Phật Học Online

Lý luận Thiền tông trong Thập mục ngưu đồ
Ngụy Định

Các bức tranh chăn trâu được sáng tạo từ thời nhà Tống ở Trung Quốc (960 – 1279). Ngay từ ban đầu nó đã được xem như là những bức họa tiêu biểu, trình bày về tinh hoa Phật giáo Thiền tông – Trung Hoa.

Mười bức tranh Thập mục Ngưu đồ của Thiền tông tương ứng với quá trình hành đạo của một người phát nguyên đạt đến sự giác ngộ và bên trong nó ẩn giấu những tinh hoa của Phật giáo Đại thừa. Sau khi Phật giáo được truyền nhập vào Việt Nam thì một số hòa thượng với kiến thức Hán học uyên thâm đã chuyển đổi nội dung và cách hành văn phù hợp với sự nhận thức của người Việt đối với Thập Mục Ngưu Đồ.

Các tác giả sáng tạo nên bộ tranh đã mượn hình ảnh chăn trâu để diễn tả về quá trình “minh tâm thấu tính” tức “con trâu” là cái bản ngã của ta được ví như một con vật. Nguồn gốc của môn phái Thiền tông lại chính là nằm ở khái niệm “tri hữu” tức nhận biết về sự tồn tại của vật đó. Một khi ta đã minh tâm thấu tính tức là ta đã trở thành Phật là ý niệm nằm sâu trong hình ảnh chăn trâu. Chúng ta cần biết rằng về lý đó là quá trình đốn ngộ và sự đốn ngộ dần dần tan hết, về sự đó là những việc cần loại bỏ từ từ rồi lần lượt ta sẽ đến tận cùng của nó. Gọi là chỉ hiềm mang máng một sự ở quá khứ giống như con người ta sinh ra ở trần thế 10 tháng trong bụng mẹ, ba năm tập đi cái công đó của cha mẹ lẽ nào một chốc ta lại thoáng quên hay sao. Tuy nhiên với những bậc trí lượng hơn người mới biết đâu là sự việc cần yên định để cho mọi vấn đề không lẫn vào như mới mong gỡ ra được. Dưới đây xin đăng lại mười bài thơ nguyên gốc của các tác giả Trung Quốc và thơ cách điệu về Thập mục ngưu đồ của các vị hòa thượng Việt Nam đời trước để độc giả suy ngẫm.

1. Bức tranh thứ nhất:

Tìm trâu được ví như quá trình ta tham vấn về Thiền đạo giống như khi ta bị lạc vào nơi sơn cùng thủy tận không thể thấy đâu là đường. Lúc này ta đâu thể thoái lui đồng thời các sự việc của phàm trần đến chỗ cùng cực tất biến thông. Ta cần biết rằng tận cùng cái lý “vật cùng tắc biến” được thấu suốt bằng một câu thơ “liễu ám hoa minh riêng một thôn”.

Thơ nguyên gốc: tạm dịch

Hung hăng đầu sừng nộ xung thiên
Băng qua khe lạch khắp sơn điền 
Một mảnh mây đen ngang hang thẳm
Nào biết dò bước cỏ hoa phiền.

Thơ chữ Hán dịch Việt:

1. TẦM NGƯU:

Mang mang bát thảo khứ truy tầm 
Thuỷ khoát sơn dao lộ cánh thâm 
Lực tận thần bì vô xứ mịch 
Đãn văn phong thụ vãn thiền ngâm

Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu 
Núi thẳm đường xa nước lại sâu 
Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy 
Thoáng nghe trong gió tiếng ve sầu.

2. Bức tranh thứ hai

Thấy dấu vết của con trâu tức hàm ý cái cách chăn trâu cần ràng buộc con trâu theo sự tùy nghi nhưng phải có chủ đích nhất định, không được bất cập hoặc thái quá thì nó mới có sự vận động theo chiều hướng tốt. Vội vàng sẽ hỏng việc bởi vì người vội vàng sẽ trở nên cố chấp. Hay quên cũng không được bởi vì người hay quên sẽ lẫn về đường lối. Tóm lại người học thiền cần phải kiên trì quan sát, suy ngẫm rồi từng bước tiến theo con đường đúng đắn thì con trâu mới dễ dàng sai khiến. Nếu không làm được thì con trâu sẽ đứng ỳ ra rất khó chế phục nó.

Thơ nguyên gốc ( tạm dịch)

Ta mang dây thừng xuyên mũi trâu
Tức giận ra roi hề gì đâu
Từ xưa tính bướng khó điều trị
May nhờ trẻ đồng gắng sức mầu

Thơ chữ Hán dịch Việt:

2. KIẾN TÍCH

Thủy biên lâm hạ tích thiên đa
Phương thảo li phi kiến dã ma 
Túng thị thâm sơn cánh thâm xứ
Liêu thiên tị khổng chẩm tàng tha

Ven rừng bến nước dấu liên hồi
Vạch cỏ giẽ cây thấy được thôi
Ví phải thâm sơn lại cùng cốc
Ngất trời lỗ mũi hiện ra rồi.

Bức tranh thứ ba

Thấy trâu hàm ý sau khi cố gắng điều phục ở bản thân đã khiến con trâu đi vào đúng đường. Trên con đường đó ra cần dần dần cho con trâu thích nghi với một số quy tắc nhất định. Kể từ giai đoạn này cần chớ có thái độ phóng túng mới không bị mắc vào lầm lỗi.

Thơ nguyên gốc (tạm dịch):

Khoan thả chế phục lại canh tân.
Vượt thủy, xuyên mây bước trong trần
Tay cầm thừng kia đầu trì hoãn.
Mục đồng cuối ngày mệt quên dần

Thơ chữ Hán dịch việt

3. KIẾN NGƯU

Hoàng oanh chi thượng nhất thanh thanh 
Nhật noãn phong hoà ngạn liễu thanh 
Chỉ thử cánh vô hồi tị xứ 
Sâm sâm đầu giác hoạch nan thành

Hoàng anh cất tiếng hót trên cành 
Nắng ấm gió hoà bờ liễu xanh 
Chỉ thế không nơi xoay trở lại 
Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành.

Bức tranh thứ tư

Bắt trâu mang ý nghĩa là sự quay đầu chuyển hướng ý nghĩ trở lại bởi vì ý nghĩ mang nội dung khác nhau ở vào các thời điểm khác nhau, do vậy ta luôn có cách nhìn nhận trở lại vấn đề mới không bị lạc hướng. Tuy nhiên sự nhìn nhận lại này không có nghĩa là bê hết toàn bộ nội dung tư tưởng và hành động trong quá khứ tái hiện lại. Nếu ta không biết nhìn nhận lại thì ta không thể xuất thế được đồng thời từ sự giác ngội ban đầu ta lại chấp vào cõi mê vì vướng vào cõi hỗn mang để quên hết bản gốc. Sự chấp mê có lý do của nó nếu không thấu hiểu sẽ thành lỗi.

Thơ nguyên gốc (tạm dịch):

Ngày trước dày công biết quay đầu
Cuồng sức phí lực chẳng về đâu
Mục đồng chưa thả đã ưng thuận.
Lại đem dây thừng buộc vào trâu.

Thơ chữ Hán dịch Việt:

4. ĐẮC NGƯU

Kiệt tận thần thông hoạch đắc cừ 
Tâm cường lực tráng tốt nan trừ 
Hữu thời tài đáo cao nguyên thượng 
Hựu nhập yên vân thâm xứ cư

Dùng hết thần công bắt được y 
Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì 
Có khi vừa hướng cao nguyên tiến 
Lại xuống khói mây mãi nằm ì

Bức tranh thứ năm

Chăn trâu mang hàm ý cần phải luôn quan tâm bồi dưỡng công sức tu luyện Thiền học qua năm tháng. Sinh khí dần dần thành thục, sự thành thục lại tạo ra sinh khí dần dần thành thục, sự thành thục lại tạo ra sinh khí tu học mới để loại bỏ hết các thói quen cũ. Chỉ có như vậy công lao gắng rèn về tính mới hiển đạt được. Tự bản thân thấy có sự biến hóa khí chất mới thực chứng được tư duy.

Thơ nguyên gốc ( tạm dịch):

Ngồi bên rặng liễu khe lạch xưa.
Bỏ cũ đón mới mấy cũng vừa
Ngày trước mấy xanh nơi hoa cỏ
Mục đồng quay về chẳng cần đưa.

Thơ chữ Hán dịch Việt:

5. MỤC NGƯU

Tiên sách thời thời bất li thân 
Khủng y túng bộ nhạ ai trần 
Tướng tương mục đắc thuần hoà dã 
Ki toả vô câu tự trục nhân

Nắm chặt dây roi chẳng lìa thân 
Ngại nó chạy rông vào bụi trần 
Chăm chăm chăn dữ thuần hoà dã 
Dây mũi buông rồi vẫn theo gần

Bức tranh thứ sáu

Sau một thời gian thuần hóa, các tập quán cũ đã dần dần loại bỏ hết nên có thể tự do tự tại với tư duy nghĩ sâu về đạo. Kể từ đó nhất cử đều đúng theo nghi thức không hề tổn phí tâm công. Tự nhiên ta hài hòa với đạo lớn tự nhiên không xưa không nay để gặt hái sự hoan hỷ.

Thơ nguyên gốc ( tạm dịch):

An nhàn lạc địa thỏa ý xưa
Há cầu roi da để cho chừa
Mục đồng an tọa dưới tùng bách
Khúc sáo thanh bình vẳng tiếng đưa.

6. KỊ NGƯU QUY GIA

Kị ngưu mạt trấp dục hoàn gia 
Hà địch thanh thanh tống vãn hà 
Nhất phách nhất ca vô hạn ý 
Tri âm hà tất cổ thần nha

Cưỡi trâu thong thả trở về nhà 
Tiếng sáo vi vu tiễn vãn hà 
Một nhịp một ca vô hạn ý 
Tri âm nào phải động môi à

Bức tranh thứ bảy

Nay ra như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh, quá khứ - tương lai không hề vấy đục bản tâm thanh tịnh. Chuyên tâm ta quy về đạo lớn, nhất cử nhất động đâu đâu cũng hợp ý của đạo. Các suy tư về đạo ở lúc ban đầu dần dần tan hết, thành ý không hề tan mất để tạo ra một sự chuyển biến mới về chất trên con đường tu thiền.

Thơ nguyên gốc (tạm dịch):

Gió xuân rặng liễu lúc triều dương.
Hương cỏ nồng khắp chốn thảo đường.
Chạy tịnh qua bữa tùy thời nghỉ.
Mục đồng say giấc chẳng vấn vương

Thơ chữ Hán dịch Việt:

7. VONG NGƯU TỒN NHÂN

Kị ngưu dĩ đắc đáo gia san 
Ngưu dã không hề nhân dã nhàn 
Hồng nhật tam can do tác mộng 
Tiên thằng không đốn thảo đường gian

Cưỡi trâu về thẳng đến gia san 
Trâu đã không rồi người cũng nhàn 
Mặt nhật ba sào vẫn say mộng 
Dây roi dẹp bỏ bên cạnh sàng

Bức tranh thứ tám

Con trâu là hình ảnh con đường tu Thiền của ta chăng? Ta đi chăn trâu, trâu là ta hay ta là trâu. Tùy vào sự lãng quên để tan dần hình tích giống như mây trên trời xanh hay nước ở trong bình. Nội thiền đã đắc uyên thâm hẳn tâm ta thành Phật ấn rồi tùy vào sự dung hợp đó để ta không phải bận nghĩ về bất cứ vấn đề nào cả.

Thơ nguyên gốc ( tạm dịch):

Trâu trắng đang bay chốn mây xanh
Ta bản vô tâm cùng trâu hành.
Mây trắng cùng trăng biến ảnh.
Trăng ngời mây trắng cảnh sắc thanh.

Thơ chữ Hán dịch Việt.

8. NHÂN NGƯU CÂU VONG

Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không 
Bích thiên liêu khoát tín nan thông 
Hồng lô diễm thượng tranh dung tuyết 
Đáo thử phương năng hợp tổ tông

Roi gậy, người trâu thảy đều không 
Trời xanh thăm thẳm tin chẳng thông 
Lò hồng rừng rực nào dung tuyết 
Đến đó mới hay hiệp tổ tông

Bức tranh thứ chín

Khi đạt tới cảnh giới vô nhân, vô ngã thì con trâu chẳng thấy đâu nữa. Khi ta đã vô tâm, vô sự thì hà tất cần phải cầu điều gì nữa. Kể từ đó ta có thể đạt tới tự do tự tại vô biên an lạc mà không hề sầu muộn. Đạt tới được cảnh giới đó hẳn ta sẽ thấy ánh sáng lung linh của đạo lớn, giải thoát mọi xiềng xích của căn trần. Một khi đã hé lộ chân tướng thực của đạo hẳn ta cũng chẳng hề bị ràng buộc vào ngôn ngữ của kinh kệ, tâm tính không hề vấy tạp, tự tại viên thành, tất khó dời bỏ duyên Phật vậy.

Thơ nguyên gốc (tạm dịch)

Một mảnh mây trắng cảnh dần tan
Trâu – người cùng lạc, mục đồng nhàn.
Vỗ tay cao hát dưới trăng sáng.
Quay lại duy nhất một ải quan.

Thơ chữ Hán dịch Việt

9. PHẢN BẢN HOÀN NGUYÊN

Phản bản hoàn nguyên dĩ phí công 
Tranh như trực hạ nhược manh lung 
Am trung bất kiến am tiền vật 
Thuỷ tự mang mang hoa tự hồng

Phản bản hoàn nguyên đã phí công 
Đâu bằng thẳng đó tợ mù câm 
Trong am chẳng thấy ngoài vật khác 
Nước tự mênh mông hoa tự hồng

Bức tranh thứ mười

Khi cảnh sắc trâu và người đều tan biến hết, việc lý luận biện bác về việc đó cũng vô ích. Duy nhất một pháp giới và pháp giới là một thực thể. Với thành tựu đại viên mãn thì đó chính là trân thường ở cõi Niết Bàn, thực an lạc, thực là ta, thực thanh tĩnh. Kể từ đời nhà Đường trở về trước các Hòa thượng thiền tông đã truyền dạy cho các lớp học trò về nguyên lý “trực chỉ nhân tâm”, “kiến tính thành Phật”. Nhưng đến các đời sau này, pháp cụ truyền dạy về tôn chỉ đó càng ngày càng sa sút, sự tin tưởng vào bản thân ngày càng mờ nhạt nên học phái Thiền tông ở Trung Hoa không có bước phát triển nào mới thêm. Các khái niệm về “viên ngộ” và “đại tuệ” đều do các nhân tài trong giới Phật giáo đời sau khởi xướng nhưng việc thích nghi với các khái niệm đó như thế nào? Chúng ta cần phải có những suy nghĩ thấu đáo về vấn đề đó.

Thơ nguyên gốc (tạm dịch)

Trâu – người không biết đã về đâu
Vạn tưởng tỏa sáng chẳng cần cầu
Ví thử tìm ra đâu là ý 
Cỏ hoa tiên cảnh trắng sắc mầu.

Thơ chữ Hán dịch Việt

10. NHẬP TRIỀN THÙY THỦ

Lộ hung tiển túc nhập triền lai 
Mạt thổ đồ khôi tiếu mãn tai 
Bất dụng thần tiên chân bí quyết 
Trực giáo khô mộc phóng hoa khai

Chân trần bày ngực thẳng vào thành 
Tô đất trét bùn nụ cười thanh 
Bí quyết thần tiên đâu cần đến 
Cây khô cũng khiến nở hoa lành.

Theo: Nghiên cứu Phật giáo


© 2008 -2024  Phật Học Online | Homepage