Phật Học Online

The Diamond cutter - Năng Đoạn kim cương
Thaihabooks

images.jpg

Đức Phật và Doanh nghiệp Suốt 17 năm từ 1981 đến 1998, tôi đã được hân hạnh làm việc với Ofer và Aya Azrielant, hai vị sở hữu của Tập đoàn kim cương quốc tế Adin (Andin International Diamond Corporation) và với ban nhân sự cốt cán để thành lập một trong những xí nghiệp kim cương và kim hoàn lớn nhất thế giới. Doanh nghiệp khởi đầu với số tiền vay là 50.000 Mỹ kim (USD) và chỉ với ba hay bốn nhân viên, kể cả tôi nữa. Vào lúc tôi rời bỏ để dành hết thì giờ cho Học viện đào tạo mà tôi sáng lập ở New York, doanh số bán của chúng tôi đã lên đến hơn 100 triệu Mỹ kim mỗi năm, với hơn năm trăm nhân viên tại các văn phòng ở khắp thế giới.

Suốt thời gian tôi làm doanh nghiệp Kim cương, tôi như có hai cuộc sống. Bảy năm trước khi vào ngành kinh doanh, tôi đã tốt nghiệp đại học Princeton với hạng danh dự và trước đó tôi đã vinh hạnh nhận được Huy chương Học tập của Tổng thống do Tổng thống Hoa Kỳ ở Nhà Trắng tặng và phần thưởng học bổng Mc Connell của Học viện Quốc tế vụ Woodrow Wilson của Princeton.

Một tài trợ của Học viện này đã cho phép tôi sang châu Á để học với các Lạt-ma Tây Tạng tại trú sở của Đức Đạt-lai Lạt-ma. Việc học hành của tôi về trí tuệ cổ xưa của Tây Tạng đã khởi đầu như thế và kết thúc vào năm 1995, khi tôi trở thành người Mỹ đầu tiên hoàn tất hai mươi năm học tập kiên trì và hoàn tất các kỳ sát hạch cần thiết để nhận được văn bằng Gheshe hay Thạc sỹ Phật học. Tôi đã sống trong nhiều tu viện Phật giáo cả ở Hoa Kỳ lẫn Châu Á từ khi tôi tốt nghiệp Princeton và vào năm 1983, đã phát nguyện của người tu sĩ Phật giáo.

Khi tôi đã đạt được một căn bản vững chắc trong việc đào tạo Tăng sĩ, vị thầy chính của tôi – tên là Khen Rinpoche, hay “Quý Hoà thượng” - khuyến khích tôi vào lĩnh vực kinh doanh. Ngài bảo tôi rằng dù tu viện là một nơi lý tưởng để học những tư tưởng lớn của Trí tuệ Phật giáo, một Văn phòng nhộn nhịp của Mỹ cũng có thể cung cấp một “ phòng thí nghiệm” toàn hảo để thực sự trắc nghiệm những lý tưởng này trong đời sống thực tế.

Cuốn sách này là câu chuyện về tôi đã xây dựng đơn vị kim cương tại Andin International như thế nào khi sử dụng những nguyên tắc được thu thập từ trí tuệ xưa cổ của Phật giáo, từ cái không có gì thành một hoạt động khắp thế giới sinh nhiều triệu Mỹ kim mỗi năm. Tôi không làm như thế một mình, cũng không phải các quan điểm của tôi là những quan điểm độc nhất mà chúng tôi theo, nhưng tôi có thể nói rằng phần lớn những quyết định và những chính sách trong đơn vị của chúng tôi trong suốt thời gian tôi giữ chức phó chủ tịch đều được điều động bởi những nguyên tắc mà bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này.

Nói tóm lại, những nguyên tắc này là gì? Chúng ta có thể chia chúng làm ba.

Nguyên tắc thứ nhất là việc kinh doanh phải thành đạt: tức là nó phải tạo ra tiền. Có một sự tin tưởng phổ biến tại Mỹ và tại các nước phương Tây rằng thành đạt, làm ra tiền, một cách nào đó, là một sai lầm đối với những ai đang nỗ lực sống một cuộc sống tâm linh. Trong Phật giáo, dù tiền bạc tự nó không phải là xấu; thực ra, một người có tiền bạc nhiều hơn có thể làm được nhiều việc thiện trên đời này hơn là không có nó. Vấn đề chính là chúng ta làm ra tiền bằng cách nào; chúng ta có hiểu được tiền phát sinh từ đâu không và làm sao để tiền tiếp tục đến và chúng ta có giữ được một thái độ lành mạnh về tiền hay không.

Thế thì toàn bộ vấn đề làm ra tiền một cách trong sạch và lương thiện, hiểu rõ tiền từ đâu ra để nó đừng dừng lại và giữ một quan điểm lành mạnh đối với nó trong khi ta có nó. Chừng nào ta thực hiện được như thế thì sự làm ra tiền là hoàn toàn thích hợp với một lối sống tâm linh; thực vậy, việc làm ra tiền trở thành một phần của lối sống tâm linh.

Nguyên tắc thứ hai là chúng ta nên hưởng thụ tiền bạc; tức là chúng ta cần phải học cách giữ cho tinh thần và thân thể của chúng ta được lành mạnh trong khi chúng ta làm ra tiền. Hoạt động tạo ra tài sản không được làm cho chúng ta quá mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần đến nỗi chúng ta không thể hưởng thụ được tài sản. Một doanh nhân tàn phá sức khoẻ khi kinh doanh tức là làm tiêu tan mục đích thực sự của việc kinh doanh.

Nguyên tắc thứ ba là bạn phải quay nhìn lại cho được sự kinh doanh của bạn, cuối cùng và thành thật mà nói rằng bao năm làm kinh doanh của bạn đã có một ý nghĩa nào đó. Mục đích tối hậu của mọi sự kinh doanh mà chúng ta dấn thân vào, và thực ra là mục đích của đời chúng ta, phải là mục đích của những ai từng làm kinh doanh - cuối cùng, khi chúng ta nhìn lại tất cả những gì chúng ta đã thành tựu (đạt được) – chúng ta cần phải thấy rằng chúng ta đã điều hành chúng ta và điều hành doanh nghiệp theo một cách có ý nghĩa lâu dài, để lại dấu ấn tốt trong đời.

Tóm lại, mục đích của kinh doanh, hay của trí tuệ cổ của Tây Tạng và thực ra là của mọi nỗ lực của con người, chính là làm cho chính chúng ta được phong phú – thành tựu sự thịnh vượng, cả bên ngoài lẫn bên trong. Chúng ta chỉ có thể hưởng thụ sự thịnh vượng này nếu như chúng ta giữ được một mức độ cao về sức khoẻ thể chất và tinh thần. Trong suốt cuộc đời của chúng ta, chúng ta phải tìm cách để làm cho sự thịnh vượng này có ý nghĩa theo một cách hiểu rộng hơn.

Đây là bài học về những gì mà chúng tôi đã thực hiện ở Đơn vị Kim Cương của Tập đoàn Andin International, và đây là một bài học mà bất cứ ai, bất kể người ấy thuộc tầng lớp nào hay tín ngưỡng nào, cũng có thể học và áp dụng được.

 

Tác giả Geshe Michael Roach

Mời các bạn đón đọc!


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage