Hãy nhìn lại bạn về những hậu quả của giận dữ nguy hại
Bạn
không muốn hại bản thân bạn chớ? Dĩ nhiên, không ai muốn hại chính
mình. Nhưng khi chúng ta nổi giận, chúng ta thật sự đang làm hại chính
bản thân mình.
Trong quyển sách hướng dẫn thiền định Visuddhi Magga (Thanh tịnh đạo) có nói: "Trong
lúc giận dữ với kẻ khác, có thể bạn làm tổn thương hoặc không làm
thương anh ta, nhưng một điều chắc rằng bạn đang tổn thương. Và khi nổi
giận bạn giống như người muốn đá vào kẻ khác và đang nắm cục than đỏ rực
hoặc cục phân hôi thối và vì thế trước tiên bạn bị phỏng hoặc làm cho
bản thân bạn bị hôi thối".
Ôi!
Ðã có người ngu xuẩn hơn bạn rồi! Ðúng vậy, chúng ta nổi giận, có thể
làm hại hoặc không làm hại kẻ khác nhưng có điều chắc chắn rằng chúng ta
đang làm hại chính bản thân chúng ta. Làm hại như thế nào? Trước tiên,
chúng ta đang đầu độc vào đầu óc chúng ta qua những lần nổi giận, vì
giận dữ (dosa) là trạng thái tinh thần không lành mạnh và trong lúc nóng
giận, chúng ta đang làm tổn thương và làm ô nhiễm đầu óc của chúng ta.
Là
người Phật-tử, chúng ta nên biết rằng bất kỳ trạng thái không lành mạnh
nào của tinh thần cũng dẫn đến những hậu quả xấu (akusala vipàka). Vì
thế nếu chúng ta không muốn quả xấu, thế thì phải khôn ngoan lèo lái ra
khỏi cơn sân si và tất cả những trạng thái không lành mạnh của tinh
thần.
Như
chúng tôi đã đề cập ở trước, trạng thái tinh thần cũng liên quan đến
sức khỏe của cơ thể. Qua sự nghiên cứu của Paul Pearsall, một bác sĩ
người Mỹ thì "Mỗi suy nghĩ và cảm giác đi cùng với trận mưa hóa học của não mà nó sẽ ảnh hưởng đến hành triệu tế bào".
Ông còn nhấn mạnh rằng: "sức khỏe của chúng ta có thể tiến triển theo sự điều khiển quá mức của xúc cảm".
Trong quyển sách "Siêu miễn dịch" của bác sĩ Pearsall có viết: "Những
vật vô hình như :suy nghĩ và cảm giác có thể gây ra bệnh tật và làm cho
cơ thể trở nên khỏe mạnh ... Những vi trùng, mầm bệnh liên tục lởn vởn
quanh chúng ta, nhưng chúng không trú và bám chặt nếu địa thế không
thích hợp. Ðịa thế này được bồi bón bởi suy nghĩ, cách nhận thức, cảm
giác và sự cảm nhận."
Một bác sĩ khác, U Aung Thein đã giải thích trên tạp chí "Sinh học và sự thiền định của người Phật-tử"
rằng những xúc cảm không lành mạnh có thể phá rối sự cân bằng sinh hóa
học của cơ thể. Những chất hóa học do cơ thể tiết ra là kết quả do những
xúc cảm gây ra chúng có thể ảnh hưởng bất lợi đến những cơ quan khác,
chẳng hạn như: tuyến giáp vùng thượng thận, vỏ não, bộ máy tiêu hóa và
sự tái sinh những tế bào khác.
Lấy
ví dụ: giận dữ là nguyên nhân của việc tiết ra chất hóa học epinefrine
mà có tác dụng ngược lại làm tăng áp huyết, tim đập nhanh và tiêu hao
lượng oxygen kéo dài hoặc sự xuất hiện thường xuyên của những trạng thái
tinh thần không lành mạnh có thể gây ra những căn bệnh vặt như : loét
trong hệ thống tiêu hóa, chứng khó tiêu, những vấn đề về tim và thậm chí
gây ra ung thư.
Nhận
thấy những hậu quả nguy hiểm của giận dữ và những trạng thái tinh thần
không lành mạnh tác động lên cả tinh thần và cơ thể, chúng ta phải càng
nhanh chóng quyết định loại bỏ những xúc cảm tiêu cực này. Chúng ta phải
nhanh chóng cố gắng tống khứ chúng ra khỏi đầu óc của chúng ta khi
chúng nổi lên. Quyết định hành tính kiên nhẫn và giữ tinh thần thư thái ở
mọi hoàn cảnh.
Hãy soi gương
Nam
hay nữ khi nổi giận đều rất xấu. Nếu bạn soi gương thấy vẻ mặt nhăn nhó
của bạn khi nổi giận, chắc rằng bạn sẽ không thích. Có lẽ tất cả chúng
ta ai cũng có cái gương nhỏ bỏ trong túi để khi chúng ta nổi giận có thể
nhanh chóng rút ra soi xem dung nhan xinh đẹp của mình khi nổi giận. Có
thể đó là liều thuốc giải độc tức thì trong việc dập tắt những ngọn lửa
sân trong bản thân ta.
Ngay
cả là một hoa hậu nếu cô ta có thói quen hay nổi giận thì dần dần theo
thời gian cũng tàn phai xấu xí. Những vết nhăn sẽ xấu hiện trước tuổi
khi cô ta luôn cau có. Hoặc trên khuôn mặt của cô ta luôn biểu lộ sự
không thiện cảm, luôn cãi cọ, kiếm chuyện làm cho kẻ khác luôn muốn
tránh xa. Ngược lại, một người luôn mỉm cười và bản thân luôn hiền lành,
ít khi nổi giận, luôn có một tình yêu chân thật. Anh ta hoặc cô ta đi
đến đâu đều được mọi người nồng hậu tiếp đón và quý mến.
Những
người ở kiếp này xấu xí là do ở kiếp trước họ luôn sân si. Luật tạo hóa
ra nghiệp có viết rằng: những ai mang lòng oán giận hay tính khí giận
dữ nếu kiếp sau được tái sinh làm người sẽ có diện mạo xấu xí hoặc thậm
chí rất gớm ghiếc. Vì thế chúng là những người Phật-tử, tin vào luật tạo
hóa ra nghiệp chướng và đó là luật tự nhiên gieo nhân nào thì gặt quả
đó. Chúng ta phải biết kiềm chế thoát ra khỏi cơn sân si. Nếu bạn nổi
giận, hãy nghĩ đến những nghiệp xấu mà có thể xảy ra với bạn và bạn
nhanh chóng nguôi cơn giận.
Hãy nhận biết rằng chúng ta phải làm chủ những hành động của chúng ta
Chúng
ta phải biết làm chủ những hành động của chúng ta cho dù chúng ta làm
bất cứ việc gì chúng ta sẽ phải gánh chịu. Trong lời giảng về luật
nghiệp báo Ðức Phật đã nói: "Này các vị Tỳ kheo, con người là chủ nhân
những hành động của họ". Họ là những người thừa kế cho những hành động
của họ. Hành động là cái noi của con người. Con người gắn liền với hành
động của họ. Hành động của họ chính là nơi ẩn náu. Họ làm bất cứ việc gì
dù tốt hay xấu cũng sẽ là người thừa kế.
Nhận
thức được điều đó, chúng ta cảm thấy lo lắng cho người có tính khí cáu
kỉnh hoặc hay oán thù. Tại sao vậy? Bởi vì ở trạng thái nóng giận hay
cáu kỉnh, anh ta đang chất thành đống thành đống nghiệp xấu mà một ngày
nào đó anh ta sẽ gánh chịu những kết quả mà không dễ chịu tí nào. Nếu
anh ta không thay đổi thói quen ấy cuối cùng anh ta có thể sa vào địa
ngục. Và nếu ta trả lại bằng sự thù hận hay cáu gắt, giận dữ, chúng ta
cũng sẽ chẳng hơn gì anh ta. Cuối cùng chúng ta cũng sẽ sa vào địa ngục.
Khi
chúng ta suy ngẫm về luật nghiệp hóa, chúng ta sẽ bình tĩnh. Bởi vì
luật nghiệp hóa là một định luật áp đặt chúng ta phải tự gánh trách
nhiệm. Mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm với việc làm của chúng ta.
Nếu một người làm việc xấu, anh ta sẽ phải chịu nghiệp báo xấu. Mọi
việc đều do chúng ta, chúng ta phải lánh xa cơn giận dữ và tất cả những
trạng thái không lành mạnh của tinh thần.
Hãy xét về mặt tốt của người đó
Mỗi
người đều có những đức tính tốt. Nếu chúng ta nhận thấy những điểm tốt
của kẻ khác, có thể chúng ta sẽ không nổi giận với nó. Anh ta có thể
giúp cho chúng ta trong cách này hay cách khác. Khi chúng ta nhớ lại
những đức tính tốt của anh ta và những việc làm mà anh ta đã làm trước
đây. Chúng ta sẽ mềm lòng và dịu xuống. Chúng ta cũng nên nhớ rằng không
có ai hoàn hảo cả và ngay cả bản thân chúng ta cũng có những sai lầm
nữa. Ðức Phật nói rằng: hãy nhìn vào những sai lầm của chúng ta và sửa
chúng tốt hơn là nhìn vào những sai lầm của kẻ khác. Ðiều đó nói lên
rằng nhận thấy một lỗi lầm của chính bản thân ta còn tốt hơn là nhận
thấy hàng ngàn lỗi lầm của kẻ khác.
Lạnh như băng
Khi
chúng ta nổi giận, chúng ta không nên hành động hoặc nói điều gì cả. Vì
ở tâm trạng đó, những gì chúng ta làm hay nói có thể là không đúng.
Chúng ta có thể làm hoặc hoặc nói điều gì đó gây tổn thương mà sao này
chúng ta hối hận. Sau này, thậm chí khi chúng ta nói câu "xin lỗi" thì
cũng sẽ quá trể rồi, bởi vì sự tổn hại đã xảy ra rồi. Một người bị tổn
hại khó có khả năng giúp cho anh ta thay đổi thái độ hay cảm nghĩ về
chúng ta.
Vì
vậy, khi cơn giận nổi lên, chúng ta nên lạnh như băng đi và giống như
một khúc gỗ vậy. Chỉ sau khi chúng ta dập tắt cơn giận, chúng ta hãy nói
hay làm điều gì đó. Vì vậy chúng ta rơi trở lại nguyên tắc chỉ hành
động sau khi đầu óc đã bình tĩnh và thoải mái. Lúc đó, những gì chúng ta
làm sẽ tốt hơn và sẽ không có nguyên nhân để cho chúng ta ăn năn hay
hối hận sau này.
Không một ai thoát khỏi bị khiển trách.
Một lần nọ Ðức Phật nói với đệ tử Atula "Này
Atula, sự việc này đã có từ lâu rồi chứ không chỉ của ngày hôm nay; Họ
khiển trách anh ta vì anh ta vì anh ta giữ thái độ yên lặng, họ khiển
trách anh ta vì anh ta nói quá nhiều, họ khiển trách anh ta vì anh ta
nói năng từ tốn; không một ai trên thế gian này không bị khiển trách cả?
Nếu chúng ta quan sát bản thân chúng ta, chúng ta thấy rằng điều này
hoàn toàn đúng. Không một ai trên thế gian này thoát khỏi bị khiển
trách. Chúng ta làm bất kỳ việc gì cũng bị vài người ở đâu đó tìm ra lỗi
lầm của chúng ta. Hiểu được bản chất của sự việc như vậy, chúng ta đừng
nên khó chịu hay nổi giận khi bị khiển trách."
Tuy
nhiên, những gì chúng ta có thể làm là xem xét những lý do tại sao bị
khiển trách. Nếu sự thật là chúng ta sai, thế thì chúng ta từ từ bình
tĩnh để sửa sai. Nhưng nếu chúng ta bị khiển trách một cách không đúng,
chúng ta không cần rối loạn tinh thần. Chúng ta có thể lý giải cho hành
động của chúng ta và tại sao bị khiển trách vô lý.
Sau
khi làm tất cả những việc chúng ta có thể làm được, chúng ta đừng bận
tâm thái quá về điều khiển trách. Chúng ta nên luyện tập tính bình thản,
thư thái và suy ngẫm một điều là ngay cả Ðức Phật cũng không thoát khỏi
bị khiển trách. Một ví dụ khi Ngài còn tại thế, Ðức Phật bị chỉ trích
vì đang ăn thịt, bị người ta cố tình đổ tội giả là có quan hệ với Cinca,
và có hành động sát nhân một người nữ qua đường.
Một
điều quan trọng là chúng ta đã làm điều đúng hay chúng ta đã làm tất cả
những gì chúng ta có thể. Khi chúng ta làm được như vậy, chúng ta sẽ
không bị ai chê trách khi ở đó không có người khôn ngoan hoặc những ai
đó hiểu vị trí của chúng ta và lý do của những hành động, sẽ chẳng bao
giờ khiển trách chúng ta.
Chỉ
có những ai ngu ngốc hoặc không hiểu lý do và hoàn cảnh hành động của
chúng ta mới khiển trách. Ðúng vậy, đó là một điều không thể tránh khỏi
trong cuộc sống; bởi vì chúng ta làm bất cứ việc gì cũng vẫn bị khiển
trách hay chỉ trích. Những gì chúng ta có thể làm là cố gắng làm đúng
mọi sự việc để giảm nguy cơ bị khiển trách đến mức tối thiểu. Sau cùng,
nếu chúng ta vẫn bị khiển trách tức là chúng ta không biết chúng ta có
thể làm gì và điều cần thiết để làm nó như thế nào.
Tại sao chúng ta giận dữ?
Nếu
chúng ta xem xét vấn đề tại sao chúng ta nổi giận, chúng ta sẽ nhận ra
rằng chúng ta vẫn còn có "cái tội" và có lẽ "cái tội" đó quá lớn. Chúng
ta vẫn đồng nhất, atta, "cái tội", "bản ngã" là một. Ðó là lý do tại sao
chúng ta cảm thấy bị coi thường và nổi giận. Nếu chúng ta không xét
"cái tội" và hiểu thông suốt những lời dạy của Ðức Phật về anatta (không
có cái tôi) thì chúng ta sẽ không lo lắng, buồn phiền hay nổi giận,
không có điều gì có thể quấy rầy, khiêu khích chúng ta cả.
Trong
suốt thời gian Ngài còn tại thế, Ðức Phật nhiều lần bị khiêu khích và
bị thách thức, tuy thế Ðức Phật chưa bao giờ nổi giận, chưa bao giờ Ngài
mất bình tĩnh cả. Trong kinh, chúng ta không thể tìm thấy dấu hiệu nào
cho thấy Ðức Phật của chúng ta nổi giận, trái lại còn nhấn mạnh rằng Ðức
Phật là người đã diệt trừ tất cả sân hận và không có khả năng nổi giận.
Vì vậy, ngay cả khi Ðức Phật có dịp răng dạy một cách cương quyết một
môn đồ hay một tăng sĩ phạm sai lầm, Ngài cũng răng dạy một cách điềm
tĩnh, không hề nổi giận.
Cũng
như vậy, các bậc Arahant (A-la-hán) là những người đã chứng được giác
ngộ cũng không hề tỏ ra nổi giận. Ví dụ: Ngài Sariputta, trưởng môn đồ
của Ðức Phật được mệnh danh nổi tiếng vì tính kiên nhẫn phi thường và sự
khiêm nhường của Ngài.
Một lần nọ có một nhóm người ca ngợi những đức tính của Sariputta rằng: "Tính
kiên nhẫn của Ngài trưởng lão chúng tôi quá phi thường thậm chí đến nỗi
khi người ta lăng mạ và đánh Ngài, Ngài cũng không tỏ ra dấu hiệu gì
nổi giận".
Một người Bàlamôn không tin, hỏi vặn lại "Có ai trên thế gian này mà không nổi giận?"
và tuyên bố sẽ khiêu khích Ngài Trưởng lão. Một ngày nọ, anh ta tiến
đến từ phía sau lưng của Ngài Sariputta và đấm một cú đấm thật mạnh lưng
Ngài.
Ngài Sariputta ghi nhận: "Ðó là cái gì?"
vẫn khoanh tay tròn thậm chí không quay đầu về phía sau nhìn. Lát sau,
Bàlamôn cảm thấy ăn năn và quỳ xuống chân Ngài trưởng lão và yêu cầu
Ngài tha thứ. Ngài trưởng lão hỏi một cách hòa nhã: "Tha thứ cái gì?"
Bàlamôn đáp lại đầy ăn năn, hối hận: "Tha thứ cho con vì con muốn thử tính kiên nhẫn của Ngài, con đã đánh Ngài".
"Rất tốt. Ta tha thứ cho con".
Sau
đó, Bàlamôn mời Sariputta về nhà anh ta dùng cơm trưa. Nhưng họ thấy có
một đám người đang chuẩn bị giao chiến một cách điên cuồng, dữ dội và
muốn tấn công Bàlamôn. Sariputta ngăn cản họ và hỏi: "Vì bạn hay vì tôi, anh ta bị đánh?"
"Thưa, vì Ngài !"
"Ồ, nếu vì tôi, anh ta bị đánh, anh ta đã xin tôi tha thứ và tôi đã tha thứ cho anh ta rồi. Các anh hãy giải tán đi."
Và trong cách cư xử cao thượng đó, Sariputta đã giải tán được đám hỗn loạn.
Tính
khiêm nhường của Sariputta cũng phi thường như tính kiên nhẫn của Ngài.
Vào một dịp khác, trưởng giả bị một đứa bé mới tu bảy tuổi chỉ trích vì
sợi dây Ngài cột không nghiêm chỉnh. Ðiều đó dường như có vẻ là do vì
nhất thời cẩu thả, một phần dây của Ngài trưởng giả đang thòng xuống.
Khi
nhận thấy ra điều này thay vì Sariputta khó chịu vì bị chỉ trích bởi
một đứa bé mới tu có bảy tuổi, ngay lập tức Ngài bước sang một bên và
cột lại sợi dây của Ngài cho nghiêm chỉnh. Sau đó Ngài bước đi trước sự
chấp tay của đứa bé mới tu và nói: "Thưa thầy, bây giờ thì đúng rồi ạ!".
Những
phẩm chất đức hạnh của một bậc Arahant là thế đó, là niềm khích lệ, tôn
kính và là một bài học cho chúng ta. Tại sao họ không hề tỏ ra nổi
giận? Bởi vì họ đã diệt tận tất cả những gì gắn bó chặt chẽ với "cái
tôi" hay "cái ngã". Không có ý niệm (chấp) cái tôihay cái ngã, họ không
cảm thấy rằng: "tôi là người bị coi thường". Hoặc "chỉ là một đứa bé mới
tu bảy tuổi sao dám sửa sai tôi, Sariputta, một trưởng môn đồ của Ðức
Phật".
Những
ý nghĩ như thế không hề xuất hiện trong đầu của Sariputta, bởi vì Ngài
đã có được sự thông suốt tốt lời dạy của Ðức Phật về cái được gọi là
anattà (vô ngã, không có cái tôi), Ngài đã diệt trừ tất cả những sân hận
và kiêu ngạo.
Vì
vậy, nếu lần sau chúng ta nổi giận, chúng ta phải hiểu rằng bởi vì
chúng ta vẫn còn đồng nhất "cái tôi" hay "cái ngã". Sau đó nếu chúng ta
có thể nhận ra sự thật của anattà điều đó là cuối cùng không có "cái
tôi" ở đây, "cái tôi" đó chỉ là thuật ngữ hay khái niệm thông thường,
chúng ta có thể suy xét làm thế nào Sariputta không bao giờ mất bình
tĩnh, thậm chí khi bị tổn thương và bị chỉ trích một cách mạnh mẽ, mặc
dù vị trí của Ngài là trưởng môn đồ của Ðức Phật. Có suy ngẫm như vậy,
chúng ta mới có khả năng kiềm chế cơn giận của chúng ta.
Ai nổi giận?
Vấn
đề kế được xem xét là "Ai nổi giận?" "Cái gì đang nổi giận?" Atta? Hay
là "cái tôi"? Hãy nhớ rằng, trong cảm giác cuối cùng, không phải bạn và
cũng chẳng phải người bạn nổi giận là có thật cả. Suy cho cùng chúng ta
chỉ là thức thể và vật chất, những yếu tố và những quá trình vận động.
Vì
thế trong Visuddhi Magga, đã dạy cho chúng ta để suy ngẫm bằng cách mổ
xẻ cơ thể của chúng ta thành nhiều phần: "Giờ thì bạn giận cái gì? với
tóc, với lông, với móng ... hay với nước tiểu? hay do yếu tố trong đất
trong tóc? nước? lửa? hay không khí? ... Bạn giận dữ với một khối vật
liệu chăng? hay một khối cảm giác, nhận thức, vật chất đặc thù, ý thức?
hoặc là do cái nhìn của con mắt ...". Khi suy ngẫm như vậy, cơn giận dữ
của chúng ta sẽ không tìm được chổ đứng và sẽ lắng dịu xuống.
Hoặc
chúng ta có thể nghĩ rằng tất cả chúng ta được tạo bởi tâm và vật chất.
Và tâm và vật chất này luôn thay đổi không ngừng. Ðặc biệt là tâm thay
đổi rất nhanh, một ý niệm phát sanh lên và đi qua r?t nhanh. Có thể nói
rằng nó cũng giống như là tia chớp hay một cái chớp mắt. Hàng triệu suy
nghĩ phút chốc có thể phát sanh lên và biến đi. Vì vậy, chúng ta giận
với cái gì? Chúng ta giận ai? Cái tâm và vật chất mà bạn nổi giận đã
biến mất rồi. Từ đó nhi?u nhóm, bộ tâm và vật chất đã lấy vị trí cho
chúng rồi. Nghĩ như thế, cơn giận cũng có thể lắng xuống.
Hãy biết rằng tất cả chúng ta đều là họ hàng với nhau
Ðức
Phật nói không có sự khởi đầu là cái vòng luân hồi. Chúng ta đang đi
ngang qua samàra, cuộc hành trình đi lang thang và mưu sinh này, vì quá
dài mà xa xưa chúng ta đã họ hàng với nhau ở một mức độ nào đó hoặc hơn.
Vì vậy, Ðức Phật nói rằng: "Này các thầy Tỳ-khưu, không dễ dàng để tìm
thấy một người mà trước đây không phải là mẹ, là cha, là anh, là chị, là
con trai, là con gái ... của các thầy". Vì vậy, sẽ không phải tạo để
chúng ta nuôi dưỡng bất kỳ lòng oán hận nào chống lại người mà trong
cuộc sống quá khứ là họ hàng với chúng ta. Suy nghĩ trong sự trí tuệ,
giận dữ của chúng ta cũng có thể lắng xuống.
Sự tha thứ
Một
trong những lý do khiến chúng ta nổi giận là chúng ta không có khả năng
tha thứ và quên đi. Vì vậy, chúng ta dễ dàng nổi nóng, và hậu quả cuối
là chúng ta có khuynh hướng nuôi dưỡng trong lòng sự cay đắng, oán giận
hay lòng hận thù vì vài sự bất bình nào đó đã đem đến cho chúng ta (cái
bất bình đó đôi khi có thật hoặc do tưởng tượng). Mặc dù, đôi khi chúng
ta nghĩ rằng chúng ta tha thứ nhưng tận trong tim ta chúng ta hoàn toàn
không tha thứ. Một cách có ý thức hay không có ý thức, chúng ta vẫn còn
đang nuôi dưỡng một chút sự cay đắng hay sự oán giận. Nếu chúng ta có
thể học được cách cứ để mặc nó, hoàn toàn tự ý tha thứ, chúng ta sẽ sống
một cuộc sống thanh thản và hạnh phúc – không còn mang gánh nặng trên
vai của sự oán giận, hay giận dữ ...
Sự
khoan dung được gọi đúng nghĩa của nó là: "lòng yêu thương nhân hậu
nhất của tình yêu" và "hương thơm của loài violet vươn tỏa dưới gót chân
khi dẫm lên nó". "Nó tựa thể giống như là lời giao ước đã được hủy bỏ
đi, được xé làm đôi và đốt cháy nó đi để mà nó không bao giờ quay trở
ngược lại hại con người chúng ta. Nếu chúng ta có tình yêu thật sự, nếu
chúng ta có lòng yêu thương nhân ái mạnh mẽ, chúng ta sẽ hoàn toàn có
khả năng tha thứ tất cả một cách toàn tâm, toàn ý tha thứ mà không cần
bất cứ điều kiện hay dè điều gì.
Thế
chúng ta tha thứ cái gì? Chúng ta tha thứ bất cứ những việc sai trái gì
mà người khác đã làm cho chúng ta, đúng như thế chúng ta thích người
khác tha thứ những hành động sai trái của chúng ta đã gây ra cho họ.
Chúng ta không tìm kiếm sự báo thù. Chúng ta kiềm chế cơn nóng giận, chớ
nói hay làm điều gì gây tổn thương hay xúc phạm người đã cư xử tệ với
chúng ta. Chúng ta tha thứ, không nên nuôi dưỡng lòng đố kỵ hay không có
thiện chí với họ, hãy hiểu rằng tất cả chúng ta ai cũng có lỗi lầm và
khuyết điểm.
Ðúng
như thế, chúng ta tha thứ cho kẻ khác thì chúng ta cũng nên tha thứ cho
chính bản thân của chúng ta vì có thể trước đây đôi khi chúng ta đã làm
sai việc gì đó và giờ đây chúng ta nhận thấy thật khó khăn để tha thứ
cho chính bản thân ta. Chúng ta chịu sự ăn năn và hối hận. Sự ăn năn đó
làm cho chúng ta lo âu, phiền não và đau đớn về thể xác. Ðức Phật dạy
rằng những gì chúng ta nên làm không nên chán nản về những việc chúng ta
đã làm, nhưng hãy giải quyết nó và đừng nên lặp lại lỗi lầm, và đó có
thể tạo được sự đền bù. Chúng ta nên bỏ lại sau lưng giai đoạn bất hạnh
và đừng nhắc lại hay thỉnh thoảng phải chịu sự day dứt của lòng hối hận.
Nếu
hồi ức khởi lên, chúng ta nên chỉ định nó (Ví dụ: tập chánh niệm) và
không nên băn khoăn, lo nghĩ về nó. Chúng ta nên kiên quyết dẹp ý nghĩ
đó sang một bên, hãy hiểu rằng không có cái gì hơn chúng ta có thể làm
là trừ việc tạo sự đền bù và quyết định không lặp lại sai lầm nữa. Ðôi
khi, chúng ta bắt chính chúng ta phải tuân thủ theo sự đòi hỏi và mong
đợi quá sức với chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải nên thừa nhận những
khuyết điểm của con người sở dĩ đã vốn có rồi và tất cả chúng ta đều
không phải là thần thánh. Chúng ta không thể tống khứ nó đi được, nhưng
nếu chúng ta làm việc với nó một cách kiên quyết và nhẫn nại, thì cuối
cùng chúng ta cũng sẽ đạt được mục tiêu và đến đích. Vì vậy, chúng ta
cần phải nhẫn nại, quyết định và bền chí.
Hãy xét những lợi ích của lòng yêu thương nhân ái
Khi
chúng ta xem xét những lợi ích của việc vun đắp lòng yêu thương nhân ái
chúng ta không còn muốn nổi giận nữa. Ðức Phật dạy rằng người hành
thiền bằng lòng yêu thương nhân ái có thể mang lại 11 lợi ích: Anh ta
hay cô ta ngủ dễ dàng; thức dậy tỉnh táo; mơ không thấy ác mộng; được
mọi người yêu quí; được người khuất mặt và chư thiên bảo vệ; lửa, chất
độc và vũ khí sẽ không làm hại anh ta; anh ta dễ dàng thu hút được sự
tập trung, nét mặt bình thản, thanh tú; anh ta chết thanh thản, một cách
an lành giống như rơi vào một giấc ngủ. Nếu anh ta không đạt được
"arahatship", sau khi chết anh ta sẽ tái sanh vào vương quốc "brahma"
cao thượng. Bàn về những lợi ích này nhiều hơn sẽ được đề cập ở phần tập
luyện thiền định lòng yêu thương nhân ái. Nhưng nói tóm lại, những lợi
ích này là niềm khao khát tột đỉnh và đủ để cám dỗ chúng ta để cho cơn
giận dữ và giữ bình tĩnh. Ngược lại, nếu chúng ta để cho cơn giận nổi
lên tức là chúng ta đã từ chối những lợi ích này. Suy nghĩ được như thế
cũng sẽ hành động như là sự răn đe chúng ta hãy kháng cự lại với cơn
nóng giận.
Cho quà
Trong
vài trường hợp, chúng ta có thể cho một vài món quá. Ví dụ: có một
người nào đó dường như không thích chúng ta và luôn nói xấu về chúng ta.
Trong trường hợp như thế chúng ta rất dễ dang đáp trả lại bằng cách
nóng giận và đánh trả lại. Nhưng đó không phải là cách cư xử của người
Phật-tử, phương châm của nhà Phật là: Ðừng bao giờ lấy oán trả oán mà
hãy đáp lại thay đó là lòng yêu thương. Vì vậy chúng ta hãy vượt qua sự
thách thức và hãy làm một điều khó khăn nhất bằng cách mua cho người ấy
một món quà! Ðó là dấu hiệu thể hiện tính cao thượng và lòng độ lượng
của chúng ta, cho dù kẻ thù có ý định xấu với chúng ta, chúng ta cũng
không nên nuôi dưỡng sự ác ý, không có thiện chí với họ.
Sau
đó, chúng ta có thể bình tĩnh và kiên định, hãy nhận biết rằng chúng ta
phải từ chối, hạn chế để bị lôi kéo vào bất cứ sự va chạm hay bị nổi
điên lên với cơn giận hay sự ác ý. Và thế là đối phương cũng sẽ hiểu
được những hành động, cử chỉ cao thượng của chúng ta, và dần dần anh ta
cũng thay đổi cái nhìn về chúng ta. Thậm chí anh ta cũng trở nên thân
thiện với chúng ta nữa chứ? Vì thế cho một món quà có thể tạo nên sự
ngạc nhiên và là điều gì đó mà chúng ta có thể xem là đang làm trong
những tình huống nào đó.
Hết
Nhung Gia (dịch)
Theo: Sách: Chế ngự cơn giận, trải rộng lòng từ