25/09/2011 23:41 (GMT+7)
Đức Phật
có dạy về bốn con đường đưa ta đến thành công và sự viên mãn. Đức Phật gọi
chúng là tứ như ý túc, những con đường lúc nào cũng dẫn ta tiến tới. Chúng là
bốn phẩm hạnh đặc thù trong cá tính chúng ta, mà mỗi con đường phản ảnh một sức
mạnh đặc biệt. Nếu ta biết được phẩm hạnh nào là ưu điểm của mình, từ đó ta có
thể dựa trên sức mạnh sẵn có đó mà phát huy thêm và thực hiện được những gì cần
phải làm. |
23/09/2011 02:18 (GMT+7)
Bài này chỉ bàn thuần túy về chuyện Thiền ứng dụng trong xã hội hiện đại, và một số rắc rối liên hệ đang xảy ra trong xã hội Hoa Kỳ, kể cả cuộc tranh luận giữa các chuyên gia giaó dục về... những bất trắc mà chúng ta sẽ phân tích nơi đây. Đừng vội nghĩ rằng đây là chuyện của các chuyên gia hay của người quan tâm về Thiền, bởi vì những người con của bạn có thể cũng đang đọc, đang tìm hiểu và đang dò tìm thực tập. Rủi mà tập nhầm các pháp môn giáo phái đầy bất trắc, thì vừa có hại cho sức khỏe, mà lại mang tiếng oan cho các pháp môn Thiền của nhà Phật. |
21/09/2011 08:39 (GMT+7)
Kinh Ðại Bổn Di Ðà nói:
Một hôm Ðức Phật Thích Ca dung nhan khác lạ, ngài A Nan mới hỏi có nhân duyên
gì mà Ðức Thế Tôn hoan hỷ như vậy? Ðức Phật nói có pháp môn niệm Phật Di Ðà rất
thích hợp với chúng sanh, đặc biệt vào thời mạt pháp khi căn cơ chúng sanh bị
giới hạn đi nhiều và bất cứ ai cũng có thể trì niệm được. Ðây là nguyên do đầu
tiên. |
21/09/2011 08:36 (GMT+7)
Bát nhã Ba La mật đa Tâm kinh
gọi tắt là Bát nhã Tâm kinh hoặc Tâm kinh gồm 1 quyển. Năm Trinh Quán thứ 23
(649) Ðường Huyền Trang (600–664) dịch từ Phạn văn ra Hán văn, Sa môn Trí Nhân
ghi chép lại. Hiện tồn bản dịch sớm nhất do Cưu Ma La Thập (343-413) dịch gọi
là Ma
ha Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, gồm 1 cuốn. Từ đó tới nay Tâm
kinh được truyền dịch tại Trung Quốc ít nhất là 21 lần. Các cao tăng
học giả xưa nay chú, sớ kinh này nhiều không kể xiết. Ðược ghi chép trong Đại
Tạng Kinh hơn 80 loại(1). Song lưu hành rộng rãi nhất vẫn là
Bát
nhã Tâm kinh do Huyền Trang dịch, toàn kinh gồm 260 chữ. Xưa nay tụng
niệm hoặc chú giải đều dựa theo bản dịch này. |
20/09/2011 10:22 (GMT+7)
Tất cả mọi sự vật trong thế gian
này đều phải biến chuyển không ngừng: chúng luôn luôn sanh, trụ, dị, diệt hoặc
thành, trụ, hoại, không. Thế giới không một vật nào tồn tại vĩnh viễn và có thể
đứng yên một chỗ; tất cả đều vô thường, không những vô thường trong từng năm,
tháng, ngày, giờ mà còn vô thường trong từng sát-na sanh diệt. |
20/09/2011 10:20 (GMT+7)
Tích môn là bình diện tương đối, nơi có đi có tới, có sống
có chết. Khi chúng ta bắt đầu tiếp xúc với tích môn, chúng ta thường trở nên sợ
sệt. Ta sợ vì ta chưa hiểu rằng sinh tử là chuyện không có thật. Bụt dạy: “Cái
gì sinh thì sẽ diệt”. Nếu có sinh thì sẽ có tử. Nếu có bên phải thì cũng có bên
trái. Nếu có bắt đầu thì sẽ có chấm dứt. Ðó là cách mọi sự vật hiện bày ra trong
tích môn. Các tăng ni và phật tử thời Bụt còn tại thế đã thực tập nhận diện
sinh tử như những thực tại. |
19/09/2011 03:40 (GMT+7)
Muốn cho có đèn
sáng, cần phải làm ra luồng điện mạnh, làm ra cái đèn tốt, cũng như muốn được
thân trong sạch, muốn được cảnh vui vẻ, cần phải hành động một cách chánh đáng,
đó là lẽ tất nhiên; chớ cái làm cho chúng ta sống đây không thể kêu bằng chi
được, gượng mà phải gọi là "TÂM"; một điều chắc chắn là không phải
cái hồn tự một mình biết thương, biết ghét, biết thấy, biết nghe đâu. |
17/09/2011 03:14 (GMT+7)
Trong các bộ Kinh thường tụng,
Bát-Nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh là bộ được gần toàn thể Phật-tử thuộc lòng, nhưng
chỉ có một số thật ít biết rằng ngoài bản chúng ta hiện đọc do Ngài Huyền-Trang
dịch, còn nhiều bản dịch khác nữa. Vậy những bản khác ấy như thế nào, dịch giả
là ai và có chỗ sai khác quan trọng giữa nhau không? Đó là những câu hỏi mà
chúng tôi cố gắng trả lời trong bài khảo cứu ngắn ngủi này. |
17/09/2011 03:07 (GMT+7)
Matthieu Ricard, một nhà sư Tây
Tạng thuộc tu viện Shechen ở Nepal, đã đồng ý tham dự một cuộc thử nghiệm để
các nhà khoa học theo dõi những thay đổi của tế bào não bộ khi ông nhập định,
theo một chương trình nghiên cứu của đại học Winconsin. Ricard, pháp danh là
Oser, đã chịu vào nằm trong ống của máy chụp hình ba chiều fMRI, nhờ đó các nhà
tâm lý có thể theo dõi các biến đổi của não bộ bằng âm hưởng của từ trường,
thường dùng trong các phòng thí nghiệm. Ba mươi sáu năm trước đây, trước khi
thọ giới, Matthieu Ricard cũng là một nhà khoa học có nhiều triển vọng, đã đậu
tiến sĩ về sinh học di truyền tại viện Pasteur ở Paris. |
16/09/2011 06:26 (GMT+7)
Đây là bài pháp thoại của Hòa thượng Minh Châu nhân ngày Đại lễ Phật Đản 2525
(1981) tại Thiền viện Vạn Hạnh, Phú Nhận, Sài Gòn, giới thiệu Tăng Chi Bộ Kinh,
Tập II-A (bộ cũ), gồm các bài kinh trong Chương Bốn Pháp. |
14/09/2011 01:21 (GMT+7)
Pháp môn niệm Phật cầu vãng
sanh cõi tây phương Cực Lạc, vốn là đại sự cắt đứt dòng sanh tử. Vì vậy bảo
rằng niệm Phật liễu được sanh tử. Người đời nay phát tâm niệm Phật vì muốn cắt
đứt dòng sanh tử. Chỉ cần xưng danh hiệu Phật là có thể cắt đứt dòng sanh
tử. |
14/09/2011 01:16 (GMT+7)
Trong
kinh Bách Dụ, đức Thích Ca có kể một câu chuyện rất hay về kiến thủ kiến. Có một
nhà buôn trong khi đi vắng, ăn cướp vào đất làng và bắt cóc đứa con bốn tuổi của
ông đi. Khi trở về, ông thấy nhà mình cháy tan và bên trong nhà lại có tử thi của
một em bé cháy đen. |
12/09/2011 03:19 (GMT+7)
Những gì tôi sắp nói với quý vị
đặt căn bản trên các lời dạy của tôn sư tôi, Lão sư Đại Vân, mặc dù chính người
thuộc phái Tào Động, người vẫn không tìm được một bậc thầy tài năng thực sự
trong phái đó và vì thế mà người đã đến tu đầu tiên ở chùa Tung Nguyên (Shogen)
rồi đến chùa Nanzen, hai tự viện phái Lâm Tế. Ở chùa Nam thiền (Nanzen), kết
quả người đã nắm được mật nghĩa thâm sâu của thiền dưới sự hướng dẫn của Lão sư
Dokutan (Độc Đàm), một bậc sư xuất chúng. |
12/09/2011 03:17 (GMT+7)
Kinh Kim Cương thuộc văn hệ Bát
Nhã, văn hệ Bát Nhã nầy theo Ngài Thế Thân (Vasubandhu) một Nhà Phật học hết
sức uyên áo của Phật giáo Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ tư Tây lịch cho rằng, Pháp
tạng nầy đã được Đức Phật giảng dạy đầu tiên tại thành Vương Xá, bắt đầu từ năm
thứ năm, kể từ khi Đức Thế Tôn thành đạo và kinh Kim Cang Bát Nhã đã được Đức
Phật giảng dạy sau cùng trong văn hệ Bát Nhã |
11/09/2011 05:45 (GMT+7)
Ba pháp ấn là ba con dấu xác
nhận ba giáo nghĩa "Các hành vô thường, các pháp vô ngã, niết-bàn tịch
tịnh" là yếu lĩnh của Phật pháp. Nội dung này được thấy rất sớm trong phẩm
Tứ Đoạn Ý, KINH TĂNG NHẤT A-HÀM qua bốn nghĩa: "Các hành vô thường, các
hành đều khổ, các pháp vô ngã, niết-bàn ngưng nghỉ" thành bốn pháp ấn. Về
sau, các Luận sư đem "Các hành đều khổ" sáp nhập vào "Các hành
vô thường" thành ba pháp ấn. |
11/09/2011 05:40 (GMT+7)
Mật tông là một
trong những tông phái của Phật giáo, xuất phát từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ
VII, rồi sau đó được truyền bá sang Trung Hoa, Nhật Bản... và đặc biệt là phát
triển mạnh mẽ ở Tây Tạng. Ở Tây Tạng, Mật tông còn được gọi là Kim cương thừa. |
11/09/2011 05:39 (GMT+7)
Thật ra người tu không phải ham
tu là tu được, mà đòi hỏi phải thâm nhập Phật pháp cho sâu, sau đó ứng dụng tu
mới đạt kết quả tốt. Nếu chỉ biết tu mà không hiểu Phật pháp, đó là một thiếu
sót lớn, có thể dẫn đến nguy hại. Bởi người không hiểu Phật pháp dễ đi lệch
lạc, rơi vào tà đạo lúc nào không hay. Vì vậy đối với Tăng Ni cũng như Phật tử,
hiểu Phật pháp là mầu chốt trọng yếu trên đường tu. |
06/09/2011 07:49 (GMT+7)
“Tibetan Meditation Instructions”
là một bản văn cô đọng về Thiền Tây Tạng do Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14 viết cho
ấn bản điện tử của Tricycle, một tạp chí Phật Giáo tại Hoa Kỳ. Nơi đây, ngài
nói về pháp thiền này là hãy để tâm vào trạng thái tự nhiên, và hãy quán sát
tâm này – mà tâm là một thực thể, theo ngài, có tánh sáng và tánh biết |
01/09/2011 15:10 (GMT+7)
Paticca là “do bởi” hay “tùy thuộc nơi”; Samuppàda là “phát
sanh hay căn nguyên”. Cho nên, Paticca Samuppàda, theo ngữ nguyên là
“Phát sanh ... Tùy thuộc” hay “Căn nguyên Phát sanh”. |
|