Đối thoại liên tôn giáo
Cải đạo tín đồ Phật giáo: nói rõ hơn về những cái bẫy
Minh Thạnh
16/03/2010 05:43 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Nếu cho rằng cải đạo tín đồ Phật giáo chỉ giới hạn trong việc bảo rõ người theo đạo Phật hãy bỏ đạo Phật đi, là điều, có thể nói, là một sự ngây thơ. Nhiều “biện pháp tu từ” có thể được dùng để trình bày và tác động.

Nếu cho rằng cải đạo tín đồ Phật giáo chỉ giới hạn trong việc bảo rõ người theo đạo Phật hãy bỏ đạo Phật đi, là điều, có thể nói, là một sự ngây thơ. Nhiều “biện pháp tu từ” có thể được dùng để trình bày và tác động.

Một số  bạn đọc có ít nhiều ngộ nhận xung quanh bài Kỹ thuật cải đạo tín đồ Phật giáo: Khuếch đại một đạo Phật phiến diện trên các phương tiện truyền thông. Mối quan hệ tinh vi giữa những vấn đề tưởng chừng như không liên quan gì với cải đạo chưa được làm sáng tỏ ở mức cần thiết. Hậu ý của những hành động như vậy chưa được nhận thức đầy đủ.

Vì thế, đào sâu vấn đề là cần thiết.

Một trong những điều mà những người muốn cải đạo tín đồ Phật giáo sang tôn giáo khác là muốn chứng minh tôn giáo của họ là tôn giáo của sự văn minh, sang trọng, Tây phương, hiện đại, tôn giáo dành cho trí thức, cho tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, bác sĩ, kỹ sư… Còn đạo Phật, thì họ luôn muốn thể hiện như một tôn giáo quê mùa, bình dân, lạc hậu, bùa chú, cúng quẩy…, tôn giáo của những thế kỷ trước ở làng quê, chỉ thích hợp với tầng lớp bình dân, tiểu thương, nông dân, phụ nữ buôn gánh bán bưng…

Yếu tố  cải đạo ở đây nằm ở chỗ nó  xác định nhóm đối tượng rõ ràng: đó là giới trí thức. Xác định phương thức rõ ràng: làm sao để đối tượng muốn tác động đến thấy đạo Phật không dành cho họ.

Vậy thì  đạo nào dành cho họ? Chúng ta đã bắt đầu đi vào vấn đề.

Trong kỹ  thuật tâm lý, thì muốn tác động tạo ra một thái độ tiêu cực đối với một đối tượng nào đó, thì ghét không phải là mục tiêu hàng đầu, mà khinh mới là điều quan trọng. Tạo được cảm giác khinh một đối tượng nào đó, là đã phá được mối quan hệ đối với đối tượng đó đến mức không còn hàn gắn được.

Làm cho người trí thức khinh một đạo Phật quê mùa, mê tín, lạc hậu đó là bước đầu của việc cải đạo. Đó là giai đoạn phá hoại mối quan hệ của họ đối với đạo Phật, bứt rời họ ra khỏi đạo Phật trước cái đã.

Đó là mục tiêu.

Còn về  phương tiện, để thực hiện mục tiêu đó, là kỹ thuật so sánh.

Đặt hai bức ảnh tối và sáng bên cạnh nhau thì ảnh tối có vẻ tối hơn và ảnh sáng có vẻ sáng hơn.

Thực ra hai bức ảnh đều y như vậy, không đổi thay gì nhưng sự hiện hữu song hành tạo ra ảo giác, mà đó là điều không tránh khỏi, bất cứ sự cảm nhận của ai cũng có sai lệch tất yếu như vậy.

Người ta không chỉ tạo một tình huống so sánh, mà cả những gì đem ra so sánh cũng được tính toán tinh vi.

Chúng tôi lấy một ví dụ gần gũi để bạn đọc dễ hình dung: Phía Thiên Chúa giáo có sở trường về âm nhạc. Họ thường tác động để tổ chức và khá nhiệt tình tham gia những buổi văn nghệ quần chúng giao lưu và mời phía Phật giáo tham gia.

Nói là  “quần chúng” thì cũng đúng, vì đâu có phải dùng lời ca điệu nhạc để thu tiền đâu? Nhưng ai cũng biết âm nhạc nhà thờ thì chuyên nghiệp đến mức nào.

Đến buổi văn nghệ “quần chúng” giao lưu ở địa phương, nhà thờ mang đến một dàn nhạc thính phòng, có piano, violin, organ…

Ban nhạc và đồng ca nhà thờ trình bày những bài nhạc phong trào địa phương, tất nhiên không dở, vì đàn hát đúng theo bản ký âm. Còn phía nhà chùa, thì tham gia phong trào văn nghệ “quần chúng” giao lưu ở địa phương bằng… vọng cổ, với đàn ghitar.

Trong chương trình văn nghệ quần chúng do địa phương tổ chức tất nhiên không thể có tính cách tôn giáo. Nhưng nhà thờ hòa tấu cả những bài nhạc thờ phụng (liturgical) và không dùng để thờ phụng (non-liturgical), mà dùng để nghe tạo hứng khởi cảm xúc tôn giáo như nhạc Phật giáo của ta, của các tác giả nhạc cổ điển hàng đầu như Bach, Schutz, Becthoven, Verdi, Mozart, Schubert… Hòa tấu nhạc cổ điển Tây phương… “quần chúng” thì ai nói được, phiền được. Nhưng nghe ra thì là… Ave Maria!

Đem nhạc cổ điển Tây phương ra trình bày song song với vọng cổ, thì chúng ta có thể đoán hiệu quả thế nào rồi. Khán giả là những ông già, bà lão nghe không được nhạc cổ điển Tây phương là điều tất nhiên. Còn giới trẻ, nhất là giới trẻ có học? Chắc chắn là có sự so sánh giữa 2 bên.

Cải  đạo không chỉ là hành động trong một thời điểm. Cải đạo là một quá trình và có thể kéo rất dài.

Mối quan hệ giữa việc cố ý thúc đẩy, trình bày hay khuyến khích thể hiện một đạo Phật phiến diện với hoạt động cải đạo là như vậy đó. Tinh ý lắm mới nhìn ra, sau nhiều tầng nghĩa.

Có thể  những tín đồ tôn giáo khác tham dự buổi diễn văn nghệ quần chúng đó được bảo trước là  phải vỗ tay thật kêu sau bài vọng cổ do phía nhà chùa trình bày. Phật tử hát càng nhiều bài vọng cổ nữa thì càng hay, càng dễ cho sự đối chiếu ở giới trẻ.

Nói buổi văn nghệ “quần chúng” giao lưu như trên là một hoạt động cải đạo, thì chắc có một số người không nhất trí, cũng như đối với bài Kỹ thuật cải đạo tín đồ Phật giáo: Khuếch đại một đạo Phật phiến diện trên các phương tiện truyền thông cũng sẽ có bạn đọc không chia sẻ.

Cũng xin quý  bạn đọc chú ý, một số tựa đề bài viết của chúng tôi không phải là câu xác định, mà là câu nghi vấn, luôn có dấu hỏi. Điều này hàm ý vấn đề có tính  chất tham khảo, cần được nghiên cứu, thảo luận, không phải là một xác quyết. Vì thế, nếu bạn  đọc có những bài viết mang tính thảo luận, thì  đó là điều rất tốt.

Việc mổ  xẻ các tầng ý nghĩa của một hoạt động không bao giờ là điều có thể kết luận ngay được, vì tầng ý nghĩa thứ ba, thứ  tư của một sự kiện có thể mâu thuẫn với tầng nghĩa thứ nhất, thứ hai.

Xin nhắc lại, cải đạo là một hoạt động do các chuyên gia người Âu Mỹ hàng đầu của các tôn giáo phương Tây nghiên cứu trong hàng nhiều thế kỷ, và  rút ra từ một thực tế hoạt động phong phú, với những đúc kết công phu về mặt khoa học. Đó không thể là điều lý giải ngay khi nhìn thoáng qua. Nhưng ghi nhận, đặt vấn đề và lưu tâm tìm hiểu luôn luôn không phải là thừa.

Nếu cho rằng cải đạo tín đồ Phật giáo chỉ giới hạn trong việc bảo rõ người theo đạo Phật hãy bỏ đạo Phật đi, là điều, có thể nói, là một sự ngây thơ. Nhiều “biện pháp tu từ” có thể được dùng để trình bày và tác động.

Mùa Giáng sinh, một Phật tử có thể được một người bạn tôn giáo khác tặng một bức tranh vẽ nhà thờ Đức Bà, một thắng cảnh ở Sài Gòn, vậy thôi. Bức tranh rất đẹp, nên treo trên tường thì tuyệt, nhất là từ dịp lễ Noel. Trong khung ảnh, trước nhà thờ, là tượng Đức Mẹ. Vậy thì xéo góc bàn thờ Phật và tổ tiên đã có ảnh Đức Mẹ. Không lâu sau, con của người Phật tử ấy, đang học chơi đàn organ, được tặng đến mấy tập Thánh nhạc.

Trong một dĩa video quay vào dịp tết, ghi hình đứa bé đánh đàn các bài trong tập Thánh nhạc được tặng, trên có hình Đức Mẹ. Đây có thể hiểu là một hành động không liên quan gì đến việc cải đạo hay không? Hay chỉ vô tình, ngẫu nhiên?

Mẹ của một người bạn tôi (bạn là bác sĩ) than thở  rằng bạn tôi được bệnh nhân Tin Lành cố gắng cải đạo nhiều lần. Nhưng dù không thành, thì  theo mẹ của bạn tôi, việc cải đạo cũng “thành công” trong ít ra một tháng trong năm. Tôi không hiểu thì được giải thích, một cây thông Noel rất đẹp, chắc chắn là rất đắt tiền và đặc biệt cao hơn đầu người, đã được tặng. Đầu tháng 12 đến qua tết dương lịch, nó được đặt ở phòng khách và trong suốt thời gian đó, treo cao nhất ngôi sao dẫn đường đến với Chúa và Thánh giá cách điệu. Nó che hết cả bàn thờ Phật và ông bà, từ ngoài cửa nhìn vào như y như nhà con chiên. Nghe nói Noel mới đây, bệnh nhân mãn tính Thiên Chúa giáo lại tiếp tục tri ân bác sĩ Phật tử bằng cách lại tặng bác sĩ hang đá, dĩ nhiên, rất đẹp, để khó mà bỏ đi. Cây thông, hang đá, ảnh đức mẹ, đủ bộ!

Trường hộp thư của chúng ta thỉnh thoảng có nhận được những câu danh ngôn không ghi rõ xuất xứ, tác giả và được đề nghị gởi tiếp đến 5,10 hay nhiều hơn những địa chỉ email khác càng tốt. Thấy cũng hay hay, nhiều người cũng gởi đi chia sẻ với bạn bè. Rồi đến một lúc nào đó, bất ngờ, chúng ta đọc thấy tên tác giả của các danh ngôn đó là thánh này, giáo hoàng kia, hay mục sư nọ…

Chúng tôi nghĩ rằng, nhìn nhận mọi vấn đề với tinh thần hộ pháp không bao giờ thừa. Nếu quá chủ quan, có thể bị người khác dẫn dụ lúc nào không biết.

Nhưng đã nói, thì cũng cẩn trọng ngược lại, tức luôn luôn là câu nghi vấn, cũng có thể là bẫy, nhưng cũng có thể không phải là bẫy.

Điều trước hết là mọi Phật tử chúng ta không nên chủ quan bỏ qua, khi đã phát nguyện tu hạnh hộ pháp.


Ý kiến của độc giả trên Phattuvietnam.net về bài viết

DK-Thành vào lúc 28/02/2010 23:16
avatar
Có thêm một vài kiến thức ,dù là võ đoán,về âm mưu cải đạo như những gì bài viết này đưa ra,rất hữu ích .Qua đó chúng ta có thể trang bị cho mình một tinh thần vững chãi ,một cách nhìn xuyên suốt trước những động thái cải đạo mà theo nhận định nhiều người là bất chấp liêm sĩ ,bất chấp phải quấy về cái "tôn giáo ác ôn"(voltaire)của mình .

Vâng ! Theo tôi ,vấn nạn đáng xấu hổ này(mình thấy được chứ bọn cuồng tín thấy...chết liền !)luôn là điều nhức nhối chẵng những riêng PGVN mà còn ảnh hưởng ,thậm chí tác hại không nhỏ đối với dân tộc VN mai sau .

Một bộ phận không nhỏ người PT hiểu đạo lờ mờ ,chỉ biết niệm,lạy Phật "cầu an gia đạo" chính là miếng mồi béo bở để bọn họ tìm đến "mang tin mừng" .Và những thành phần khác ,tuy cũng thờ Phật nhưng ngoài câu Nam Mô A Di Đà Phật ra chả biết,cần biết gì hơn,và dù miệng cứ lải nhải "Không theo Đạo nào cả " hay "tui theo đạo thờ ông bà" thế nhưng khi mình hay người thân tạ thế,làm ma chay ,nhất định không có vị Thầy dẫn ,đưa vong thì dường như đó không phải là một đám tang !Rất nực
cười cho cái nghịch lý lẩm cẩm này .

Chính vì những thành phần này ,các bài viết mang tính bác học ,hàn lâm về vấn nạn cải đạo vừa qua chưa chắc đã lọt tai được họ .Chúng ta nên "hạ thấp" chút xíu ,bình dân,gần gủi hơn mới có thể hy vọng đạt phần nào hiệu quả .Bài viết trên đây của tác giả Minh Thạnh cũng gần giống như vậy dẫu có đặt ra những vấn đề hết sức bình dân .

nguyên ngọc vào lúc 28/02/2010 23:36
avatar
là một Phật tử thuần thành có điều kiện học hành tử tế hiểu biết sâu rộng về đạo mình đang theo ngày ngày hành trì tu tập các pháp môn mà đức Phật đã dạy, những Phật tử như thế này TCG&TL đạo nào cãi được.
ngược lại là nhũng người Phật tử không có điều kiện để học giáo lý hiễu lơ mơ về tôn giáo mà mình đang theo ngày ngày không được hành trì tu tập các pháp môn không được gần gũi tăng chúng ,đạo tràng hoặc chẵng may nghèo khó ,đây là đối tượng có nhiều nguy cơ bị cãi đạo cũng nên thấy rằng cãi đạo là một chính sách nhất quán không bao giờ từ bõ cuảTCG&TL cho nên bản thân chúng ta những người phật tử phải biết tự bảo vệ lấy mình bảo vệ đạo tràng của mình ,giáo hội của mình trước các cái bẩy của tà đạo, bằng cách nâng cao hiểu biết về Phật pháp về kinh điển khi có điều kiện và thời gian hãy cố mà đọc, chắc chan không thừa .
Còn về phía Giáo hội chư vị lãnh đạo, phải có đường lối để lãnh đạo các GH địa phương về lãnh vực nầy ,quý thầy và quý Sư cô trụ trì phải thường xuyên quan tâm đến tín đồ của mình bằng cách nhắc nhở cãnh báo vấn đề cãi đạo đặc biệt quan tâm đến giới trẽ đến hôn nhân gia đình {hôn nhân dị giáo} có như thế may ra chúng ta có thể giãm thiểu hoặc vô hiệu hóa chương trình cãi đạo cũa TCG&TL.
hằng ngày trong cuộc sống chúng ta đau lòng nhìn thấy những phật tử bị mắc bẫy cãi đạo một lần như thế cha xứ và họ đạo rao thật to thật kêu rằng ông A hoặc bà B đã trở lại đạo rữa tội xong về nhà mở tiệc ăn mừng đãi đằng họ đạo .
mọi người vui say trong đám ấy có ai mang lòng trắc ẩn ngày hôm nay là ngày đọa lạc của một con người một con người từ bến ngộ trở lại cõi mê. Nếu TCG&TL là một tôn giáo tốt thì họ đâu cần thực thi bất kì thũ đoạn nào miễn sao đạt được mục đích cãi đạo , lúc nào họ cũng nuôi mộng thống trị nhân loại dìm nhân loại trong tối tăm bắt nhân loại phãi cống nạp cho mình đũ thứ 2000 năm qua đã gây quá nhiều tội ác với nhân loai hỏi TCG&TL có còn xứng đáng là một tôn giáo cũa nhân loại nửa hay không ,Các nhà khoa học các nhà thần học và rất nhiều Giáo sư tiến sỹ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và bài viết rất hay về cái tôn giáo này trên SACHHIEM.NET mời tất cả mọi người hãy ghé vào xem

Anh Tuan vào lúc 28/02/2010 23:59
avatar
Cải đạo có trăm ngàn cách. Hiện nay nhà thờ tin lành có một cách mà theo tôi thì rất đơn giản mà hiệu quả rất cao. Đó là họ phổ lời cho các làn điệu dân ca,hay những lời hát du của quê hương ,thay vì những lời nhạc hàm chứa tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người. Thì họ thay vào đó là những lời ngợi ca chúa, còn làn điệu thì vẫn giữ nguyên. Người nghe rất dễ thuộc vì những giai điệu đó đã được ăn sâu vào trong lòng người Việt từ khi mới lọt lòng.
Tác giả nêu vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều .Tại sao Phật giáo chúng ta còn rụt rè chuyện đưa âm nhạc vào trong nhà chùa...? trong khi đó âm nhạc là thế mạnh của một số tôn giáo khác.

Bạn Đọc vào lúc 01/03/2010 00:09
avatar
Người viết bài này cố tình đào sâu vào vấn đề cải đạo nhưng lại không tìm xem có cách nào để tìm ra giải pháp hay không? Tôi cho ông một thí dụ điển hình mà chính mắt tôi đã thấy Tại Metro supermarket ở Q.12, một nhóm thanh niên công khai truyền bá đức tin giữa chợ, kèm theo những hứa hẹn về lợi dưỡng, họ ca ngợi Thượng đế một cách cuồng nhiệt. Họ có quyền quảng cáo tôn giáo của họ, cho dù quảng cáo theo cách mì ăn liền. Điều tôi muốn nói là họ rất thực dụng, vật chất và đức tin song hành, chứ không quá lý tưởng như Phật giáo, đem những giáo lý cao siêu nói với những người đang thiếu gạo cơm.

tqh009 vào lúc 01/03/2010 12:59
avatar
Chớ có nói vậy, bạn đọc.
Nêu được vấn đề là đã giải quyết 50% vấn đề rồi. Phần còn lại là của chúng ta.
Đối với người chưa hiểu Phật giáo,thì trong mắt họ, qua cách họ nói, Phật giáo thật cao siêu. Nhưng thật sự là chưa có một tôn giáo nào đơn giản và thực tế như Phật giáo. Vượt trên mọi ngôn từ và đến cả với những người không một xu dính túi.
Vấn đề là làm thế nào để những người phức tạp hiểu được sự đơn giản này.

T Dũng vào lúc 01/03/2010 16:25
avatar
Lễ Phật Đản ta có thể làm những tấm thiệp vẽ rừng Lâm Tỳ Ni với khung cảnh đẹp.

Hiện tại âm nhạc dang dần đưa vào giáo hội rồi chỉ còn tuyển chọn nữa thôi

Do chúng ta cả

Mạnh Cường vào lúc 01/03/2010 22:01
avatar
Kính chào các Tăng Ni Phật tử quý mến!
Đúng là mỗi Phật tử ,mỗi Tăng Ni cần là một mhà hoàng pháp mọi lúc mọi nơi.
Tôi mong rằng hội nghị Ban hoàng pháp sắp tới chúng ta cần có một buổi giới thiệu các bài hát Tụng Niệm cũng như các tác phẩm âm nhạc mới về Phật giáo của các nhạc sĩ.Hiện nay Mùa Phật Đản chương trình văn nghệ đôi lúc các ca sĩ hát phải hát các phẩm chẳng liên quan gì đến Phật Đản.Trước tiên chúng ta cần chung tay tạo ra nhiều hoạt động XÃ HỘI HÓA LỄ PHẬT ĐẢN qua các hình thức:phổ biến văn bản treo cờ Phật giáo tại tư giaPhật tử,tổ chức xe hoa ,rước cộ Hoa ,xuất hiện càng nhiều các Ông Bụt Cô Tiên đi cùng xe hoa cùng các đoàn từ thiện đến phát quà giao lưu với các bạn trẻ...Cần thông báo Lịch trình xe hoa trên các phương tiện thông tin dể các Phật tử và đồng bào khách quốc tế tham dự...
Cuối cùng điều quan trọng nhất là TW GHPGcần Việt hóa Kinh Nhật tụngcó lồng các bài Hát Nhạc Kinh càng sớm càng tốt TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO

Hua Thau vào lúc 03/03/2010 01:47
avatar
Thưa quý đao hửu.
Tôi đã đọc qua nhiều bài viết của bạn Minh Thạnh về vấn đề cải đạo Phật tử, những bài viết rất hay và rất thực tế và bây giờ chúng ta hảy bắt tay vào việc bằng cách vận động chư Tăng ni và các chùa có tài chánh cao cùng nhau đóng góp để in ấn xuất bản, những sách báo, CD VCD và DVD co nội dung bài bác tất cả những điều dị đoan mê tín ra khỏi phật giáo, cho xuất bản và nhất là cuốn KHÔNG TIN NỔI trong Website của sách hiểm rồi tặng không cho tất cả CLB thanh thiếu niên Phật tử, đoàn viên nam nũ trong tất cả các GĐPT,đưa rộng tràn lan tới tất cả các chùa các phòng đọc sách trên toàn quốc từ thành thị dến thôn quê từ đồng ruộng tới núi rừng xa xôi hẻo lánh để cho tất cả mọi người cùng đọc cùng hiểu bộ măt thật của công giáo,Tin lành và tất cả các giáo phái thuộc về thiên chúa giáo, nhất là các em trong GĐPT, hảy để cho các huynh trưởng đọc thật kỷ cuốn KHÔNG TIN NỔI để tìm cách phân tích, so sánh giửa cái hay cái đẹp của trí tuệ và thưc tế của Đạo Phật và cái quá khích mê tín không thực tế của Thiên chúa giáo. Phật tử tại gia có kiến thức sâu rộng về phật pháp có điều kiện tài chánh thoải mái nên giúp quý tăng ni một tay bằng cách lựa chọn những CD, VCD, DVD kinh sách, tài liệu Phật giáo nghiêm túc để xin phép tác giả in ấn, copy ra và tặng không cho tất cả Phật tử đi chùa vào những dịp lể Phật giáo và đây chỉ một đề nghị thô thiển nếu có diều chi sơ sót xin quý vị cho thêm ý kiến. Nam mô Thường Tin Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát

minh ngọc vào lúc 03/03/2010 22:43
avatar
Dạo này, có một số người nhất là các bạn trẻ sính dùng ngoại ngữ. Câu cửa miệng của họ là "MY GOD" mà trong đầu họ cho là " KÊU TRỜI" (tỏ ý ngạc nhiên). Và như vậy, cũng chính từ sự vọng ngoại mà kém hiểu biết nên đã đánh đồng ÔNG TRỜI = DÊ SU. Mơi người cần lưu ý và thức tỉnh.

Theo PTVN

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch