Đời sống
Đời Sống Và Sự Thực Hành Hằng Ngày Của Người Phật Tử Phương Tây
Nguyên tác: Daily Life and Practice of Western Buddhists Riga, Latvia, July 2008 Tác giả: Alexander Berzin Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
17/03/2556 22:05 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Thế nên, nếu chúng ta là một hành giả Phật Pháp, khi chúng ta tỉnh giấc vào buổi sáng, điều rất quan trọng… nói về điều này trong nhiều luận điển…hãy thiết lập mục tiêu cho một ngày ấy. Động cơ của chúng ta là gì? Động cơ của chúng ta hãy nhớ là: “Ý định mà chúng ta cố gắng để đạt đến là gì? Tôi đang làm gì với đời sống của tôi? Cảm xúc nào phía sau điều ấy? Và rồi thì ý định thật sự theo đuổi mục tiêu ấy. Khi chúng ta thức dậy, lý tưởng nên là, “Cảm ơn Phật trời con đã không chết ttrong giấc ngủ đêm qua và kỳ diệu làm sao bây giờ con có nguyên một ngày phía trước mà con có thể hành động xa hơn theo con đường của Phật Pháp.” Hơn là than van, “Ối trời lại một ngày nữa.”

Cũng giống như thế khi chúng ta đi ngủ. Thay vì, “Ôi, cảm ơn trời, một ngày đã chấm dứt và tôi chỉ chờ mong rơi vào một giấc ngủ mà không biết gì nữa cả,” mà nên “Tôi trông mong mau tới sáng ngày mai để tiếp tục.” Do thế, toàn bộ điều này đưa đến việc gì? Nó đưa đến sự quy y. Nương tựa hay quy y. Chúng tôi không dùng từ ngữ nhiều bởi vì chúng tôi nghĩ rằng điều đang được thực sự nói đến là có một phương hướng trong đời sống chúng ta. Một phương hướng trong cuộc sống chúng ta mà nó là an toàn, là điều bảo vệ chúng ta khỏi khổ đau. Đấy là toàn bộ quan điểm về nương tựa hay quy y. Nó bảo vệ chúng ta khỏi khổ đau. Thế nên, chúng ta đang đi trong một phương hướng an toàn trong đời sống của chúng ta. Vì thế chúng ta tái khẳng định, “Đây là phương hướng tôi đang đi trong đời sống của tôi. Nó có ý nghĩa; nó có mục tiêu. Tôi đang hành động trong phương hướng của Phật Pháp – sự dừng lại thật sự của tất cả những cảm xúc phiền não, tất cả những sự bất giác, tất cả những si mê. Tôi đang hành động trong phương hướng ấy, tôi lìa bỏ tất cả những thứ tạp nhạp đó trong sự liên tục tâm thức của tôi mà nó là nguyên nhân cho quá nhiều rắc rối. Và để thực chứng và biến thành hiện thực tất cả những phẩm chất, tất cả những sự thông hiểu, và tất cả những phẩm chất tốt đẹp của tâm linh và v.v…, và nó sẽ mang đến sự chấm dứt hoàn toàn, sự chấm dứt thật sự [sự loại trừ vĩnh viễn những phiền não và chúng sẽ không bao giờ trở lại được].”

Cho dù chúng ta đang làm việc ấy vì lợi ích riêng tư hay chúng ta đang làm điều ấy vì lợi ích cho mọi người – cuối cùng, phương hướng an toàn là cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa. Thế nên, tốt, bất cứ thứ nào. Nhưng đấy là phương hướng mà chúng tôi đang ở trong ấy. Đấy là Pháp bảo. Cách mà những Đức Phật đã làm trong sự toàn vẹn, và cách mà những Thánh Tăng – đoàn thể Tăng già cao thượng, đấy là điều mà Tăng già đang nói đến – đã hoàn thành một phần. Vì thế, đấy là mục tiêu mà chúng tôi đang tìm cầu, và tại sao? À, chúng tôi chán ghét và thật sự không muốn tiếp tục khổ đau. Hay, thêm nữa, chúng tôi đang tìm cầu điều ấy, vì lòng bi mẫn đến những người khác đang khổ đau, thế thì có một cảm xúc nào đàng sau nó.

Phương hướng này trong cuộc đời chúng ta, phương hướng an toàn, điều này cần thiết để là điều gì thật sự rất là, rất là sâu sắc, rất là chủ quan. Điều này đã làm cho chúng ta là một Phật tử. Không chỉ là thể hiện là một người lịch sự, tử tế. Thêm vào là một người ân cần tử tế. Vì điều này là rất sâu sắc và rất chân thành…phương hướng này…không quá dễ dàng. Bởi vì những gì thật sự yêu cầu là việc hoàn toàn tin chắc rằng có thể đạt được điều này. Nếu bạn tin rằng điều ấy có thể, thế thì nó chỉ là mong ước trong suy tư cho điều gì đấy…à, chúng tôi không biết, nó chỉ là khả năng tưởng tượng, có phải không? “Chúng ta có thể trở thành một vị Phật, tôi có thể trở thành một vị Phật? Ối dào. Làm thế nào chúng ta hay tôi có thể trở thành một vị Phật?”

Vì thế, dĩ nhiên, như là một Phật tử trong lúc đầu, chúng ta sẽ không tin điều ấy là có thể. Chúng ta có thể có niểm tin, căn cứ trên người biết điều gì [đấy]? Uy đức của vị thầy hay bất cứ điều suy tư mong ước gì. Nhưng chúng ta cần phải hành động trên điều ấy. Hãy hành động thích đáng chắc chắn rằng điều này là thực sự có thể, rồi thì chúng ta có thể thật sự đặt toàn bộ con tim và năng lượng vào trong ấy. Trái lại thì không có nhiệt tâm. Và nó sẽ đòi hỏi một sự thông hiểu rộng lớn về tâm thức, sự liên tục của tinh thần, làm thế nào tự ngã tồn tại… nó có thể là một sự du hành của cái tôi…và một sự thông hiểu nào đấy về điều mà chúng ta gọi là Phật tính [9], những nhân tố làm chúng ta có thể trở thành một vị Phật. Ồ, điều ấy thật sự có nghĩa là gì?

Vì đây là phần làm việc của chúng ta, như một Phật tử. Để cố gắng thật sự hiểu biết về tất cả những điều này. Chúng rất là, rất là quan trọng, vì thế, phương hướng này mà chúng ta đang theo đuổi là điều gì ấy mà chúng trở nên rất là, rất là ổn cố trong chúng ta. Chúng ta hoàn toàn bị thuyết phục không chỉ rằng tôi muốn đi vào phương hường này, mà có thể đạt đến mục tiêu.

Vì thế, chúng ta bắt đầu một ngày với sự tái khẳng định khuynh hướng này. Và chúng ta kết thúc một ngày với một sự hồi hướng: với sự ôn lại những gì chúng ta đã hoàn tất suốt cả ngày. “Có phải tôi đã thực sự theo điều này? Tôi đã hành động như thế nào?” Chúng ta hành động phản lại điều này không, chúng ta có giận dữ không, v.v…thừa nhận điều ấy, sám hối [10], tịnh hóa, có những loại việc nào đấy chúng ta có thể làm nên sự hổ trợ ấy. Và bất cứ năng lực tích cực nào, bất cứ sự hiểu biết nào mà chúng ta thu thập được, hãy cung hiến hồi hướng cho sự đạt được những mục tiêu này. Vì vậy, chúng ta tái xác định mục tiêu và chúng ta cũng muốn tiếp tục trong ngày mai. Nhưng điều quan trọng là khuynh hướng này lúc bắt đầu một ngày và sự hồi hướng vào cuối ngày không giống như hai phía của một tủ sách: rằng chúng ta chỉ có điều gì ấy hổ trợ nó trên phía này, và điều gì đấy hổ trợ ở phía kia, và thế là xong. Nó không phải như thế. Tông Khách Ba Đại sư nói rằng, “Khuynh hướng này, động cơ này, cần phải luôn tâm niệm trong suốt cả ngày – không chỉ lúc bắt đầu, và không phải chỉ vào lúc kết thúc,” điều ấy có nghĩa là sự nhắc nhở chính mình về điều này là suốt cả ngày. Hãy nhớ lấy điều ấy [mục tiêu tu tập của chúng ta].

Nhất Hạnh Thiền sư có một phương pháp rất dễ thương cho điều ấy. Ngài có “Tiếng chuông tỉnh thức,” mà trong thời gian tu tập trong ngày, một tiếng chuông vang lên trong những thời gian bất chợt nào đấy và mọi người dừng lại trong một vài khoảnh khắc để trở về với chính niệm, với khuynh hướng, với động cơ [tu tập], v.v…Thế nên một trong những người học trò của tôi đã thiết lập chương trình cho chiếc điện thoại cầm tay của ông ta vì vậy chiếc phone tay có thể ban cho những tiếng bip bip vào những thời gian khác nhau trong ngày. Ông ta dùng điều này như tiếng chuông tỉnh thức của ông ta. Do vậy, có nhiều phương pháp mà chúng ta có thể áp dụng để giúp chúng ta nhớ lại thái độ, động cơ, quan điểm này, nếu nó không là một điều gì ấy tự động đến với chúng ta. Cũng có một tập quán để tái khẳng định sự quy y của chúng ta, phương hướng an toàn của chúng ta, và đảnh lễ phủ phục ba lần vào buổi sáng khi chúng ta thức dậy và vào buổi tối trước khi chúng ta đi ngủ. Rất tốt, rất hữu ích. Một cách rõ ràng, nếu chúng ta đi trên một chuyến máy bay qua đêm, chúng ta không bước ra giữa lối đi để mà đảnh lễ. Nếu chúng ta không thể làm điều ấy hay chúng ta ở trong quân đội, trong một lều trại quân sự, hay bất cứ điều gì, thế thì chúng ta chỉ chấp tay búp sen lại trong một tư thế cung kính và tưởng tượng rằng chúng ta đang thi lễ. Điều ấy cũng rất tốt [không khác gì chúng ta đang đảnh lễ trước bàn Phật]. Đấy là một trạng thái của tâm thức rất quan trọng.

Rồi thì, nếu chúng ta có khả năng, sau đó chúng ta sẽ sắm sửa những chén nước, những vật cúng dường, v.v…và một ít gì như một kệ thờ hay một bàn thờ. Nhưng trước hết, chúng ta quét dọn phòng. Đấy là một sự mở đầu cho toàn bộ [mục tiêu] của chúng ta: quét dọn phòng, làm sạch sẽ. Điều ấy rất quan trọng. Cung cách được giải thích là chúng ta biểu lộ sự tôn kính đến những vị khách danh dự mà chúng ta đang mời thỉnh vào trong chương trình tu tập hành thiền của chúng ta, như chư Phật, chư Bồ tát,v.v…Nếu Đức Phật thật sự đến nhà chúng ta bằng thân thể, chắc chắn chúng ta sẽ quét nhà, lau sàn, và chúng ta sẽ lựa chọn áo quần và sửa sang giường gối. Tương tự thế, chúng ta làm điều ấy trước giờ thiền tập buổi sáng.

Vì thế, đây là sự thực hành, mà chúng ta thực hiện và nó hổ trợ trên một mức độ khác. Do vì nếu môi trường chúng ta sạch sẽ và ngăn nắp, tâm thức chúng ta sẽ ảnh hưởng bởi điều đấy, và tâm thức trở nên ngăn nắp và thanh tịnh. Nếu môi trường chung quanh chúng ta hổn độn và nhơ uế, điều ấy có một sự tác động đến tâm thức chúng ta – cung cách suy nghĩ của mỗi chúng ta. Thế nên, một môi trường trật tự là rất hữu ích.

Sau đó, chúng ta cúng dường một vài thứ gì đấy. Thông thường là những chén nước. Chúng không cần phải làm bằng vàng; chúng không cần phải làm bằng bạc. Milarepa chỉ dùng chiếc ly uống nước của ngài. Chỉ là thứ gì đấy. Và nếu chúng ta cúng dường thực phẩm, chúng ta không để nó trên bàn thờ cho đến khi nó thiu thối rồi vứt bỏ nó. Chúng ta cúng trong một ngày, có thể hai ngày, [hay có thể chỉ sau một nén nhang] và rồi chúng ta ăn nó. Nước mà chúng ta cúng trong những cái chén, vào cuối một ngày, hoặc là chúng ta dùng nó để tưới cây…nhưng rõ ràng chúng ta không muốn làm cây cỏ úng thối vì quá nhiều nước…hay đổ nó vào bồn nước, nhưng không phải bồn cầu. Nói cách khác, chúng ta cố gắng để biểu lộ sự tôn kính cho những gì chúng ta đang làm. Điều ấy rất quan trọng. Điều ấy không chỉ tôn kính chư Phật, chư Bồ tát. Nó là sự tôn trọng chính chúng ta và tôn trọng cho con đường tâm linh của chúng ta.

Sau đó chúng ta có một ngày thực hành – rất là, rất là quan trọng. Nhưng thực hành hằng ngày, chúng tôi không nói ý nghĩa đơn thuần những gì chúng ta nói năng mà chúng ta thực hành suốt cả ngày dài và cố gắng để áp dụng những giáo huấn trong đời sống chúng ta, trong những trường hợp thực sự của cuộc sống. Nhưng cũng là, một buổi thiền tập nghi thức.