của thân(ba nghiệp ác  của thân)—sát sanh, trộm cướp, tà dâm; bốn hành động phi đạo đức của miệng(bốn nghiệp ác của miệng)—nói dối, nói lời hung ác, vu khống và ngồi lê đôi mách; ba hành động phi đạo đức của ý—sanh khởi ác ý, tham lam và theo tà đạo. Nếu quán chiếu cách mà nhiều hành động như vậy được gây tạo từ khi mình sinh ra cho tới bây giờ, thì chúng ta không cần phải lo lắng và không nhận thấy bất cứ điều gì. Thực chất rất dể để thấy rằng chúng ta có nó; chúng ta không phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm.

          Dù sao đi nữa, những gì tôi muốn trình bày chính là điều này: không chắc chắn chúng ta sẽ được tái sinh làm thân người khác chứ chưa nói đến việc tái sanh làm thân người hoàn hảo trong nhiều kiếp sau của mình. Do đó, bây giờ, được làm thân người, chúng ta phải tuyệt đối nhận rõ bản chất của nó. Bản chất của thân người hoàn hảo ấy là gì? Đó là ba kết quả tạm thời cũng như tối hậu mà tôi đã đề cập trên đây, kết quả cao nhất là sự giác ngộ. Vì thế, trong khi nắm bắt hạt châu quý báu của thân người hoàn hảo này trên tay mình, chúng ta phải chắc chắn tạo ra nguyên nhân của giác ngộ, bởi vì hầu như không chắc chắn trong tương lai chúng ta có cơ hội này nữa.

          Chúng ta nhận thấy hầu như không chắc chắn bởi vì quá dể dàng để nhận biết cách mà nhiều hành động tiêu cực (ác nghiệp) được chúng ta thực hiện trong đời sống của mình, các hành động khác nhau của thân, miệng được thực hiện với tâm ý tiêu cực, với vô minh, chấp thủ, sân hận và các phiền não khác. Bởi vì đã từng gây tạo các hành động tiêu cực quá nhiều lần, những hành động phi đạo đức mà tôi đã trình bày, nên không theedr tránh khỏi việc chúng ta sẽ kinh qua hậu quả của chúng.

          Những gì gây ra các hành động như sát sanh, trộm cướp và nói dối là điều mà chúng được thực hiện bởi vô minh phiền não. Nếu thực hiện các hành động tương tự mà không có vô minh, vị kỉ, chỉ với tâm Bồ-đề, thì chúng không trở nên phi đạo đức. Phật giáo giải thích rằng những gì tạo nên một hành động phi đạo đức là không phải chính hành động đó mà do tâm gây tạo nên nó. 

www.daophatngaynay.com


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage