Xa hơn bãi bờ được quét một lớp
sơn của nước, chưa in dấu chân người. Thủy triều đã xóa sạch mọi thứ, cuốn trôi
về biển. Hôm qua có thể đã có người ngồi khóc, để dấu muộn phiền trên cát. Cũng
có thể có người vui đùa, để dấu hân hoan trên cát. Sáng nay buồn vui xóa sạch,
sóng mang về đầu? Những con chim in dấu trên bãi cát ướt chúng chạy đớp một đợt
sóng nhẹ, rồi vội bay khi nước tan qua chân. Chim nuốt bọt sóng như người ta ăn
rong biển. Hàng hàng vết chân chim qua và biến mất khi đợt sòng tràn. “Làm sao
em nhớ những vết chim đi”, ai đi đếm và ghi lại những vết chân chết cát. Sóng
mang vết chân đi đâu? Vết chân vọng tưởng cũng ngẩu nhiên chợt đết chợt đi.
Nê thượng ngẩu nhiên lư chỉ trảo
Hồng phi na phục kế đông tê
(Tô
Ðông Pha)
Trên cát tình cờ in dấu
Chim Hồng bay chẳng tính kể nơi nao
(gượng dịch như thế)
Tình cờ ghé qua đời, để vài dấu chân chim trên bãi cát triều dâng.
Một mai vỗ cánh tung trời rộng
Mới biết lòng mình xa mênh mông
(TXK)
Ai còn
ngồi lượm vết chân chim, buồn thương giận ghét?
* * *
Sáng nay biển trả lời câu hỏi.
Những đợt sóng sanh diệt tiếp nối chưa hề làm biển bận lòng. Muôn đời sóng tan
trên biển, tính ướt không thêm không bớt. Có hàng ngàn dấu chân của người, của
muôn loài thì cũng trả về, có dấu chân nào tinh khôi, có dấu chân nào vẩn đục.
Không nhơ không sạch, biển tâm hàm dung. Ai ngồi bên biển, nhìn sóng to sóng
nhỏ đùa nhau, nhớ đến lời Tuệ Trung Thượng Sĩ.
Một hôm có vị tăng hỏi:
- Bạch Thượng Sĩ, tôi vì sanh tử
là việc lớn, vô thường nhanh chóng, song chưa biết thân này từ đâu sanh ra?
Chết sẽ đi về đâu?
Ngài đáp:
Giữa trời dù có đôi vành chuyển
Biển cả ngại gì hòn bọt sanh.
Vì gió khởi động nên sóng sanh,
vô số bọt nước lao xao đầu ngọn sóng. Hòn bọt nầy ngắm hòn bọt kia, chưa kịp
nói lời gì hoặc đã nói lời gì, sóng đã chuyển mình đổ xuống. Bọt và bọt cùng
tan. Sóng đi đâu sáng nay? Bọt về đâu trên biển?
(Diệu Nhân, mùa cây đổi
lá 2002)