PG & Đời sống
Thái độ của ý nghĩ đối với tham dục và sân hận:"Tâm hồn hỷ duyệt và thiện niệm"
06/04/2014 21:15 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Nếu linh hồn không có cách nào để nắm lấy cơ hội trước mắt, thì cần phải nhanh chóng thể nghiệm một sự vui mừng vẻ bất ngờ hay một sự đau khổ bất ngờ nào đó. Nếu như lúc này linh hồn giữ gìn được vui vẻ và thiện niệm hay là nảy rất ham dục và sân hận thì sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau.

* Tâm niệm Sở cảm, sân hận tức sinh

1) Thấy người thân tế tự nhưng hành vi không đúng: Người thân của linh hồn mà làm lễ tế tự, họ đã giết nhiều động vật để tế lễ. Sau khi linh hồn nhìn thấy tình cảm như vậy sẽ cảm thấy cực kỳ phẫn nộ và trong lòng nảy ra sự sân hận. Khi suy nghĩ lúc này đã phát ra như vậy, linh hồn sẽ phải rơi xuống cõi địa ngục, cho đến mấy đời mấy kiếp cũng khó mà có cơ hội được dầu thai ở thế giới tốt đẹp.

Thái độ chính xác: Cho dù nhìn thấy người thân có những hành vi như vậy, linh hồn cũng nên có lòng yêu thương kính ái để đối xử, không nên để cho tâm sân hận khơi dậy.

2) Nhìn thấy tài sản của mình khi còn sống bị người ta chiếm đoạt: Nếu sau khi linh hồn chết đi mà đối với tài sản của mình vẫn lưu luyến không muốn bỏ, vậy thì khi nhìn thấy người khác chiếm đi tài sản của mình thì họ sẽ cảm thấy rất đau khổ, hơn nữa còn nảy ra sự đố kỵ và căm ghét đối với người được kế thừa tài sản đó. Cái tâm sân hận lúc này vẫn là do sự tham dục tạo nên, vì như vậy sẽ khiến cho linh hồn rơi vào trong cõi ác thú của địa ngục hoặc là quỷ đói, đó là điều rất nguy hiểm cho linh hồn.

Thái độ chính xác: Linh hồn cần phải hiểu rõ ràng mình đã không còn cách nào để hưởng thụ những tài sản ở thế gian nữa, cho nên không nên sinh ra sự tham luyến đối với tài sản nữa. Cho dù tài sản của mình do ai thừa kế thì linh hồn phải nên quán tưởng rằng mình dùng tài sản đó để cúng dường Tam bảo và Thượng sư của mình, để sau đó mình có thể bình an mà buông xả đối với cảnh giới mà mình chấp trước.

3) Nhìn thấy nghi thức tang lễ không như pháp lễ: Nếu bạn bè và người thân vì linh hồn mà cử hành tang lễ hoặc là thử tiến hành nghi thức tiêu trừ ác nghiệp mà có một số chỗ không đúng như pháp lễ, ví dụ như thần trí của người chủ trì mà hôn trầm tán loạn, giới hạn bất tịnh, hoặc có những sự thề nguyện trái với Tam muội, … Khi đó linh hồn đã có năng lực thần thông nhất định, do vậy lúc này linh hồn có thể nhạy bén nhận ra được điều đó. Điều đó cũng khiến cho linh hồn trong khoảnh khắc cảm thấy không được thoải mái, rồi sẽ nảy sinh sự nghi hoặc đối với giáo pháp, đánh mất đi niềm tin. Nhưng tình cảm đó sẽ khiến cho linh hồn rơi vào trong cảnh giới bi thảm nào đó.

Thái độ chính xác: Linh hồn nên có tâm từ bi bao dung đối với tất cả. Cho dù nghi thức tang lễ có làm sai pháp độ thế nào đi chăng nữa, thì trong tâm phải nên mặc tưởng:

“Ngôn giáo của Phật Đà có chỗ nào không hợp với thái độ chăng? Tất cả đều là vì tâm niệm của ta không thanh tịnh mà thôi! Giống như ta nhìn thấy ở trong gương những điều bẩn thì trên thực tế điểm bẩn đó có từ trên mặt mình. Pháp sư của ta vì ta mà tiến hành nghi thức tang lễ, Tăng là thân thể của họ, Pháp là thánh ngôn của họ, mà Phật Đà ở trong tâm của họ, vì vậy ta phải tin tưởng họ, để họ che chở giúp đỡ cho ta”. Suy nghĩ như vậy, linh hồn có thêm niềm tin mới và dũng khí mới.

* Những điểm quyết định quan trọng để tránh khỏi sa đọa

1) Tâm niệm quyết định tất cả: Tâm niệm của vong hồn có thể ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự nảy sinh kết cục của họ. Nếu như họ hàng thân thuộc của vong hồn mà cử hành tang lễ đúng theo nghi thức, hơn nữa lại chưa có các hành vi tà ác. Như vậy, vong hồn sẽ được cảm hóa bởi những cử động thành tâm nhất trí từ thân, khẩu, ý của người chủ trì nghi thức tế lễ, từ đó mà sản sinh ra những tình cảm vui sướng và tấm lòng tôn kính. Như vậy, cho dù vong hồn có đầu sinh vào một trong ba cõi: súc sinh, quỷ đói, địa ngục thì vẫn có thể đạt được phẩm cấp tương đối cao ở nơi đầu thai. Từ đó có thể thấy, điều quan trọng nhất khi đầu thai ở cõi trung ấm là phải duy trì được một tâm niệm thuần khiết, trong sạch với một tấm lòng thành kính, nhất định không được có những ý nghĩ không thuần khiết hay bất kính.

2) Thỉnh cầu sự che chở của Bản tôn thần hoặc sự giúp đỡ của Đại Bi thánh tôn. Lúc này vong hồn nên tuân theo những nhắc nhở dưới đây:

Ôi, linh hồn tôn quý, tổng kết những bài văn trước thì ý thức của con đang ở trong trạng thái trung ấm bất ổn, không có bất cứ người đỡ đầu nào, hơn nữa còn yếu đuối và đa biến. Bất luận lúc này trong tâm là trong sạch thuần khiết hay có ý nghĩa tà ác, xấu xa, thì đều có ảnh hưởng lớn tới thể ý thức yếu ớt. Do đó, không phải trong tâm tồn tại bất cứ ác niệm nào mà phải thành tâm hồi niệm lại tu hành kiếp trước. Giả dụ chưa từng quen với thiền định tu trì có thể dựa vào tâm niệm thuần định và tôn kình mà mời được Đại Bi thánh tôn cùng với Thần Bản tôn che chở và cầu nguyện như sau: “Lúc con nguyện từ bỏ cả người thân và bạn bè, một mình phiêu bạt vô định, không tính dưới tác dụng của nghiệp lực mà hiển hiện ra. Cầu xin chư Phật với sức mạnh từ bi sẽ đi theo giúp đỡ bảo vệ con, không để những hoàn cảnh nguy hiểm đe dọa tìm đến”.

Phương pháp để khởi dậy được những thiện niệm

Nếu vốn dĩ những vong hồn mà bị rơi vào cõi ác đạo thì chỉ cần lúc đó bùng phát được những thiện niệm thì vẫn có thể đầu thai vào nhữn nơi tốt hơn.

1) Quán tưởng tới việc thiền định tu trì lúc sinh thời. Trong tâm phải tồn tại những thiện niệm và niềm vui sướng

2) Thỉnh cầu Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc Thần Bản tôn che chở.

“Khi con tiếp nhận những đau khổ mà ác nghiệp mang lại, cầu xin Thần Bản tôn che chở để trừ bỏ tất cả những đau thương ấy. Khi âm thanh của Thực tướng vang lên như sấm dền vang dội, cầu xin những âm thanh này hóa thành những câu châm ngôn. Trong lúc nghiệp lực làm cho con không có được sự giúp đỡ bên người, cầu xin Đại Bi Thánh tôn đến che chở cho con. Khi ác nghiệp lâu ngày đem đến những thống khổ, con cầu xin ánh sáng và niềm vui của cảnh giới Tam muội hãy xuất hiện soi sáng bên con”.

Âm thanh Pháp tính

Âm thanh Pháp tính như sấm dền vang dội, lúc đó các vong hồn sẽ lấy những lời thỉnh cầu làm lời châm ngôn và chú “ôm, ma, ni, bát, mê, hồng” (các tiếng niệm thần chú) Đại Bi thánh tôn Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ phù hộ che chở cho bạn.

Tác Giả: Liên Hoa Sinh Đại Sư


theo daibi.vn

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch