01/04/2011 00:56 (GMT+7)
Đạo Phật rất hay, hay ở chổ là nói Pháp cho mình có trí huệ và có duyên lành rồi sau đó mình tỉnh thức và nương theo pháp môn để tu. Pháp môn tu thì có rất nhiều gồm 84000 pháp môn. Tùy theo căn cơ và hoàn cảnh của chúng sanh mà chọn pháp môn tu cho phù hợp mỗi cá nhân. |
31/03/2011 02:00 (GMT+7)
Tinh tấn không có nghĩa là dùng sức! Làm ơn đừng làm thân,
tâm quý vị kiệt quệ bằng việc ra sức thực hành. Khi thân hay tâm của quý
vị mệt mỏi, sự hiểu biết không phát triển được. Hãy thoải mái và an
tịnh. Chỉ cần hứng thú thôi. Tinh tấn cần được duy trì liên tục, đều đặn
nhưng không phải bằng dụng công. |
29/03/2011 09:54 (GMT+7)
Đạo Phật luôn đề cao tinh thần nhân quả, chúng ta
sống trong cuộc đời này đều là sống trong nhân quả. Cuộc sống chúng ta
hiện nay là thừa kế cái quả của đời trước, gọi là thừa kế nghiệp. |
29/03/2011 09:37 (GMT+7)
Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền (thiền tứ niệm
xứ). Quí vị cần phải biết một số điểm quan trọng trước khi bắt đầu thực
hành. Hành thiền có nghĩa là gì? Quý vị thực hành như thế nào? Trạng
thái tâm quan sát ra sao, thái độ thế nào? Mục đích hành thiền của quý
vị là gì? Quý vị cần có một ý niệm và mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu
thực hành. |
27/03/2011 03:48 (GMT+7)
Nói tới chuyện Nhân quả, một số người khinh thị, cho đó là lạc hậu, lỗi
thời, quê mùa giống như chuyện "Rắn báo oán" chẳng hạn. Thế nhưng luật
Nhân quả lại là định luật bất biến chi phối sự tồn vong của khoa học.
Nếu mai đây khí hydrogen và khí oxygen hợp lại mà không thành nước thì
khoa học sụp đổ, cuộc sống con người và thiên nhiên đảo lộn hoàn toàn. |
24/03/2011 01:31 (GMT+7)
Cuộc sống hàng ngày với những bộn bề lo âu luôn làm cho bạn
cảm thấy bị quá tải, tinh thần luôn ở trạng thái căng thẳng quá mức. Có
cách nào khiến bạn loại bỏ được những lo lắng để giúp cho tinh thần luôn
thoải mái, cất đi gáng nặng của những phiền muộn nặng nề?
Hãy cùng SSM và Thượng tọa Thích Viên Giác của chùa Từ Tân tìm hiểu các bạn nhé! |
22/03/2011 05:54 (GMT+7)
Bằng cách thiền tập hơi thở trong 10 hay 15 phút mỗi ngày,
chúng ta sẽ có thể giảm sự căng thẳng. Chúng ta sẽ kinh nghiệm một cảm
thọ tịch tĩnh, bao la bát ngát trong tâm, và nhiều vấn đề thường gặp của
chúng ta sẽ biến mất. |
19/03/2011 03:39 (GMT+7)
Ba
pháp ấn mà Phật dạy trong phẩm thứ 10 rất quan trọng: lên tòa Như Lai
là an trụ pháp Không, nhu hòa nhẫn nhục là hạnh và phát tâm đại từ bi;
đó là cốt lõi của hành giả Pháp Hoa. Và nếu thành tựu được Tam pháp ấn,
thì ai gần người này, tâm cũng được an và thấy hằng sa chư Phật. |
19/03/2011 03:33 (GMT+7)
THIỀN là duy trì và triển khai được cuộc sống an lạc, vui vẻ, yêu đời, không giận hờn, không sầu não… Song song với THIỀN, việc tập thể dục, như đi bộ, phối hợp với chế độ ăn uống lành mạnh thích hợp với cơ thể cũng rất cần cho sức khỏe của mỗi một chúng ta. Ước mong qúy độc giả đọc và áp dụng để cuộc sống được tốt đẹp hơn, bệnh tật mau lành hơn. |
18/03/2011 08:57 (GMT+7)
Viết bài này là một sự
mạo muội rất to lớn của tôi, nhưng có lẽ Bạn cũng thông cảm, vì đây chỉ
là những ý nghĩ vừa có tính cách phân tích vấn đề, vừa có tính đóng góp
về một cách thức, một phương pháp Thiền, hầu giúp cho Bạn kiện toàn được
phương thức Thiền của mình để chóng đạt kết quả. |
17/03/2011 04:33 (GMT+7)
Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh
nghiệm bạn ghét. Đừnglên án chính mình về các bất toàn và thất bại, bạn
hãy học để thấy rằng tất cả các hiện tượng trong tâm là những gì có thể
hiểu và để nó tự nhiên một cách toàn hảo. Hãy thực tập sự chấp nhận
không phân biệt vào mọi thời, và với lòng tôn kính mọi thứ mà bạn kinh
nghiệm. |
14/03/2011 05:20 (GMT+7)
Hành thiền giúp phát triển sự tỉnh thức và năng lực cần thiết để chuyển hóa các thói quen đã ăn sâu vào tâm ý. |
14/03/2011 05:09 (GMT+7)
A Di Đà Phật trong Phạn ngữ viết : Amitābha (Vô Lượng Quang)
và Amitāyus (Vô Lượng Thọ). Từ Nguyên ngữ A Di Đà Phật có 2 từ khác nhau
và không cùng nghĩa. Do đó, sự ra đời của những bài lược sử nói về Đức A
Di Đà có những góc độ và khía cạnh khác nhau, tùy theo mỗi thời kỳ lịch
sử. |
09/03/2011 03:51 (GMT+7)
Nghệ thuật thiền là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Ngay cả triết lý Thiền, hay tôn giáo thiền cũng chưa phải là những vấn
đề được đa số người Việt hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ. Trong khi đó,
tại một số nước trên thế giới, thiền đã là một khái niệm rất phổ biến.
Đặc biệt, ở Nhật Bản và Trung Hoa, thiền đã trở thành một triết lý sống,
một lối tư duy có ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống văn hóa xã hội. |
06/03/2011 14:01 (GMT+7)
Khi làm các Phật sự, chúng ta
thường nghĩ là được nhiều công đức và thường được tán dương đã làm được
vô lượng công đức, cho nên cứ tiếp tục làm hằng năm. Chúng ta hãy dành
thời gian để tìm hiểu một vấn đề khá quan trọng, đó là: "Công Ðức và
Phúc Ðức khác nhau thế nào?" |
04/03/2011 05:58 (GMT+7)
Thần chú tiếng phạn gọi là Mantra, bao gồm 2 chữ
"Man" nghĩa là năng lực suy nghiệm (Thần) và "tra" (hậu tố từ) nghĩa là
"chú = phương tiện" là lời, là tiếng, dùng làm phương tiện để diễn đạt. |
28/02/2011 23:53 (GMT+7)
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà
gọi là trược thế. Kiếp nhân sinh đầy ô trược và tai nạn: mưa gió trái
mùa, bão lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, biến đổi khí hậu gọi là kiếp
trược. |
21/02/2011 21:51 (GMT+7)
Đức Phật không có thành đạo, vì sao? Vì Phật là đạo và đạo là
Phật. Ngoài đạo không có Phật để thành và ngoài Phật không có đạo để
chứng. Thế thì tại sao, hàng năm vào ngày mồng tám tháng chạp âm lịch,
Tăng Ni Phật Tử Việt Nam thường long trọng tổ chức kỷ niệm ngày lễ Phật
thành đạo nhỉ? |
21/02/2011 21:49 (GMT+7)
"Shôma, người được xem là một tín đồ Tịnh Độ tông thuần khiết nhất ở Nhật. Có lần Shôma viếng một ngôi chùa quê. Vừa vào chánh điện, anh thõng chân nằm dài trước tượng A Di Đà. Một người trách anh thất kính, anh trả lời: "Tôi vào đây là trở về nhà cha mẹ tôi, còn anh bắt bẻ tôi như vậy chẳng qua anh chỉ là con rể trong nhà này thôi". |
18/02/2011 22:07 (GMT+7)
Chương trình thiền tập dựa trên thiền Phật giáo giúp giảm bạo lực tại nhà tù tại bang Alabama, Hoa Kỳ. |
|