Tu học nhập môn
Cách ăn cơm trong đạo Phật - Lời dạy của Hòa Thượng Tuyên Hóa
21/11/2013 08:41 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Tại Chùa Kim Phật, lúc chúng ta dùng cơm, không có ai nói chuyện, như thế là để làm gì? Chính là để chuyên chú nhứt tâm của mình vào bữa ăn, không cho vọng tưởng điên đảo, chỉ chú tâm ăn cơm. Quý vị phải biết, con người chúng ta không biết cách ăn cơm, sẽ sanh ra bịnh; nếu như các vị biết phải ăn cơm thế nào, sẽ không bị bịnh. Quý vị biết ăn, tức có thể tiêu tai sống thọ, tăng trưởng phước huệ; quý vị không biết cách ăn, sẽ dễ sanh bịnh, chuốc phải một thứ bệnh khó chữa trị.  

Hiện nay trên thế giới rất nhiều người cùng có một chứng bịnh kỳ lạ; vì sao thế? Vì do họ không biết cách ăn uống, quý vị xem có nghiêm trọng hay không chứ? Trong lúc họ dùng cơm có bao nhiêu vọng tưởng khởi lên. Quý vị cứ nghĩ chữ “Tưởng” (vọng tưởng, nghĩ ngợi) đó chẳng có sao; nhưng một khi quý vị đã tưởng, thì cũng giống như trong công xưởng hóa chất vậy, thức ăn và vọng tưởng, trộn lẫn lộn với nhau, phát sanh ra một loại tác dụng phụ. Loại tác dụng này, nếu quý vị khởi vọng tưởng tốt thì chẳng cảm thấy có chuyện gì; nếu khởi vọng tưởng xấu, tức sẽ sanh ra một loại độc tố. Chẳng hạn trong lúc quý vị ăn cơm, dấy khởi vọng tưởng: tôi không có tiền, phải buôn lậu xì ke ma túy thuốc phiện, hay các thứ hàng cấm hại người, như thế có thể kiếm rất nhiều tiền; một khi vọng tưởng này khởi lên, luồng khí độc – trong hư không tự có một loại độc khí, cũng như một luồng điện, quý vị xem dòng điện vận tốc cực nhanh, vô hình mà mắt thường không thể thấy biết, cái hơi khí độc cũng không nhìn thấy được - quý vị vừa khởi vọng tưởng ấy lên, tức thì khí độc liền đến bên quý vị, bởi vì quý vị rước nó vào.  Một khi Nó vào được rồi, sau đó hằng ngày hằng bữa có cùng vọng tưởng này, ngày tháng chất chứa, thì sanh ra một thứ bịnh kỳ lạ, hoặc là sanh bệnh ung thư, hoặc có thể sanh đủ thứ bệnh, vì không biết ăn uống.  

Biết ăn là như thế nào? Trong lúc chúng ta ăn cơm phải tâm yên khí lặng, vọng tưởng gì cũng chẳng khởi, chỉ dùng pháp TAM-NIỆM, pháp NGŨ-QUÁN.

Tam niệm là gì?

Niệm thứ nhứt: Tôi dùng bữa ăn này xong, tôi “Nguyện dứt mọi điều ác”, từ bỏ tất cả các điều ác, tôi mới dùng bữa.

Niệm thứ hai: Phải nghĩ tôi “Nguyện tu tất cả các điều lành, hết thảy mọi điều lành, tôi đều phải làm. Nguyện dứt tất cả mọi điều ác, tức là không vì việc ác nhỏ mà làm, việc ác nhỏ li ti, tôi cũng không chịu làm. Nguyện tu tất cả điều lành, tức là không vì thiện nhỏ mà không chịu làm, đừng nghĩ điều thiện ấy là nhỏ bé, rồi không chịu làm. Bởi vì “Non cao chẳng thiếu mảy trần, từ hạt bụi nhỏ vun thành hòn núi cao.” Quý vị phải biết hạt bụi tuy nhỏ li ti, dồn chất lại thật nhiều, cũng trở thành ngọn núi , cho nên chúng ta làm việc tốt lành cũng y như vậy, chẳng có khác.

Niệm thứ ba: tức là tôi đã dứt hẳn điều ác, tu điều thiện rồi, sau đó tôi “Nguyện độ hết thảy chúng sanh”, tình nguyện cứu độ tất cả mọi chúng sanh. Phải có đủ ba niệm này. Vì cả ba niệm nầy đều là điều có lợi cho người. Quý vị không làm ác, chính là không hại người khác; quý vị làm điều thiện, chính là làm lợi ích cho kẻ khác; lại thêm độ chúng sanh, việc khiến mọi người lìa khổ được vui, đây đều là tư tưởng của người hành Bồ Tát đạo. Vậy thì đây là TAM-NIỆM, hôm nay giảng tam niệm thôi.  

Quý vị hiểu rõ cái chuyện ăn cơm rồi, cho nên “Nguyện dứt hết thảy ác, nguyện tu hết thảy lành, thề độ hết thảy chúng sanh”; có ba điều tâm niệm như thế, quý vị theo đó quán tưởng trong lúc dùng cơm, thì làm sao có thì giờ nói chuyện nhảm chứ? Cũng không thể có vọng tưởng khởi lên. Dùng xong một bữa cơm như thế, chắc chắn tiêu tai sống thọ, nhất định sẽ được tăng trưởng phước tuệ, cho nên quý vị đến KIM-SƠN-TỰ, đừng nghĩ là “Ồ! Sao mà nề nếp nghiêm khắc thế, ăn cơm cũng không được nói chuyện, đến nơi chốn nầy rồi, như thể vào trong tù giam không khác”; Không phải như quý vị nghĩ đâu, đây thật sự chính là dạy quý vị y theo Phật pháp để tu hành.  

Trích từ “Những lời pháp ngữ khai thị của Tuyên Hóa Thượng Nhân”

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch