Mật tông
BỘ MẬT TÔNG - Tập ba: Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni Hội Thích
Dịch Giả: Thích Viên Đức
Đã cập nhật: 0 phút
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

VĂN THÙ BỒ TÁT NGŨ TỰ TÂM CHÚ

-         A ra bạt giả na.

Kim Cang Ðảnh Kinh Ngũ Tự Chơn ngôn Thắng Tướng nói: Nếu người vừ tụng một biến, như tụng tám vạn bốn ngàn thập nhị  Vi Ðà tạng kinh. Nếu tụng hai biến Văn Thù, Phổ Hiền liền theo gia bị, Hộ Pháp, Thiện Thần ở trước người đó. Lại nữa, nếu tụng một biến hay trừ tất cả khổ nạn của người tu hành. Nếu tụng hai biến trừ diệt ức kiếp sanh tử trọng tội. Nếu tụng ba biến tạm muội hiện tiền. Nếu tụng bốn biến được tổng trì bất vong. Nếu tụng năm biến mau thành Vô thượng Bồ đề. Nếu người nhứt tâm ở riêng chỗ vắng vẻ, viết năm chữ Phạn làm vòng đàn pháp, y pháp niệm tụng mãn một tháng rồi, Văn Thù Bồ Tát liền hiện thân kia, ở trong hư không diễn nói pháp yếu, khi bấy giờ người tu hành được túc mạng trí, biện tài vô ngại, thần túc tự tại, thắng nguyện thành tựu, phước trí đầy đủ, mau chưóng Như Lai pháp thân. Chỉ có tín tâm thọ trì thì trải qua mười sáu đời quyết định thành Chánh giác.

GIẢI: (Muốn làm phép gia trì kiết giới, rõ như Ngũ Tự Tâm Ðà Ra Ni phẩm.)

 

 

ÐẠI BẢO QUẢNG BÁT LẦU CÁC THIỆN TRỤ BÍ MẬT ÐÀ RA NI

Nẵng mồ tát phạ đát tha, nghiệt đa nẫm, Úm vĩ bổ lã nghiệt bệ, mạ nĩ bát ra bệ, đát tha đa nễ nại xả nĩnh, mạ nĩ mạ nĩ, tô bát ra bệ, vĩ mạ lê, ta nghiệt ra, nghiễm tỷ lệ, Hồng hồng nhập phạ lã, nhập phạ lã, một đà vĩ lô chỉ đế, hủng đế dạ địa sắc sỉ, đa nghiệt bệ, ta phạ ha.

Tâm chú: Úm ma nĩ phạ nhựt ra hồng.

Tùy tâm chú: Úm ma nĩ đà lị hồng phấn tra.

Chú này trước sau có ba nhà dịch, bản dịch ban đầu bị mất, người tên Khai Nguyên lục chép ra vào đời Lương Trung Hoa, sau Ngài Bồ Ðề Lưu chỉ dịch, đến lượt thứ ba Ngài Bất Không Tam Tạng dịch. Nay sợ người mới học khổ nỗi Phạn âm, nên mới giảo đính lại cả ba bản dịch, chép ra chính bản văn của Ngài Bất Không Tam Tạng, còn chữ của hai bản dịch kia không đồng, nên bản này rõ hơn, để cho người tu tập âm giọng không còn nghi trệ.

Kinh dạy rằng: Ðà Ra Ni này có đại oai đức. Phật do đây thành đạo, do đây hàng ma, hay diệt ác chướng hay thành lục độ. Nếu chép nơi chuông, trên điện, trên lụa, vải, trên giấy, trên vách tường, bảng v.v… những vật trên đó có các chúng sanh mắt tạm được thấy. Hoặc thân tay chạm đến, hoặc chói qua trong hình bóng và các người khác đụng chạm đến người này, hoặc mang nơi thân, hoặc đeo nơi đảnh, hoặc chép nơi trên vật có tiếng, hoặc người nghe thấy tiếng ấy, hoặc người đọc tụng, hoặc chỉ nghe tên Ðà Ra Ni này, những chúng sanh như vậy, dù có những tội tứ trọng, ngũ nghịch thập ác, thảy đều tiêu diệt, quyết định sẽ chứng đắc Vô thượng Bồ đề, hay ở nơi hiện đời được vô lượng trăm ngàn công đức, thường được quốc vưong, tể quan, bốn chúng cung kính vui mừng, không thọ thế gian các thứ khổ não, độc dược, dao gậy, các nạn nước lửa, tất cả các ác thú như sư tử, cọp, sói không dám làm hại. Lại không bị các nạn trộm cướp, các độc xà, các tà thần, quỷ mị. Hiện thân không thọ  tất cả các bịnh: nghĩa là bịnh rét, bịnh mắt, bịnh tai, bịnh mũi, bịnh lưỡi, bịnh răng, bịnh môi, bịnh yết hầu, bịnh đầu, bịnh cổ. Các bịnh của chi phần: Bịnh tay, lưng, hông, rún, trĩ, đái sưng, lị, nhọt rò, nhọt, đầu gối, gót chân, mụn con, ban, dạ dày, ghẻ lở, sẹo, lác, hắc lào, hết thảy các bịnh như vậy không dính vào thân. Không bị trù rủa, yếm đảo độc trùng, chú trớ, thư nộp, mà dính nơi thân, không bị tai hoạnh mà chết. Nằm ngủ yên ổn, thức thì an vui, ở trong chiêm bao mộng thấy trăm ngàn cõi Phật. Cùng thấy chư Phật và Bồ Tát đoanh vây chung quanh, khi mạng gần chết tâm không tán loạn, tất cả chư Phật hiện ra trước mặt an ủi. Lại tất cả các loài bàng sanh như nai, chim, mòng, muỗi, trùng, kiến, ong bướm cho đến thai noãn, thấp, hóa, các loài hữu tình nghe danh Ðà Ra Ni này, hoặc thân chạm xúc, hoặc trong bóng ngã qua, quyết định sẽ đắc Vô thượng Bồ đề.

Lại có người nào trên đảnh núi cao, tụng Ðà Ra Ni này, tầm mắt phóng thấy tận đến chỗ nào, tất cả chúng sanh ở nơi ấy đều được diệt trừ tất cả tội nghiệp (rộng như trong kinh đã dạy.)

 

CÔNG ÐỨC BẢO SƠN ÐÀ RA NI

Nam Mô Phật Ðà da

Nam Mô Ðạt Ma da

Nam Mô Tăng Già da

Úm tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.

(Chữ hộ cũng nói là hồ, đô cũng đọc là độ, chỉ cũng đọc giá, ba cũng đọc bà, lị cũng đọc nĩ khứ thinh.)

Kinh Ðại Tập nói: Nếu người tụng chú này một biến, như lễ Ðại Phật Danh kinh bốn vạn năm ngàn  bốn trăm biến. Lại như chuyển Ðại Tạng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến. Tạo tội quá mười cõi sát độ, đọa vào A Tỳ địa ngục chịu tội, kiếp hết lại sanh nơi khác để chịu tội. Niệm chú này một biến, tội kia đều được tiêu diệt, không còn đọa vào địa ngục, khi mạng chung quyết định vãng sanh Tây phương thế giới, được thấy Phật A Di Ðà, thượng phẩm thượng sanh.

GIẢI: Tạo tội hơn mười sát độ ấy, nghĩa là tội đã tạo quá hơn mười thế giới vi trần; kiếp hết lại sanh, nghĩa là cõi Ta Bà thế giới này khi đã hoại diệt, tội kia chưa hết, liền gởi sanh trong địa ngục ở thế giới phương khác. Cõi này thành rồi đời người tội nhơn kia trở về trong địa ngục phương này mà chịu khổ báo.

 

 

TAM TỰ TỔNG TRÌ CHƠN NGÔN

-         Úm Á Hồng

-         Úm A Hum

-         Án dạ hồng.

Du Già Ðại giá Vương kinh nói: Chữ Úm là Ðại Biến Chiếu Như Lai tức Phật Tỳ Lô Giá Na. Chữ Á là Vô Lượng Thọ Như Lai, tức Phật A Di Ðà. Chữ Hồng là A Súc Như Lai, tức Bất Ðộng Phật. Ðức Như Lai nhơn ở trong nhiều năm tu trì hành đạo không đắc Bồ đề, sau tu tập quán tưởng này, trong khoảng nửa đêm liền thành Chánh giác. Nghĩa là chữ ÚM gồm đủ vô lượng pháp môn, là mẫu của tất cả Chơn ngôn (Thần chú). Tất cả Như Lai đều nhơn quán tưởng chữ này mà được thành Phật. Chữ A (hay Á) là Tỳ Lô Phật thân, cũng là pháp giới, cũng là Bồ đề tâm. Nếu người tưởng niệm, hay sanh vô lượng công đức. Chữ Hồng tổng nhiếp Kim Cang bộ, tất cả Chơn ngôn (Thần chú) là chủ thân Kim Cang bộ, cũng là ba môn giải thoát. Nếu thường tưởng niệm, hay trừ tất cả tội chướng, thành tựu tất cả công đức. Ba giải thoát môn: 1- Không giải thoát môn, 2- Vô tướng giải thoát môn, 3- Vô nguyện giải thoát môn. Căn bản các hạnh của đại Bồ Tát từ sơ phát tâm đến “Nhứt thiết trí”.

Chư Giáo Quyết Ðịnh Danh Nghĩa Luận nói: Chữ Hồng tức Pháp thân, chữ A tức Báo thân, chữ Úm tức Hóa thân. Ba chữ như vậy nhiếp cả ba thân này, để phân biệt nói tam thừa và đạo giải thoát, ấy là nhơn chánh thuyết, nói có Thanh Văn, Duyên Giác và Nhứt thiết trí. Do trí xuất hiện nói tất cả pháp, tức ba chữ kia cũng là Kim Cang tam nghiệp, như thật an trụ; nghĩa là Úm – A - Hồng. Trong chữ Úm này, là Kim Cang thân nghiệp, chữ A Kim Cang ngữ nghiệp, chữ Hồng Kim Cang tâm nghiệp. Lại nữa, chữ Hồng là tâm trí giác liễu (rõ thấu tất cả) tất cả pháp như trên đã nói. Phải biết tất cả văn tự đều từ chữ Úm A Hồng ba chữ mà ra, do đó nên các pháp khởi lên các tướng phân biệt tất cả pháp kia, đều cùng Úm – A hai  chữ trước sau nhiếp nhau. Chữ Hồng trong đây, xuất sanh tất cả, ở trong ba cõi, xuất hiện các sắc; nghĩa là có Thiên, Nhơn, Long, A tu la, Ca lầu la, Khẩn Na La, Càn thác bà. Thành tựu Trì Minh Thiên, Cát Tường Thiên, Biện Tài Thiên, Ô Ma Thiên, Ðế Thích Thiên, Phạm Vương Thiên, Na La Diên Thiên, Ðại Tự Tại Thiên, những trời như vậy, và Thiên hậu đã có tất cả trong cõi hữu tình kẻ nam tử, người nữ nhơn cho đến hết thảy các Phật, Bồ Tát đều từ chữ Hồng này xuất sanh biến hóa, kia mỗi một tâm, trụ tướng chữ này, nếu khi tâm tưởng chữ này, phải trụ nơi hư không, xuất sanh ra vô ngại, nghĩa là tâm ba cõi, đồng một tâm này, được nhập vào tâm rồi, tức được gọi là hiện chứng Bồ đề, phải biết tâm này là vô đẳng, vô thủ, vô trước, vô trụ, vô biểu, vô tướng, tức là hư không bình đẳng tất cả trí vô sở đắc, tương ưng không tự, không tha, tương ưng chánh hạnh. Thế gian đã có Chiên đà la tối hạ chủng tộc v.v… các loại kia cũng bình đẳng các hạnh cho đến các loại súc sanh, kia đã có hạnh, các hạnh sai khác. Các hạnh như vậy, tuy lại sai khác, đều cũng không lìa nhứt thiết trí, trí tương ưng chánh hạnh v.v…

Thành Phật Nghi Quỹ tụng rằng:

Do tụng chữ Úm này, gia trì oai lực vậy.

Dù quán tưởng không thành, nơi các Phật hải hội.

Các cúng dường mây biển, chơn thật đủ thành tựu.

Do chư Phật chắc thật, pháp nhĩ đã thành vậy.

Do vừa tụng chữ Á, diệt sạch các tội chướng.

Ðược các vui ý lạc, đồng đẳng tất cả Phật.

Vượt hơn các chúng ma, không thể làm chướng ngại.

Ðáng thọ các thế gian, rộng nhiều thứ cúng dường.

Do gia trì chữ Hồng, cọp sói các trùng độc,

Ác tâm người chẳng người, không còn thể khuấy phá.

Như Lai mới thành đạo. Nơi dưới cội Bồ đề.

Dùng Ấn Mật ngôn này, phá dẹp chúng Thiên ma.

Kinh Ðại Phật Ðảnh Ðà Ra Ni nói: Giả sử có chúng sanh nơi tâm tán loạn, miệng tụng Thần chú, còn có 8 vạn 4 ngàn na do tha hằng hà sa trăm ức, Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát chủng tộc. Mỗi vị đều có các chúng Kim Cang làm quyến thuộc. Ngày đêm thường theo hầu hạ ủng hộ, người này dù cho ma vương rình tìm phương tiện, trọn không thể được, các Thần quỷ núi đi cách xa người thiện nhơn này, ngoài mười do tuần. Nếu có quyến thuộc của ma muốn tìm đến phá rối người thiện ấy, các chúng Kim Cang lấy chày Bảo xử đập nát cái đầu kia cũng như hạt bụi, hằng khiến người này việc làm như nguyện.

GIẢI: Như trên tu trì bi kỉnh các Chơn ngôn, nếu không thể mỗi mỗi tụng trì chép tả ấy, thì tất cả việc làm hết thảy đều dùng Chuẩn Ðề Chơn ngôn cũng được. Vì Chuẩn Ðề Chơn ngôn giống như châu ngọc như ý, nếu người tu hành trì tụng nơi chỗ dùng đó, đều được thành tựu. Như trên tụng trì Chơn ngôn, hay diệt ngũ nghịch, thập ác, tứ trọng tội ấy. Phải biết tội có Tánh tội và Giá tội, sám hối phải đủ Sự Lý. Tánh thời không luận thọ giới hay không thọ giới, làm là có tội. Giá (ngăn) nghĩa là tăng thọ Phật giới, tâm hủy phạm. Sự, cần phải trình bày phát lồ, lễ Phật danh kinh, tu hành các nghi Phương Ðẳng, để hàng phục cội gốc của nghiệp. Lý, nghĩa là chuyên quán thật tướng, đạt tội tánh không, diệt nghiệp căn nguồn. Các Chơn ngôn Thần chú này, nếu hay y pháp tụng trì, tức song vận cả Sự Lý, nguồn tội gốc nghiệp liền tiêu. Nếu phạm cấm giới, căn cứ theo luật nói sám hối, gia thêm Thần chú, thời Sự Lý gồm đủ, Tánh Giá đều tiêu hết không sót. Không thể vừa nghe công lực của Thần chú như thế, liền trái phạm cấm giới, không y luật sám hối thì giá tội cũng phải còn. Hoặc nhờ nương Nghi Quỹ Chơn ngôn lại tạo thêm các lỗi. Thí như người ngu, ỷ thế lực của vua, rộng tạo các ác, họa trọn đứt đầu. Nghiệp tâm không dứt, tội thật khó trừ, quyết khiến thân tâm đều tiêu, mới được diệt tội, như ánh mặt trời sương mù tiêu tan.

 

 

SỔ CHÂU CÔNG ÐỨC PHÁP

Nói về tràng chuỗi, để tâm ghi nhớ cho người sơ cơ chứa nhóm công đức. Trì ấy là thành đức, đeo là diệt tội cấu, quả tốt của thế gian và xuất thế gian đâu không do đây ư! Như kinh Kim Cang Ðảnh Du Già Niệm Châu nói: Lúc bấy giờ đức Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn bảo Ngài Kim Cang Thủ rằng: Lành thay! Lành thay! Vì các Bồ Tát tu Chơn ngôn hạnh, nói các Nghi Quỹ, thương xót đời vị lai, hết thảy hữu tình, nói công đức thắng lợi niệm châu, do nghe như vậy, diệu ý thú ấy, mau chứng Tất Ðịa. Khi bấy giờ Ngài Kim Cang Tát Ðỏa Bồ Tát bạch Phật mà nói: Thưa Thế Tôn! Con nay xin nói. Lúc bấy giờ Kim Cang Tát Ðỏa Bồ Tát nói bài kệ rằng:

Châu biểu thắng quả của Bồ đề,

Nơi trong đoạn dứt hữu vi lậu.

Sợi dây xâu suốt biểu Quán âm,

Mẫu châu biểu tượng Vô Lượng Thọ.

Dùng lần qua khỏi tội vượt pháp,

Ðều do niệm châu chứa công đức.

Xa cừ niệm châu một bội phước.

Gỗ quý niệm châu hai bội phước.

Lấy thiết làm châu ba bội phước,

Thục đồng làm châu bốn bội phước.

Thủy tinh chơn châu và các bảo,

Thứ ấy niệm châu trăm bội phước.

Ngàn bội công đức Ðế Thích hột,

Kim Cang hạt châu trăm ức phước.

Sen hạt niệm châu ngàn trăm ức,

Bồ đề hạt châu vô số phước.

Phật bộ niệm châu Bồ đề hạt

Kim Cang bộ pháp Kim Cang hạt.

Bảo Hộ niệm tụng dùng các bảo,

Liên Hoa bộ châu dùng sen hạt.

Trong yết ma bộ làm niệm châu,

Các châu xen lộn nên xâu lại.

Niệm châu phân biệt có bốn món,

Thượng phẩm tối thắng và trung hạ.

Một ngàn tám mươi là bực trên,

Một trăm lẻ tám châu tối thắng.

Năm mươi bốn châu là bực trung,

Hai  mươi bảy châu là bực hạ.

Hai tay trì châu để ngang ngực,

Tịnh lặng lìa niệm tâm chuyên chú.

Bổn Tôn Du Già tâm một cảnh,

Ðều được thành tựu sự lý pháp.

Dù để đầu đảnh hay thân mang,

Hoặc đeo nơi cổ hay nơi tay.

Lời nói luận bàn thành niệm tụng,

Lấy đây niệm tụng ba tịnh nghiệp.

Do để đảnh đầu tịnh vô gián,

Do đeo trên cổ tịnh tứ trọng.

Nắm châu nơi tay trừ trọng tội,

Hay khiến hành giả mau thanh tịnh.

Nếu tu Chơn ngôn Ðà Ra Ni

Niệm các Như Lai Bồ Tát danh.

Ðược thu vô lượng thắng công đức,

Mong cầu thắng nguyện đều thành tựu.

 

(Ba bộ niệm tụng trì số châu, thủ ấn tướng nay sẽ phân biệt.)

Tô Tất Ðịa cúng dường pháp nói: Lấy tay mặt ngón tay, nắm ngón vô danh, ngón trỏ mở thẳng, ngón giữa ngón út hơi co, lấy ngón trỏ để sát một bên lóng trên ngón giữa. Ðây là thông ba bộ chấp số châu ấn. Liên hoa bộ chấp số châu ấn. Lấy tay mặt ngón cái nắm ngón tay giữa, còn ba ngón kia thì mở ra thẳng, tay trái cũng vậy. Kim Cang bộ chấp châu ấn. Lấy tay mặt nắm lại, mở thẳng ngón cái, nắm ngón trỏ, tay trái cũng vậy. Kinh Trì Minh Tạng Nghi Quỹ nói: bảo người con gái nhỏ lấy chỉ xe lại thành 21 lần, thành rồi mới xâu hạt châu. Khi trì tụng, lấy ngón tay cái nắm một hạt châu, tụng một biến Chơn ngôn.

 

HÀNH DU GIÀ BÍ MẬT PHÁP YẾU

Ðại Luân Kim Cang Ðà Ra Ni.

Nẵng mồ tư để lị dã, địa vĩ ca nẫm, đát tha nga đa nẫm, ám, vĩ la nể, ma ha chiết ca ra, phạ nhựt lí, ta đa, ta đa, ta ra đế, ta ra đế, đát ra dĩ, đát ra dĩ, vĩ đà ma nể, tam bạn nhã nễ, đát ra ma để, tư đà nhĩ lí da, đát lãm, ta phạ ha.

Phạn âm:

Nô môsi ti li gia, ti mi ca năng, thạc ta gia thạc năng, ản pi la ni, pi la ni, ma kha tchêch cà la, ma di li, sa thạc sa thạc, sa la ti, sa la ti, thạc la ý, thạc la ý, pi thạc ma ni, sam bàn già ni, thạ la ma ni, si tạ mi lì gia, thạ nắng, sa va kha (3 biến).

A Súc Như Lai tụng pháp nói:

Do tụng Chơn ngôn này như vào vòng đàn pháp (Mandala).

Mất niệm phá chánh định, Bồ Tát cùng Thanh Văn.

Thân miệng hai luật nghi, tứ trọng ngũ vô gián.

Các tội chướng như vậy, thảy đều được thanh tịnh.

Lại Cam Lồ Quân Trà Lợi Bồ Tát, niệm tụng nghi nói: Kế đến Kim Cang Luân Bồ Tát ấn, vì nhập vào đàn pháp, thọ được ba đời vô chướng ngại, ba món luật nghi của Bồ Tát, do nhập vào đàn pháp, thân tâm đủ mười vi trần sát thế giới, vi trần số Tam ma da, vô tác giới cấm. Hoặc nhơn co duỗi cúi ngước, phát lời ra hơi, khởi tâm động niệm, quên mất tâm Bồ đề, lui mất căn lành. Lấy ấn khế mật ngôn thù thắng phương tiện này, tụng trì tác ý, hay trừ vi phạm các lỗi lầm. Ta ma da như vậy, tăng thêm ánh quang tỏ. Hay tịnh thân khẩu ý. Ðược thành nhập tất cả đàn, thu hoạch quán đảnh Tam ma da.

CHÚ Ý ẤN TƯỚNG

Hai tay bên trong tréo nhau, đứng thẳng hai ngón tay trỏ khít nhau, lấy hai ngón tay giữa quấn vào hai ngón tay trỏ ở trước lóng thứ nhứt, mỗi ngón tay trỏ đứng nhau, hai ngón cái giáp thẳng nhau. Kiết ấn để ngang ngực, niệm tụng mật ngữ. Nếu chưa nhập đàn không cho làm các phép. Nên dùng Chơn ngôn này, tức sẽ được nhập vào đàn làm các phép tắc, thì không thành tội trộm pháp vậy.

Kết ấn khế, đối với nhà tu Mật tông rất quan trọng, quyết cần phải đến thầy truyền trao cho mới có linh nghiệm, không cho người khác xem thấy. Khi kết ấn phải ở chỗ tịch tịnh, thân thừa thọ bẩm chư sư truyền lại, khi kết ấn phải để kín trong áo y, nếu làm không đúng pháp mà kết ấn, các Mị thần, và Tỳ Na Dạ Ca sẽ làm chướng nạn chết đọa địa ngục. Không được quán đảnh, không phát Bồ đề tâm. Trước các người khác không được kết các ấn khế.

 

 

TỤNG KỆ

Khể thủ qui y Tô Tất Ðế

Ðầu diện đảnh lễ Thất Cu Chi,

Ngã kim xưng tán Ðại Chuẩn Ðề,

Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.

 

Nam Mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đà cu chi nẫm đát điệt tha: Úm (Án) Chiết Lệ, Chủ Lệ, Chuẩn Ðề Ta Bà Ha. (Bộ Lâm) (3 lần)

Thiêu hương (thắp hương)

Tụng kệ Chuẩn Ðề và Thần chú ba biến; kính lễ ba lễ.

SÁI TỊNH

Tụng chú Chuẩn Ðề gia trì trong chén hay tịnh bình 21 biến. Sái vẩy nơi thân và nơi đất tám phương trên dưới.

KẾT ẤN HỘ THÂN

Tụng Úm (Án) Xỉ Lâm (21 biến)

Tụng chú Chuẩn Ðề (7 biến)

An ấn nơi trên đảnh, nơi trán, nơi vai mặt, nơi vai trái, nơi tâm (giữa ngực) nơi miệng. Rồi xả ấn lên đảnh đầu.

PHỔ LỄ

Dùng toàn kệ toàn chú Chuẩn Ðề ba biến (3 lễ). Ðứng hay ngồi nơi tòa tùy ý.

TỊNH PHÁP GIỚI

Tụng Úm (Án) Lam (21 biến)

Tụng chú Chuẩn Ðề 3 biến.

Kiết ấn quán tưởng.

Từ chữ Lam biến thành vòng lửa tam giác thiêu tận từ đảnh đến chân của hành giả.

KIẾT GIỚI

Dùng Thần chú Chuẩn Ðề.

Kết ấn.

Trước xoay bên trái niệm ba biến, kế xoay bên mặt niệm ba biến. Sau nơi trán, vai trái, vai mặt, tâm (ngực), nơi miệng đủ năm biến, mỗi nơi một biến.

TRIỆU THỈNH

Dùng Thần chú Chuẩn Ðề. Kiết ấn Chuẩn Ðề (Bổn Tôn ấn) ba biến triệu thỉnh.

Quán tưởng đức Bổn Tôn Chuẩn Ðề giáng lâm an trụ Kính đàn.

CÚNG DƯỜNG

Kết Cúng Dường ấn (Hư Không Tạng ấn)

Tụng Chuẩn Ðề bảy biến.

Tâm quán sáu món cúng dường,

Rất nhiều vô lượng vô số.

 

BỔN TÔN GIA TRÌ

Kiết ấn Chuẩn Ðề. Tụng chú Chuẩn Ðề bảy biến (rồi xả ấn trên đảnh) ẤN.

Chánh niệm tụng.

Trì châu (lần chuỗi) niệm Chuẩn Ðề chú 108 hay 1080 biến.

TÁN THÁN

Ðại tai Phật Mẫu,

Vô đẳng Vô luân,

Nhứt thập bát tý hiển Oai Thần,

Mật chú lợi Thiên Nhơn.

Lễ niệm công thuần,

Ðờn chỉ xuất mê tân.

Nam Mô Chuẩn Ðề Vương Bồ Tát (3 lần)

(Sau gia trì) chấp tay niệm chú Chuẩn Ðề bảy biến (hoặc tụng kinh chú khác tùy lòng).

TRỞ LẠI CÚNG DƯỜNG

Kết Hư Không Tạng ấn

Tụng chú Chuẩn Ðề bảy biến, quản tưởng sáu món cúng dường.

-         Khể thủ quy y Tô Tất Ðế

Ðầu diện đảnh lễ Thất Cu Chi

Ngã kim xưng tán Ðại Chuẩn Ðề

Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.

Nam Mô táp đa nẫm tam miệu tam bồ đà cu chi nẫm đát điệt tha:

ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ÐỀ TA BÀ HA. (3 lần)

SỞ NGUYỆN HỒI HƯỚNG

            Ngã kim trì tụng Ðại Chuẩn Ðề,

Tức phát Bồ đề quảng đại nguyện

Nguyện ngã công đức giai thành tựu

Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm,

Nguyện cộng chúng sanh thành Phật đạo.

 

Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp,

Giai do vô thỉ tham sân si.

Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,

Nhứt thiết ngã kim giai sám hối.

 

Ngã đệ tử … sở nguyện.

Linh ngã hiện thế chi nội,

Tất Ðịa đắc thành tựu.

Ngũ phước trùng tăng,

Tha báo chi trung, nhị nghiêm sung bị.

Giải giới ( Kiết giải giới ấn, tụng chú Chuẩn Ðề một biến)

PHỤNG TỐNG ẤN (Ðưa đi)

Tụng Chuẩn Ðề ba biến, đưa ấn ra như hình đồ, rồi xả ấn lên đảnh.

Kế tiếp ấn Hộ thân

Tụng Chuẩn Ðề 7 biến, ấn năm chỗ trên đảnh, trán, vai mặt, vai trái, tâm (ngực), miệng. Rồi xả ấn lên đảnh.

Chấp tay đảnh lễ, tụng toàn bài kệ và toàn chú Chuẩn Ðề ba biến (lễ 3 lễ). Kết phổ lễ ấn.

PHỤ BẢN TRÌ CHÚ THÁP

Người tu hành pháp  bí mật, như trong kinh dạy, cần phải đến nơi núi non, hang gọp, nơi hoang đảo, nơi tịnh xứ, nơi mé biển bãi cát, in hình tháp mà trì chú Chuẩn Ðề, nếu chưa có nhơn duyên đi các nơi ấy, ở nơi tịnh thất trang nghiêm, in hình tháp trên giấy trì chú Chuẩn Ðề. Trì Chuẩn Ðề Chơn ngôn mỗi 108 biến chấm vào vòng tròn trên tháp, xong rồi để trước tượng Bổn Tôn Chuẩn Ðề, cầu nguyện những gì mình mong ước.

Như cầu vị Tất Ðịa, hoặc cầu tiêu tai chướng, hoặc cầu phước đức thông minh, cầu tiền tài, hoặc sở cầu như ý v.v…

Cầu nguyện rồi thiêu đốt tháp nơi trong lư. Một tháp chưa thành tiếp niệm hai, ba cho dến bảy, mười, một trăm. Tháp quyết định thành tựu như nguyện.

---o0o---

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch