Phật Học Online

Quan niệm của Phật giáo về người cao tuổi

Ngày nay, trong nhiều xã hội người cao tuổi gắn kết chặt chẽ với Phật giáo, không chỉ ở Châu Á mà ngay cả nhiều nước Phật giáo không thịnh hành cũng có sự gắn kết người cao tuổi với Phật giáo. Trong phạm vi này chúng tôi đề cập đến một số vấn đề chính của vài văn hoá á Đông là Phật Giáo đối với người cao tuổi. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ với xã hội về nghỉ, nhiều người cao tuổi thường đến với chùa chiền, vậy quan niệm của Phật giáo về người cao tuổi như thế nào, do đâu có sự gắn kết này. Chúng ta hãy xem xét một số quan điểm về vấn đề người cao tuổi trong Phật giáo.

Sau khi hưu trí, không có một chút sinh hoạt tinh thần, sống ở trong viện dưỡng lão, như thế thì thật đáng thương! Sống ở Viện dưỡng lão, một số người quan niệm đó là: ngồi ăn chờ chết! Mặc dù điều kiện vật chất không thiếu. Điều kiện thuốc men y tế cũng tốt, nhưng tinh thần thì đau khổ! Đặc biệt là ở xa quê hương, thân nhân của mình không thường xuyên đến thăm được; con cái của họ, sau khi trưởng thành, sống và làm việc tách rời gia đình, không có điều kiện về thường xuyên về thăm cha mẹ.

Người già cần có nơi tĩnh dưỡng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của tuổi già. Cho nên Phật giáo từ nhiều thế kỷ trước đã theo phương hướng này. Đó là thôn Di Đà, thôn Di Đà chính là khu dành cho người già. Phát khởi ý tưởng: "Kiến lập thôn Di Đà". Đương nhiên là thôn Di Đà xây dựng ở ngoại ô sẽ tốt hơn so với xây trong thành phố. ở ngoại ô thì sinh hoạt của mọi người sẽ gần với thiên nhiên hơn. ở đô thị thì phương tiện đầy đủ hơn nhưng khu nhà dành cho người già, mỗi người mỗi đơn vị nhỏ, không có khung cảnh thiên nhiên, làm cho tâm hồn khó thảnh thơi, thoải mái.

Ngay ở Ôxtrâylia, trung tâm người già, mỗi một người có một phòng nhỏ, độc lập, cũng giống như thôn Di Đà. Trung tâm hoạt động rất lớn, đường xá nho nhỏ. Trên đường có xe nhỏ, ô tô có mui, trên xe có thể ngồi năm sáu người. Người già nếu đi không được, thì cứ vẫy tay, xe sẽ đến liền. Điều này rất đáng để tham khảo, học tập. ở đây có một trung tâm y tế, có một giảng đường. Mọi người cao tuổi đều là người tu Tịnh độ, cần có một Niệm Phật đường. Niệm Phật đường nên xây dựng theo hình tròn, giống như hình tròn cảnh bồng lai, hình tròn giống như một đoá hoa sen. Ngoài ra còn có một thư viện, không nhất thiết phải gọi là lầu tàng kinh, mà gọi là Thư viện. ở đây có một kho sách phong phú, giúp cho những người già vui vẻ đọc sách, vui vẻ nghiên cứu học thuật, tạo cho họ một hoàn cảnh tu hành thật hoàn hảo. Ngoài ra, đây cũng chính là nhà sinh hoạt thường ngày của cộng đồng. Bên trong cũng có thể biểu diễn văn hoá nghệ thuật, có thể mời bên ngoài, như đoàn thể học sinh, hoặc những đoàn thể khác đến biểu diễn ca múa, tạp kỹ cho người cao tuổi. Nhiều khi không cần phải ra ngoài mời người đến, đây là chỗ tiêu khiển, giải trí của cộng đồng, như vậy tạo được sự giao lưu giữa người già và các tầng lớp khác của cộng đồng. Hơn nữa có thể tổ chức một nhà nấu ăn chay. Đối với những người trong trung tâm thì nấu ăn tháng; đối với khách bên ngoài thì đây là dịch vụ. Với phương thức này thì kinh tế của trung tâm mới có nguồn lực, mới có thể ổn định được. Đây chính là chỗ nói: "Thân an thì đạo mới thịnh". Thân tâm của bạn không an thì bạn còn tâm trí đâu nữa mà tu đạo, mà niệm Phật. Đây là điều không thể. Lại nói: "Bánh xe pháp chưa chuyển thì bánh xe ăn đã khởi động trước". Sinh hoạt căn bản được giải quyết thì mới tĩnh tâm có trí để tu đạo. Nếu như hàng ngày phải lo âu vì chuyện ăn mặc thì làm sao có thể an tâm tu tập. Cho nên những vấn để này đều phải dự liệu trước để giải quyết.

Hoàn cảnh sống của tuổi xế chiều phải tươi đẹp. Cây cối phải nhiều, hoa cỏ phải nhiều, có sân chơi, có ao hồ. Trong đây, hàng ngày thụ kinh, thuyết pháp, nghiên cứu thảo luận, cùng tu niệm Phật. Cũng có thể lợi dụng thiết bị khoa học kỹ thuật cao hiện nay, nếu người nào ở trong phòng, lười biếng không ra ngoài, trong phòng họ có lắp đặt truyền hình, mở truyền hình lên thì mọi sinh hoạt hiện trường của chúng ta đều ở ngay trước mắt họ. Họ muốn nghe kinh, cũng có thể; muốn niệm Phật, cũng có thể! Họ đều có thể thấy được tất cả. Nếu thích niệm Phật thì trong mỗi phòng có gắn một cái loa loại nhỏ, điều khiển ở trung tâm, phát ra âm thanh niệm Phật. Các vị chỉ cần mở máy khuếch âm, bất cứ lúc nào cũng có thể nghe được danh niệm Phật và các vị có thể cùng niệm theo. Nếu như thích ra ngoài đi dạo, bên những hàng cây, bên những ngôi nhà nghỉ đều có gắn những cái loa nhỏ. Trong mọi hoàn cảnh đều có âm thanh niệm Phật.

Đạo tràng là nơi học tập, trao đổi nhưng không phải giảng đường, Phật giáo có một tên gọi cũng khá hay: "Học hội", Học Tịnh độ thì gọi là Tịnh Tông học hội. Nếu học Thiền thì gọi là Thiền Tông học hội. Học Thiên Thai thì gọi là Thiên Thai học hội. Mỗi một tông phái kiên lập một đạo tràng, tu tập nhưng đồng đạo cùng chí hướng lại và cùng tu học, cùng sống những năm tháng cuối đời trong hạnh phúc mỹ mãn. Khiến cho trong cuộc  đời này của chúng ta, tuổi trẻ thì phục vụ cho đất nước, cho xã hội, cống hiến trí tuệ và năng lực. Đến lúc tuổi già thì có thể hưởng được sự đền bù hạnh phúc mỹ mãn và như thế thì một đời chúng ta không trôi qua uổng phí. Hơn nữa đạo tràng là mô hình để mô phỏng và trong tương lai các địa phương đều có xây dựng kiểu đạo tràng này, như nơi trao đổi, sinh hoạt của cộng đồng, phù hợp với nhiều người. Loại đạo tràng dành cho người già hay viện an lão thì tuyệt vời hơn nhiều, sức sống tràn đầy, hoạt bát, sinh động.

Cho nên trong tương lai đạo tràng không cần xây nhiều chùa chiền, am miếu. Vậy thì xây cái gì? - Xây nhà cư trú cho người già, viện an lão, viện dưỡng lão. Đấy chính là đạo tràng hoàng pháp của Phật giáo. Những người già hiện nay ngày một nhiều, nhưng phần lớn thân thể vẫn còn khỏe mạnh, vẫn không cần người chiếu cố, vẫn có nhiều nhu cầu. Hơn nữa ở châu á, những người già ít nhiều đều có dành dụm chút đỉnh, không như người châu Âu. Người châu á có tập quán dành dụm, ít nhiều đều có một số vốn. Hơn nữa con cái cũng có thể tận lòng hiếu, cha mẹ có thiếu kém thì con cái đều có thể chủ động giúp đỡ ít nhiều. Do đó nếu họ sức khỏe vẫn còn tốt thì viện an lão cũng có thể thực hiện những hoạt động khác như đi dạo chơi trong phạm vi gần, mỗi tháng tổ chức một lần, đưa những người già đi dạo đó đây, giúp cho họ có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên, tâm tình của họ được vui vẻ, thoải mái. Đồng thời cũng có thể giảng giải một chút Phật pháp. Hoặc tùy lúc chỉ dẫn họ tĩnh tọa như thế nào, điều thân, điều tâm như thế nào, niệm Phật như thế nào. Những việc như thế đều là những sinh hoạt rất vui vẻ, hạnh phúc. Còn nếu như có sức khỏe, lại có khả năng kinh tế thì mỗi năm có thể tổ chức một, hai lần đi du lịch các nước, giúp cho họ thật sự vui vẻ trong cái tuổi vãn niên của mình. Hiện nay chúng ta thường thấy ở bên ngoài có những đoàn du lịch, tham quan hơn phân nửa hoặc tất thảy đều là người già cả. Đoàn du lịch người cao tuổi, những người trẻ tuổi hướng dẫn đoàn, đây thật sự là sự giao lưu, phúc lợi của người già.

Hơn nữa, trong đạo tràng, nhiều nơi tổ chức trại hè, mở lớp dạy Phật học, vui vẻ đón tiếp những bạn trẻ đến dự học. Người già thường xuyên trông thấy các bạn trẻ, tự nhiên quên mất sự già yếu của mình, có cơ hội thường xuyên tiếp xúc với các bạn trẻ, cùng sinh hoạt chung với các bạn trẻ, cùng nghiên cứu, thảo luận học thuật với họ, thảo luận đạo lý đối nhân tiếp vật, người già kinh nghiệm phong phú hơn lớp trẻ, có thể giới thiệu với người trẻ những kinh nghiệm đã trải qua của mình, cung cấp cho họ tham khảo, thật sự có thể thu hoạch được hiệu quả của việc giao lưu, học tập. Như thế, những người già có thể trải qua một cuộc đời vui vẻ hạnh phúc.

Quan niệm hiếu đạo, ví dụ như ngày sinh nhật, hoặc ngày tết của bạn, con cái bạn gởi cho bạn một cái thiệp chúc mừng. Bạn xem xong thì vui vẻ phấn khởi: "Con cái chúng tôi đã rời xa chúng tôi nhiều năm như thế vẫn không quên chúng tôi". Người châu á ở điểm này biểu hiện rất tốt. Thật sự hiện nay người ngoại quốc rất hâm mộ nền văn hóa á đông. Con cái thường đến thăm cha mẹ già, mua tặng họ một chút quà gì đó. Con cháu đều có thể gặp mặt ông bà. Nếu thiếu những điều này, người già tuổi xế chiều, thật sự rất đau khổ, tinh thần ưu uất. Trong lúc này, chúng ta đem Phật pháp giới thiệu cho họ, khiến sinh hoạt của họ có thể bước vào một không gian, thời gian khác. Cái không thời gian này hoàn toàn không giống với cái không thời gian họ đang sống, có thể cho tuổi già được hạnh phúc, mỹ mãn thật sự. Họ sẽ cảm nhận được trong cuộc đời họ, tuổi già thật sự có ý nghĩa, tuổi già thật sự có giá trị. Giai đoạn này rất quan trọng, giảng kinh trong viện an lão có được kết quả này, có được sự đón nhận này.

Chúng ta thấy rằng có tư nhân xây nhà dành cho người già, Chính phủ có trợ cấp, vì quốc gia có ngân sách phúc lợi dành cho người già. Nếu như bằng lòng phát tâm, Chính phủ rất hoan nghênh, lại còn động viên khen thưởng. Nếu như chúng ta có thể làm được viên mãn hoàn hảo như thế thì tin rằng sẽ được mọi thành phần, mọi tầng lớp xã hội hưởng ứng trợ giúp. Cho nên, về mặt tài chính cảm thấy không phải là quá khó khăn, lo lắng. Vấn đề ở đây chính là chúng ta phải phát ra thành ý. Thật lòng thật ý, hết thảy vì người già mà phục vụ. Chúng ta phải chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, đại từ đại bi, thực hiện thật tốt, thật viên mãn sự nghiệp đem Phật pháp phổ độ chúng sanh. Mỗi ngày, một người nhóm góp sức lại, thế duyên buông bỏ sạch. Tuổi xế chiều chỉ một lòng hướng về đạo. Đạo tràng thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về các loại học thuật, đưa người cao tuổi đến tham dự. Những người cao tuổi thuộc nhiều tầng lớp, với các loại nghề nghiệp khác nhau trong xã hội, họ sẽ đem kinh nghiệm, trí tuệ, vốn liếng hiểu biết của mình truyền lại cho lớp trẻ thế hệ sau, một cách tự nguyện, không điều kiện, không giá cả, giúp cho thế hệ trẻ càng thêm tiến bộ, càng thêm vững tiến. Hơn nữa sau khi hưu trí, tự nhiên mình có phương hướng đúng đắn, có mục tiêu sinh hoạt đúng đắn, họ mới thật sự cảm nhận được đời người có ý nghĩa, có giá trị, có chỗ quy hướng. Điều này trong Phật pháp gọi là có chỗ nương về đúng đắn. Điều mong muốn lớn nhất của xã hội á Đông cũng như của hầu hết các xã hội khác, lúc tuổi già có một kết thúc tốt đẹp, có thể thực hiện viên mãn. Đây là công đức thù thắng viên mãn của sự giáo dục Phật Đà. Nhưng phải dựa vào con người, thật sự có thể nhận thức, tiếp nhận, học tập và đem phát huy rộng lớn. Nếu có sự kết hợp của học viện và học hội, việc này có thể thực hiện viên mãn.

Theo Tạp chí Dân số & Phát triển số 7/2005


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage