Diễn đàn
Định quản lý "tiền công đức" nào?
Thích Giác Minh
01/04/2012 17:09 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái...bác" định quản lý công đức nào?
Thời gian qua, cả nước xôn xao và bàn luận về vấn đề Bộ Văn Hoá đang có đề nghị ban hành văn bản quản lý “Tiền Công Đức”. Được đọc các ý kiến phản hồi, thấy nhiều người vẫn nhầm lẫn khái niệm “Tiền Công Đức”. Xin đề nghị cần làm rõ: Đâu là “Tiền Công Đức”? Và quản lý “Tiền Công Đức” nào?

 
Đối với Phật Giáo thì từ xa xưa đến nay: Tiền do thập phương đem tới Chùa dâng lên cúng Phật rồi sau đó bỏ vào thùng để trong Chùa hoặc trực tiếp đem đến đưa cúng Chư Tăng thì đó là tiền "Cúng Dường Tam Bảo", dân gian còn gọi đó là tiền "Giọt Dầu" chứ ko phải là tiền "Công Đức"!
 
Nếu tiền công đức phải do Thí Chủ tự nguyện phát tâm ủng hộ vào việc cụ thể như: "Công đức cho việc xây dựng", "Công đức cho việc tô Tượng, đúc Chuông" hay "Công đức cho công tác tổ chức Lễ Hội" thì mới gọi là "Tiền Công Đức"!
 
Chúng ta cần phân biệt rõ:
 
1- Tiền Cúng dường Tam Bảo hay Cúng dàng Tam Bảo(chính xác là Cúng dưỡng Tam Bảo(供養三寶): Đây là số kinh phí do Thí Chủ tự nguyện đến Chùa lễ Phật - lạy Phật đem tới, với lòng thành kính góp một chút ít công sức nhỏ của mình để nuôi dưỡng Tam Bảo, trong đó có Tăng Chúng. Số kinh phí này dùng để nhà Chùa tự túc chi dùng trong các việc như: mua sắm Lễ Nghi cúng Phật, mua sắm đồ thờ Phật, mua sắm đồ dùng trong Chùa, chi trong sinh hoạt cũng như các hoạt động Phật Sự, in ấn Kinh Sách và nuôi dưỡng Tăng Chúng.
 
2- Tiền Giọt Dầu: Khi xưa chưa có điện phục vụ sinh hoạt. Nhà Chùa dùng đèn dầu để thờ Phật quanh năm(cả ngày lẫn đêm) cho nên Thí Chủ đến lễ Phật cũng muốn phát tâm góp một chút kinh phí nhỏ để nhà Chùa mua dầu thắp đèn thờ Phật và thắp đèn phục vụ sinh hoạt. Vì kinh phí nhỏ nên gọi là cúng tiền giọt dầu. Tiền này thường để trên ban thờ rồi sau đó nhà Chùa phải đi thu lượm bỏ vào hòm. Cách làm lễ này đã trở thành phong tục, tập quán của người dân đến nay vẫn còn duy trì. Kinh phí này hiện nay, các Chùa vẫn dùng để chi trả tiền điện thắp sáng và mua dầu thắp đèn thờ Phật cũng như chi trả tiền sử dụng điện, nước sinh hoạt của Chùa. Nhiều nơi, số tiền này: "Khoản thu, không bù được khoản chi"!
 
3- Tiền Công Đức Xây Dựng hoặc Tiền Công đức tô Tượng, đúc Chuông: Từ xưa đến nay vẫn được Thí Chủ dâng cúng nhằm mục đích xây dựng các công trình trong mọi Tự, Viện của Phật Giáo khi các cơ sở Tự, Viện xây dựng hoặc tạc Tượng Phật, sơn sửa Tượng Phật, đúc Chuông v.v... Số kinh phí này được các Chùa có Tăng Ni Trụ Trì thâu nhận và sử dụng đúng mục đích dưới sự giám sát của gia đình Thí Chủ cung tiến, cũng như sự giám sát của Phật tử và cộng đồng dân cư tại địa phương.
 
4- Tiền công đức cho Lễ Hội: Đây là kinh phí của nhân dân ủng hộ trong các Lễ Hội do các Ban Tổ Chức Lễ Hội lập bàn ghi nhận công đức. Kinh phí này dùng để chi trong việc tổ chức Lễ Hội như: In ấn quảng bá cho Lễ Hội, an ninh phục vụ trong Lễ Hội, chi phục vụ mọi hoạt động của Lễ Hội, chi để nuôi dưỡng Lễ Hội. Phần Công Đức cho Lễ Hội thường ở các Lễ Hội Đình, Đền có danh tiếng hoặc tại một số nơi có danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Những Lễ Hội lớn có thể thu được số lượng kinh phí lớn. Nhưng Lễ Hội thường có mùa hoặc một thời gian ngắn.
 
Vậy, việc Bộ Văn Hoá đang đề nghị ban hành văn bản quản lý "Tiền Công Đức" là quản lý tiền công đức nào? Sao chưa nói thật rõ? Nếu chỉ nói chung chung và mập mờ như vậy thì không khéo sẽ nhầm lẫn giữa "Tiền Công Đức Lễ Hội" của các Lễ Hội lớn với "Tiền Cúng Dàng Tam Bảo" của các Chùa thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, do những người con Phật(Tín đồ, Phật tử) dùng công sức và mồ hôi của họ tạo ra rồi đem về cúng dường để nuôi dưỡng Tam Bảo của họ!!!
 
Cần xem xét rõ!!!

Theo: PTVN

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch