Y học & Sức khỏe
Đậu Nành Giúp Bổ Thận Cho Người Bị Bệnh Tiểu Đường Loại 2
By Amy Norton Tịnh Thuỷ (Dịch)
25/09/2011 05:23 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

New York (Reuters Health) - Chức năng bộ phận thận của những người bị bệnh tiểu đường loại 2 được cải thiện tốt nhờ một chế độ dinh dưỡng bằng chất đạm (protein) đậu nành, kèm thêm một lợi ích khác nữa là hàm lượng cholesterol tốt (HDL) cũng được gia tăng.


Chức năng của bộ phận thận thường bị suy yếu sau một thời gian dài mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu mới đây trên 14 nam giới bị yếu thận do bệnh tiểu đường cho thấy, một chế độ dinh dưỡng giàu protein đậu nành có thể giúp kiểm soát tình trạng trên. Đây là bằng chứng đầu tiên về tác dụng bổ thận của đậu nành đối với bệnh nhân loại này.

Cuộc nghiên cứu này tuy nhỏ, nhưng kết quả cho thấy “bằng chứng ban đầu” rằng chất protein đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ bệnh thận và bệnh tim nơi người bị tiểu đường. Các nhà nghiên cứu nói như vậy. Tiến sĩ John W. Erdman Jr., một trong các tác giả nghiên cứu, nói với cơ quan thông tấn Reuters Health rằng ông hy vọng kết quả này sẽ mang đến nhiều cuộc nghiên cứu rộng lớn hơn.

Hiện chưa rõ lý do tại sao protein đậu nành lại giúp bổ thận cho người bị bệnh tiểu đường như thế, song theo tiến sĩ John W. Erdman Jr. thuộc Đại học University of Illinois at Urbana-Champaign, cho biết nhóm hợp chất thực vật có chức năng giống với hoóc môn estrogen tên là isoflavone có thể liên quan đến.

Trong nghiên cứu của Erdman, 14 bệnh nhân nam được sử dụng bột protein đậu nành nguyên chất, bổ sung vào nước uống hoặc đồ ăn hằng ngày trong vòng 8 tuần. Trong 2 tháng khác, họ quay sang dùng bột protein từ sữa động vật. Mục tiêu của Erdman là thay thế một phần lượng protein hấp thu hằng ngày bằng protein từ sữa hoặc đậu nành.

Kết quả cho thấy, mặc dù tổng lượng protein hấp thu của nhóm bệnh nhân tăng lên, song sự bài tiết protein trong nước tiểu khi họ dùng bột protein đậu nành đã giảm gần 10%. Điều này chứng tỏ chức năng của bộ phận thận có dấu hiệu cải thiện tốt. Trong khi đó, khi bổ sung protein từ sữa động vật, chỉ số protein trong nước tiểu lại có chiều hướng tăng (một dấu hiệu không tốt).

Một điểm đáng chú ý là trong 2 tháng sử dụng bột protein đậu nành, lượng cholesterol HDL "tốt" đã tăng lên 4 %. HDL là loại cholesterol có lợi cho sức khỏe tim mạch. Thành phần này có xu hướng giảm trong thời gian người bệnh được bổ sung protein sữa động vật.

Đối với tác dụng bổ thận, Erdman cho rằng chính nhóm chất isoflavone có hoạt động giống với hoóc môn estrogen của protein đậu nành đóng vai trò. Loại hoóc môn này cũng tạo ra sự khác biệt về mức độ tiến triển của bệnh thận giữa nam giới và phụ nữ. Các xét nghiệm máu trong nghiên cứu cho thấy, khi lượng isoflavone ở nam giới tăng lên thì sự bài tiết protein trong nước tiểu đã giảm đi.

Giải thích về sự gia tăng cholesterol HDL, tác giả cho biết protein từ đậu nành có tính chất khác với protein động vật. Trong khi dùng bột protein đậu nành, một loại amino acid trong máu của bệnh nhân có tên là arginine đã tăng lên. Arginine chính là tiền thân của nitric oxide - hợp chất giúp giãn nở mạch máu và giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Source: Journal of Nutrition, August 2004.


Soy Protein May Benefit Diabetics' Kidneys

By Amy Norton

NEW YORK (Reuters Health) - The kidney function of people with type 2 diabetes seems to be improved by dietary soy protein, with the added benefit that their levels of "good" cholesterol also go up a bit, preliminary research suggests.

Kidney function often becomes impaired with long-standing diabetes. The study of 14 older men with diabetes-related kidney disease found that adding a soy product to their diets reduced the amount of protein in their urine -- an indicator of improved kidney function.

The study is too small to draw conclusions, but the results provide "initial evidence" that isolated soy protein may help reduce diabetics' risk of kidney and heart disease, the researchers say.

Dr. John W. Erdman Jr., one of the study's authors, told Reuters Health he hopes the work will spur larger studies.

It's unclear why soy protein might aid in diabetic kidney disease, but estrogen-like plant compounds called isoflavones could be involved, said Erdman, a professor of food science at the University of Illinois at Urbana-Champaign.

He and his colleagues there and with the Veterans Affairs Illiana Health Care System in Danville, Illinois, report the findings in the Journal of Nutrition.

For eight weeks, men in the study used an isolated soy protein powder that could be added to a drink or food. For another eight weeks, they used a milk-based protein powder.

The goal, Erdman explained, was to have the men replace part of their usual protein intake with the soy or milk protein; however, the patients failed to follow the diet instructions and instead added the protein powders to their normal routine.

Yet even with the extra protein intake, the men's excretion of protein in urine fell an average of nearly 10 percent when they consumed the soy product, the researchers found. In contrast, protein levels in the urine increased with the milk-based powder.

In addition, eight weeks on the soy powder boosted the men's levels of heart-healthy HDL cholesterol by about four percent, while it tended to dip while the men were on the milk protein.

It's possible, Erdman and his colleagues note, that the estrogen-like activity of soy isoflavones explain the kidney effects they found, because kidney disease seems to progress more slowly in women than men, and estrogen may be a factor. In this study, blood tests showed that as the men's isoflavone levels increased, their protein excretion declined.

Another possibility, Erdman said, is related to the fact that soy protein and animal protein have different compositions. While using the soy powder, the men's blood levels of amino acid called arginine increased; arginine is a precursor to nitric oxide, a compound that helps dilate blood vessels.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch